Sai lệch khớp cắn là một dạng khiếm khuyết răng hàm biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau mà phổ biến là răng bị hô, bị móm và bị lệch lạc,...Việc sớm nhận diện loại sai lệch khớp cắn và tìm phương pháp khắc phục là điều vô cùng quan trọng giúp chúng ta có được hàm răng đều đẹp và chắc khỏe.
Răng bị lệch lạc, khớp cắn mất cân đối vừa làm biến dạng các đường nét trên gương mặt vừa khiến chức năng ăn nhai của khuôn hàm bị suy giảm. Vậy nên, hãy nhanh chóng giải quyết tình trạng sai lệch khớp cắn để đảm bảo chất lượng đời sống các bạn nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào gọi là sai khớp cắn?
Khớp cắn chuẩn là khi răng hàm trên hơi trùm lên răng hàm dưới một chút và răng hàm chạm sát vào nhau. Nói như vậy có nghĩa là những trường hợp nào khớp cắn có biểu hiện lệch chuẩn thì được gọi là sai khớp cắn. Và hiện tượng sai lệch khớp cắn được biểu hiện ở những mức độ và hình thái cụ thể dưới đây:
Sai khớp cắn loại 1
Ở mức độ 1 là tình trạng sai khớp cắn hô vẩu. Khi mắc phải khiếm khuyết này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:
Hàm trên bị đẩy ra trước khiến môi bị trề và miệng bị hô
Nhóm răng phía trong của 2 hàm vẫn tiếp xúc được với nhau
Nhóm răng phía trước của hàm trên sẽ bao phủ hoàn toàn hàm dưới
Sai khớp cắn loại 2
Trường hợp này thường được gọi là móm và dạng sai khớp cắn loại 2 với các đặc điểm nhận dạng như sau:
Cằm dưới bị chìa ra phía trước khiến gương mặt giống như hình lưỡi cày
Nhóm răng cửa hàm dưới ôm trọn răng cửa hàm trên
Nhóm răng hàm vẫn có thể tiếp xúc được với nhau
Sai khớp cắn loại 3
Khớp cắn đối đầu hay khớp cắn đối đỉnh là mức độ sai lệch khớp cắn loại 3. Khi khớp cắn bị đối đầu, nhiều người có thể bị nhầm khớp cắn chuẩn, thế nhưng bạn có phân biệt dựa vào những dấu hiệu sau:
Nhóm răng hàm không thể chạm nhau hoặc chạm rất ít
Răng cửa hai hàm tiếp xúc với nhau ở đỉnh răng
Sai khớp cắn loại 4
Ở mức độ 4 là khớp cắn hở. Đây là dạng sai khớp cắn khác biệt nhất với những biểu hiện dễ dàng phân biệt là:
Răng cửa hai hàm không chạm tới nhau tạo ra một khoảng hở hình tròn
Lưỡi bị lộ khi đóng miệng và răng không thể cắn xé thức ăn
Sai khớp cắn loại 5
Khớp cắn sai lệch loại 5 là khớp cắn sâu. Nếu nhóm răng cửa hàm trên che khuất hoàn toàn răng cửa hàm dưới và đỉnh răng cửa hàm dưới chạm tới nướu hàm trên thì bạn đang bị khớp cắn sâu rồi đấy nhé!
Sai khớp cắn loại 6
Loại sai khớp cắn cuối cùng là khớp cắn chéo khi nhóm răng hàm lẫn răng cửa đều bị xô lệch. Trên khuôn hàm, bạn có thể thấy răng vào ra rất lộn xộn không hẳn là hô mà cũng không hẳn là móm.
Tất nhiên, khi khớp cắn không cân đối như vậy thì chúng ta cần phải tiến hành chỉnh sửa ngay lập tức. Bởi vì, kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như thẩm mỹ.
Giải pháp khắc phục sai khớp cắn hiệu quả
Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ sai lệch khớp cắn để đưa ra cho khách hàng giải pháp điều trị tối ưu nhất:
Bọc răng sứ
Đối với trường hợp chỉ bị lệch khớp cắn nhẹ do các răng không đều thì bác sĩ có thể tiến hành bọc sứ để giúp hàm răng đều đẹp hơn. Phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, thế nhưng tuyệt đối không được lạm dụng cho tình trạng răng bị lệch lạc quá nhiều bởi sẽ phải mài đi phần lớn cùi răng thật.
Niềng răng chỉnh nha
Có thể nói, niềng răng là cách chữa lệch khớp cắn tuyệt vời nhất hiện nay. Kỹ thuật này giúp sắp xếp các răng đúng vị trí mà không cần mài răng như bọc sứ và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.
Phẫu thuật xương hàm
Chỉ định phẫu thuật xương hàm được đưa ra khi bác sĩ xác nhận nguyên nhân khiến khớp cắn của bạn bị sai lệch là do cấu trúc xương hàm. Do đó, phẫu thuật để nắn chỉnh xương hàm là lựa chọn lý tưởng để chấm dứt triệt để hiện tượng sai khớp cắn.
Để nhận dạng chính xác loại sai khớp cắn, bác sĩ sẽ chụp phim X – quang phân tích cấu trúc xương hàm và răng. Từ đó, bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu sẽ đưa ra giải pháp chỉnh khớp cắn tốt nhất cho mỗi khách hàng.