Cao răng có mấy cấp độ? Cách nhận biết

Lượt xem: 1622
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cao răng có mấy cấp độ? Làm sao để biết mảng bám trên thân răng của bạn đang ở cấp độ mấy? Bệnh nhân hoàn toàn có thể xác định được mức độ nặng nhẹ của cao răng bám trên thân răng. Bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ biết được các cấp độ hình thành cao răng và hướng xử lý hiệu quả, sớm có được hàm răng trắng đẹp như ý.

Các mảng bám trên thân răng là nguồn cơn của nhiều bệnh lý về răng miệng. Vậy cao răng có mấy cấp độ? Mức độ nặng nhất của cao răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Tham khảo những thông tin mà chúng tôi tổng hợp bạn sẽ biết mình cần làm gì để loại bỏ cao răng an toàn, hiệu quả.

cao răng có bao nhiêu cấp độ
Cao răng có bao nhiêu cấp độ*

Cao răng thực chất là gì?

Cao răng là những mảng bám được hình thành sau quá trình ăn uống của bạn. Bạn thấy đấy, chúng ta không thể nào loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn dư thừa, đặc biệt là các mảng thức ăn mắc sâu trong kẽ răng. Một khoảng thời gian sau, mảng bám bị vôi hóa tạo ra cao răng dính chặt trên thân răng, chân răng, tạo ra ổ vi khuẩn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của bạn.

Việc đi lấy cao răng sẽ giúp bạn tránh được những bệnh lý không mong muốn, bảo vệ sức khỏe dài lâu. Dĩ nhiên bạn có thể tự lấy cao răng tại nhà hoặc đến phòng khám để bác sĩ hỗ trợ. Nhưng trước hết, bạn phải xác định được cao răng của mình đang nằm ở cấp độ mấy rồi hãy đưa ra quyết định.

Cao răng có mấy cấp độ?

Muốn tìm ra giải pháp lấy cao răng phù hợp bạn cần biết cao răng có mấy cấp độ và bạn đang nằm ở cấp độ nào. Tùy thuộc vào sự phát triển của cao răng trong khoang miệng mà người ta chia làm 4 cấp độ cụ thể như sau:

Cao răng độ 1

Cao răng cấp độ 1 là những mảng bám chỉ vừa hình thành, vì còn nằm trong giai đoạn mới phát triển nên cao răng có màu trắng hoặc vàng nhạt. Bạn để ý kỹ mới nhìn thấy bởi chúng trùng với màu răng tự nhiên. Cao răng độ 1 có thể xử lý nhanh chóng ngay tại nhà nếu bạn phát hiện sớm. Lúc này, mức độ bám dính của cao răng chưa cao, các tác động lên răng miệng cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh nhân chần chừ và không quan tâm đến cao răng thì chúng tiếp tục phát triển lên cấp độ tiếp theo.

cao răng cấp độ 1
Cao răng cấp độ 1*

Cao răng độ 2

Cao răng hình thành và phát triển nhanh lên cấp độ thứ 2, mảng bám dày khoảng 2mm, chúng tích tụ nhiều trên thân răng, chân răng. Bệnh nhân đã có thể phát hiện ra sự tồn tại của mảng bám do chúng chuyển sang màu vàng. Mảng bám có xu hướng dính chặt trên thân răng nên khó loại bỏ chúng bằng việc đánh răng. Bạn cần lấy cao răng tại nhà với những biện pháp thông thường. Cũng giống như cấp độ 1, cấp độ thứ 2 chưa gây ra vấn đề gì nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu nhẹ, hơi thở có mùi hôi dù đã đánh răng.

cao răng cấp độ 2
Cao răng cấp độ 2*

Cao răng độ 3

Bạn đã có thể phát hiện ra vôi răng khi chúng chuyển sang cấp độ 3, lúc này cao răng dày, có màu vàng đậm hơn, dính nhiều trên bề mặt răng của bạn. Dù bạn có chải răng đều đặn hay áp dụng cách lấy vôi răng tại nhà cũng không thể loại bỏ hết mảng bám này.

Bên cạnh đó, cao răng bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến khoang miệng của bạn, những bệnh lý như hôi miệng, viêm nha chu, bệnh sâu răng, chân răng bị tổn thương, viêm nướu, chảy máu chân răng,... có thể xuất hiện.

Cao răng nằm ở cấp độ 3 đã có những tác động tiêu cực tới sức khỏe nên bệnh nhân phải tìm hướng xử lý nhanh chóng. Nếu bạn chậm trễ vôi răng tiếp tục bám chặt hơn và chuyển sang mức độ nặng nhất.

cao răng cấp độ 3
Cao răng cấp độ 3*

Cao răng độ 4

Bệnh nhân bước vào giai đoạn này sẽ thấy mảng bám không còn là màu vàng nữa, chúng chuyển sang màu đen rất mất thẩm mỹ. Vi khuẩn tồn đọng gây ra nhiều bệnh lý, vùng nướu bị vi khuẩn tấn công nên dễ sưng viêm bất thường.

Vì đã có thời gian bám lâu trên răng nên vôi răng ăn sâu vào cấu trúc răng, khiến men răng bị mòn. Hầu hết những người đang có cao răng nằm ở mức độ 4 sẽ bị sâu răng, thậm chí là viêm tủy, răng rụng sớm, xương hàm bị ảnh hưởng.

cao răng cấp độ 4
Cao răng cấp độ 4*
Bệnh nhân thường bị chảy máu chân răng hãy tham khảo bài viết: Chảy máu chân răng và cách điều trị

Xử lý cao răng theo từng cấp độ

Nếu cứ để các mảng bám tồn tại trên răng của bạn mà không tìm hướng xử lý nhanh chóng sẽ khiến bạn mắc phải nhiều bệnh lý về răng miệng. Để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tấn công gây hại men răng, khiến răng rụng sớm và nhiễm trùng khoang miệng bạn hãy tham khảo các cách xử lý cao răng theo từng cấp độ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Lấy cao răng khi mới hình thành

Trong trường hợp cao răng của bạn chỉ mới hình thành, nằm trong cấp độ 1 thì việc xử lý không quá khó khăn. Lúc này cao răng còn mỏng, ít, chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách bạn dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi thân răng. Lấy mảng bám ở cấp độ 1 qua những việc làm như:

  • Bệnh nhân duy trì thói quen đánh răng sáng - tối, kết hợp thêm chỉ nha khoa, tăm nước để đánh bật mảng bám tồn tại sau khi ăn.
  • Những món ăn chứa nhiều đường là nguồn cơn gây ra mảng bám cứng đầu. Vậy nên bạn hãy hạn chế những thực phẩm này. Nếu như bắt buộc phải ăn, bạn cần súc miệng sạch sẽ, đánh răng để làm sạch mảng bám.

Như vậy, khi nhận thấy cao răng chỉ vừa mới bám trên thân răng bạn hãy chọn bàn chải lông mềm, thực hiện chải răng theo phương dọc, kết hợp với kem đánh răng than hoạt tính sẽ đánh bay cao răng. Lưu ý, chải răng quá mạnh mà sai cách có thể làm hại tới men răng của bạn. Ngoài ra, bạn nên đầu tư một chiếc bàn chải điện để lực rung tự động loại bỏ mảng bám tốt hơn.

xử lý cao răng tại nhà
Xử lý cao răng tại nhà*

Xử lý cao răng tại nhà khi chúng ở cấp độ 2

Việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ cao răng và ngăn ngừa nhiều bệnh răng miệng. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh răng thôi thì không thể làm sạch hết những mảng bám ở cấp độ 2. Lúc này, bạn cần phải kết hợp giữa đánh răng và thực hiện lấy cao răng tại nhà bằng một số nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Tham khảo một vài cách lấy cao răng mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây:

Dùng chanh để lấy cao răng: Axit có trong chanh sẽ cắt đứt mảng bám trên thân răng, khiến chúng rơi ra. Thường thì chanh và muối là cặp nguyên liệu đánh bay cao răng hiệu quả. Bạn sử dụng nước cốt chanh trộn với một ít muối thoa lên thân răng, rồi đánh răng nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng tới men răng của bạn.

Sử dụng Baking Soda để lấy cao răng: Chất này có tính tẩy rửa cao, khi chúng gặp vôi răng sẽ cắt đứt liên kết, loại bỏ cao răng. Nếu bạn sử dụng Baking Soda với liều lượng phù hợp thì men răng không bị ảnh hưởng, làm sạch mảng bám xong bạn súc miệng lại bằng nước sạch.

Dùng muối để tẩy cao răng tại nhà: Cách này cũng mang đến hiệu quả làm sạch cao, bởi vì muối có tính sát khuẩn vượt trội, ngăn ngừa những bệnh lý không mong muốn do vi khuẩn có hại gây ra. Bạn kết hợp muối với giấm ăn, kem đánh răng hoặc vỏ chuối,... thì khả năng làm sạch sẽ tốt hơn.

Sử dụng dầu dừa: Phương pháp loại bỏ cao răng bằng dầu dừa cũng được áp dụng trong trường hợp mảng bám đang ở cấp độ 2. Dầu dừa lành tính, chúng không gây ra kích ứng hay khó chịu gì khi sử dụng nên bệnh nhân dễ dàng loại bỏ cao răng.

Bạn cần phải linh hoạt giữa việc lấy cao răng tại nhà và vệ sinh răng miệng để có hàm răng trắng đẹp, mảng bám được lấy sạch hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì.

Người bệnh bị sâu răng lâu năm, vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng, gây viêm tủy, chết tủy hãy nhanh chóng điều trị răng chết tủy

Lấy cao răng tại nha khoa nếu đang ở cấp độ 3, 4

Khi mảng bám của bạn đã tồn tại lâu năm, chuyển sang màu vàng đậm, màu sẫm đen thì không thể tự xử lý ở nhà nữa rồi. Bạn phải tới phòng khám nha khoa uy tín, thực hiện lấy cao răng bằng phương pháp hiện đại, phá vỡ liên kết và loại bỏ nhanh chóng mảng bám cứng đầu trên răng của bạn. Quá trình lấy cao răng tại nha khoa:

xử lý cao răng tại nha khoa
Xử lý cao răng tại nha khoa*
  • Thăm khám: Bác sĩ phải nắm rõ tình hình răng miệng của bạn, xem xét mức độ của cao răng đang bám dính trên thân răng. Sau đó mới đưa ra phương án xử lý cao răng phù hợp, không để bạn phải “đau đầu” về những mảng bám này nữa.
  • Vệ sinh răng miệng: Bác sĩ dùng nước súc miệng, sát trùng khoang miệng của bạn, tránh trường hợp xảy ra viêm nhiễm khi thực hiện cạo vôi răng.
  • Lấy cao răng: Hầu hết các phòng khám nha khoa hiện nay sẽ áp dụng phương pháp lấy cao răng bằng sóng siêu âm, kết hợp với những vật dụng y khoa đã được sát trùng kỹ càng.
  • Đánh bóng răng: Khi cao răng đã được lấy sạch, bác sĩ tiếp tục đánh bóng răng và để giúp hàm răng của bạn được trắng sáng hơn.

Kiểm tra lại và dặn dò vệ sinh răng miệng: Sau khi kết thúc quá trình cạo vôi răng, đánh bóng răng bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa. Rồi sau đó dặn dò về chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng để sở hữu hàm răng trắng đẹp, nụ cười tự tin.

Có một sự thật bạn cần phải biết, đó là dù cao răng đã được loại bỏ, nhưng chúng sẽ xuất hiện trở lại vì bạn vẫn phải nhai thức ăn mỗi ngày. Bạn hãy hạn chế thực phẩm dễ bám màu, những món ăn chứa nhiều đường, không hút thuốc lá, uống rượu bia,... để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Sau khi lấy cao răng về bạn có cảm giác hơi ê buốt một chút, nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt nhanh thôi.

Cao răng có mấy cấp độ đã được bài viết cung cấp cụ thể, chúng tôi còn giải thích chi tiết để bạn hiểu hơn về sự hình thành của mảng bám trên thân răng. Nếu bạn đang không biết phải xử lý cao răng như thế nào hãy đến phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu. Bác sĩ sẽ giúp bạn lấy cao răng hiệu quả, không gây đau đớn hay chảy máu quá nhiều và nhanh chóng giải quyết các vấn đề về răng miệng.