Răng miệng của trẻ con rất nhạy cảm và non nớt vì thế việc bảo vệ sao cho bé có một sức khỏe răng miệng tốt là cả một vấn đề với các bà mẹ. Sau đây là danh sách những bệnh răng miệng ở trẻ dưới 2 tuổi thường gặp mà Nha Khoa Đăng Lưu liệt kê ra để giúp các bậc phụ huynh lưu ý và có cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.
Nội dung bài viết
Những bệnh răng miệng ở trẻ dưới 3 tuổi thường gặp
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường bắt gặp ở trẻ em nhất. Do khi còn nhỏ trẻ không thể tự làm vệ sinh răng miệng được vì thế tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bề mặt răng làm xuất hiện các lỗ nhỏ li ti không đều trên bề mặt răng miệng trẻ. Nếu phụ huynh để ý và phát hiện trên bề mặt răng miệng con có những lỗ nhỏ li ti thì nên đưa cháu tới nha khoa để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Sâu răng gây biến chứng tủy
Tình trạng sâu răng gây biến chứng tủy xảy ra khi mà trẻ bị sâu răng và không được điều trị kịp thời. Các lỗ sâu trên bề mặt răng sẽ gây nên những biến chứng làm ảnh hưởng đến tủy răng non nớt của trẻ. Làm xuất hiện những triệu chứng gây khó chịu cho trẻ như: Đau răng, không ăn nhai được, bỏ ăn, sút cân, sốt...và gây ra tình trạng sụt cân, trẻ đau ốm thường xuyên và xuất hiện dấu hiệu áp xe quanh răng.
Viêm nướu
Viêm nướu hay còn có tên gọi khác là viêm lợi xuất hiện thường xuyên ở những trẻ có độ tuổi từ 0 - 3 tuổi. Biểu hiện của bệnh là hơi thở hôi, vùng lợi viêm tấy đỏ sưng nề, chảy máu lợi...Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân và đặc biệt là làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng ổn định và tính thẩm mỹ khuôn miệng của trẻ sau này.
Chấn thương răng
Bé ở độ tuổi từ 0 - 3 tuổi là độ tuổi bé tập đi vì thế những bước chân chập chững sẽ làm bé vấp ngã nhiều. Cùng với những va chạm sẽ gây nên những chấn thương cho bé. Các chấn thương thường sẽ rải rác khắp cơ thể bé kể cả mặt mũi và miệng. Những chấn thương va chạm mạnh vào miệng sẽ làm bé bị tụt răng hoặc gãy răng sữa...những vấn đề này rất ảnh hưởng tới chức năng răng và tính thẩm mỹ của răng miệng bé.
Khi chăm sóc con trẻ nếu các mẹ thấy bé có những dấu hiệu bệnh lý của răng miệng thì nên đưa con đi khám sức khỏe nha khoa để chắc chắn rằng con có một sức khỏe răng miệng tốt với hàm răng chắc khỏe và đều đẹp.