Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại nhà?

Lượt xem: 1966
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Dây cung niềng răng đâm vào má phải làm sao? Chào bác sĩ, hiện tại tôi đã niềng răng được 3 tháng, dạo gần đây có một vài lúc dây cung đâm vào má khiến tôi đau đớn, thậm chí còn có chảy máu. Tôi nên làm gì để giải quyết tình trạng này tại nhà vì hiện tại tôi không thể đến nha khoa để xử lý được - Bạn Phương Hoa chia sẻ.

Chào Phương Hoa!

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho các Y bác sĩ tại Nha Khoa Đăng Lưu. Chúng tôi đã ghi nhận thắc mắc của bạn và đã có câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi để biết cách khắc phục tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má nhé!

Dây cung niềng răng đâm vào má
Dây cung niềng răng đâm vào má*

Vì sao dây cung niềng răng đâm vào má?

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn Phương Hoa hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao dây cung lại đâm vào má. Trong quá trình niềng răng, có trường hợp bệnh nhân bị dây cung đâm vào má, nguyên nhân là do:

  • Tay nghề bác sĩ: Khi thực hiện quá trình chỉnh nha bác sĩ làm việc qua loa, không làm đúng kỹ thuật, không cắt sát, bẻ gọn dây cung cho bệnh nhân, điều này vô tình dẫn đến tình trạng dư dây cung, lâu ngày bị lỏng và tuột. Phần dây cung dư ra đâm vào má gây chảy máu, viêm loét, nhiễm trùng. Đó là lý do vì sao bạn cần phải tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để gửi gắm hàm răng của mình.
  • Đứt dây cung: Trường hợp hi hữu xảy ra do các tác động từ bên ngoài như chấn thương, thói quen ăn uống đồ cứng, trẻ nhỏ nghịch ngợm chạy nhảy bị té ngã làm bung dây cung ra khỏi hệ thống mắc cài và đâm vào trong khoang miệng gây chảy máu, đau nhức.
  • Răng dịch chuyển dẫn đến thừa dây cung: Trải qua quá trình niềng răng, nhờ vào lực kéo của dây cung mà răng dịch chuyển. Điều này cũng làm cho 2 đầu dây cung thừa ra tác động vào má gây tổn thương niêm mạc.
Vì sao dây cung niềng răng đâm vào má
Vì sao dây cung niềng răng đâm vào má*

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại nhà?

Nếu như chẳng may dây cung đâm vào má nhưng bạn Phương Hoa không đến bác sĩ để xử lý ngay được thì hãy áp dụng các cách sau đây:

Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại nhà
Cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má tại nhà*

Bôi thuốc giảm đau hoặc gel nha đam

Khi bị dây cung đâm vào má bạn hãy dùng thuốc giảm đau răng nướu Orajel hoặc Anbesol. Trước khi bôi bạn vệ sinh tay sạch sẽ, lấy một lượng vừa đủ bôi trực tiếp lên vết thương ngày 3 - 4 lần. Hai loại thuốc này đều nằm trong nhóm thuốc không kê đơn. Vì thế bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoăc hỏi ý kiến của dược sĩ trước khi dùng. Nếu bạn không có thuốc tê thì có thể sử dụng gel nha đam trong trường hợp này. Nha đam ngoài việc dùng để làm đẹp nó còn có công dụng chữa lành, diệt khuẩn nên sẽ làm dịu vết thương, giảm kích ứng khi bị dây cung niềng răng đâm vào má.

Sử dụng sáp nha khoa

Sáp nha khoa chính là sự lựa chọn tốt để khắc phục tình trạng này. Nó như một miếng lót đệm làm giảm lực ma sát của dây cung giúp hạn chế tổn thương trong khoang miệng. Sản phẩm này được bán phổ biến trong các tiệm thuốc tây, bạn mua về và thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hết mảng bám, thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng, sau đó rửa tay thật sạch.
  • Bước 2: Bạn làm khô hệ thống mắc cài, dây cung và vùng má bị tổn thương.
  • Bước 3: Lấy một lượng sáp nhỏ (khoảng bằng 1 hạt đậu) sau đó vo thành viên bi.
  • Bước 4: Bạn đặt viên bi sáp đó lên ngón tay rồi đưa vào vị trí đầu dây cung, sau đó ấn nhẹ để cố định lại.
  • Bước 5: Trước khi ăn bạn gỡ viên sáp cũ ra, ăn xong bạn làm một viên sáp mới thay thế.
Sử dụng sáp nha khoa
Sử dụng sáp nha khoa*

Dùng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý là cách đơn giản để khử khuẩn tại nhà khi bị dây cung đâm vào má chảy máu. Bạn thực hiện súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, bạn lặp lại liên tục khoảng 3 - 4 lần hoặc dừng lại khi thấy khoang miệng dễ chịu hơn.

Sửa dây cung bằng các dụng cụ sẵn có

Trong trường hợp dây cung niềng răng đâm vào má do bị trượt ra khỏi mắc cài thì bạn có thể xử lý dựa vào các dụng cụ sẵn có như bút chì và nhíp. Cách làm như sau:

  • Bút chì: Bạn sử dụng đầu tẩy của nó để đẩy nhẹ dây cung dư thừa ra rồi uốn cong lại để dây cung không còn đâm vào má.
  • Nhíp: Bạn đẩy phần dây cung bị bung về đúng vị trí ban đầu hoặc bẻ cong phần dây bị thừa ở phía trong.

Hãy nhớ trước khi sử dụng những dụng cụ này bạn cần phải vệ sinh chúng thật sạch sẽ.

Lưu ý: Ngoài các cách xử lý dây cung đâm vào má tại nhà được nêu ở trên bạn Phương Hoa không tự ý cắt bỏ đi phần dây cung bị thừa bởi bạn không có đủ kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực nha khoa nên rất có thể sẽ làm cho tình trạng hiện tại tồi tệ hơn. Những cách khắc phục này chỉ là tạm thời, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Dây cung niềng răng đâm vào má làm tổn thương niêm mạc, gây đau nhức, chảy máu và viêm nhiễm khiến cho bệnh nhân rất khó chịu. Vì thế nếu gặp tình trạng này mà không thể tự xử lý tại nhà bạn hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ nhé!