Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì ở trẻ?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.6/5 - (45 bình chọn)

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu chân răng? Và bệnh lý răng miệng nào thường gặp ở trẻ em? Đây là những câu hỏi mà Nha Khoa Đăng Lưu nhận được nhiều nhất từ các bậc phụ huynh, khi phát hiện con trẻ thường xuyên chảy máu chân răng và những biểu hiện khác liên quan đến răng miệng.

Chảy máu nướu thường xuyên khi đánh răng là tình trạng nhiều người gặp phải ở mọi độ tuổi kể cả trẻ em. Đây là dấu hiệu cho thấy răng miệng và cơ thể của trẻ đang có vấn đề đáng lo ngại. Do đó, khi phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng không đáng có.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 1
Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì ở trẻ*

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì?

Đối với người bình thường, nướu có màu hồng, săn chắc và rất khó chảy máu ngay cả khi dùng lực mạnh để đánh răng. Do đó, nếu nướu tự nhiên chảy máu khi đánh răng thì chắc chắn trẻ đang gặp phải vấn đề về răng miệng hoặc đây là sự báo động từ cơ thể.

Nhiều phụ huynh cho rằng con trẻ đang thiếu vitamin C và tự ý bổ sung bằng thuốc hoặc thực phẩm, tuy nhiên có thể đây chỉ là một phần lý do dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Hầu hết các bệnh lý khiến chân răng bị chảy máu đều có nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn có hại tồn tại lâu ngày trong khoang miệng của trẻ.

Vậy chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý dẫn đến tình trạng bị chảy máu khi đánh răng ở trẻ.

Viêm nướu

Chảy máu lợi khi đánh răng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm lợi. Tình trạng viêm lợi do mảng bám tích tụ lâu ngày ở chân răng, tạo môi trường cho vi khuẩn trú ẩn, khiến viền nướu dễ bị kích ứng, viêm sưng, khi đánh răng bị chảy máu dù chỉ dùng lực nhẹ.

Viêm nha chu

Viêm nha chu ở trẻ em khiến cho vùng mô mềm quanh chân răng bị tổn thương, viêm sưng, đau nhức, làm cấu trúc xương hàm ngày càng suy yếu và xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Nghiêm trọng hơn, viêm nha chu còn khiến trẻ dễ bị tụt nướu, nhiễm trùng, răng lung lay và hôi miệng.

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập vào phần sâu trong răng do sâu răng, nứt răng hoặc các bệnh lý xuất phát từ nướu. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị áp xe răng đó là chảy máu chân răng, sưng đỏ nướu và đau nhức. Nếu phát hiện vùng má bị sưng thì tình trạng áp xe răng đã trở nên nghiêm trọng và cần sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 2
Áp xe răng gây chảy máu*

Ung thư khoang miệng

Chảy máu răng khi đánh răng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư khoang miệng. Ngoài ra, những dấu hiệu kèm theo có thể là sưng nướu, nổi hạch, đau nhức chân răng… ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Đây là một căn bệnh ác tính, nguy hiểm và có các triệu chứng tương tự như bệnh lý thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan, không để ý. Do đó, khi có những biểu hiện này, nên đưa trẻ đến trực tiếp thăm khám tại nha khoa uy tín.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Thực phẩm mà các bậc cha mẹ cung cấp cho cơ thể của trẻ mỗi ngày là một trong những nguyên nhân làm kích ứng nướu và gây ra hiện tượng đánh răng bị chảy máu. Do đó, phụ huynh nên chú ý xây dựng các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cho cơ thể trẻ được phát triển toàn diện. Đặc biệt là các chất như vitamin C, K, canxi để giúp trẻ duy trì một sức khỏe răng miệng tốt.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 3
Chảy máu khi đánh răng bệnh gì*

Một số nguyên nhân khác gây chảy máu lợi khi đánh răng

Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, gan, ung thư… có thể khiến phần lợi bị nhạy cảm hơn người bình thường. Do đó, nướu của trẻ cũng dễ bị chảy máu khi đánh răng hay chỉ cần va chạm nhẹ.

  • Phẫu thuật nha khoa: Trẻ em sau khi được thực hiện các kỹ thuật nha khoa như nhổ răng, điều trị tuỷ… cũng thường gặp phải tình trạng chảy máu nướu khi đánh răng do vết thương chưa lành.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Điều này thể hiện qua cách thức làm sạch và công cụ sử dụng hàng ngày. Thao tác đánh răng quá mạnh, sai hướng và lặp lại nhiều lần sẽ khiến phần nướu bị tổn thương. Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải có lông quá cứng hay tăm truyền thống cũng dễ làm tổn thương nướu. Do đó, trẻ nên sử dụng bàn chải có lông mềm mỏng, đánh răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, mảng bám trong khoang miệng, hạn chế tối đa việc gây tổn thương nướu.
  • Sốt xuất huyết: Hiện tượng chảy máu nướu thường xuất hiện vào 1-2 ngày đầu, khi cơ thể sốt cao do sốt xuất huyết. Các triệu chứng kèm theo có thể là đau bụng, nôn ói…

>> NẾU TRẺ CÓ HÀM RĂNG MỌC KHẤP KHỂNH KHÔNG ĐỀU THÌ BẠN HÃY ĐƯA CON ĐI NIỀNG RĂNG, TÌM HIỂU CHI PHÍ NIỀNG RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT

Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu chân răng?

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Và phải làm sao khi trẻ bị chảy máu răng? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia răng hàm mặt, nếu trẻ bị chảy máu chân răng thường xuyên thì không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, để khắc phục tạm thời vấn đề chảy máu chân răng cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Dùng băng gạc y tế

Khi trẻ bị chảy máu chân răng, phụ huynh nên sử dụng gạc y tế đã tiệt trùng, ấn nhẹ và giữ ở vị trí đó khoảng 15 đến 20 phút để cầm máu. Ngoài ra, phụ huynh có thể làm ấm hoặc làm mát miếng gạc trước khi sử dụng, điều này giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn và khiến trẻ dễ chịu hơn.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 4
Dùng băng gạc y tế*

Sử dụng nước súc miệng

Phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng bằng nước súc miệng dành cho trẻ em để tăng khả năng kháng khuẩn, giảm viêm sưng và cầm máu. Ngoài ra, nước súc miệng hằng ngày cũng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng…

>> NẾU NHƯ BÉ NHÀ BẠN BỊ SÂU RĂNG HÃY TÌM HIỂU NGAY CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SÂU RĂNG AN TOÀN CHO TRẺ NHỎ

Súc miệng bằng nước muối

Đối với trẻ em, phụ huynh nên pha nước muối loãng, ấm và cho trẻ súc miệng khi bị chảy máu chân răng để giảm viêm đồng thời cũng làm dịu vết thương. Lưu ý nên sử dụng muối tinh khiết, tránh lẫn tạp chất khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Cha mẹ nên hướng dẫn các bé cách vệ sinh răng miệng đều đặn, sử dụng bàn chải mềm mỏng và có kích thước phù hợp. Ngoài ra, nên sử dụng kem đánh răng có thành phần thích hợp với trẻ em, tránh gây kích ứng nướu và dễ làm chảy máu chân răng.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Trong các bữa ăn hàng ngày, phụ huynh nên chú ý bổ sung đủ chất cho trẻ. Ngoài ra, cũng cần thêm các thực phẩm có chứa canxi, magie và chất chống viêm để giúp răng nướu chắc khoẻ hơn.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 5
Bổ sung chất dinh dưỡng*

Thăm khám định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám, kiểm tra định kỳ tại các địa điểm nha khoa uy tín, để theo dõi và kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng từ sớm. Vì đây là thời điểm nhạy cảm của trẻ, răng miệng đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây hại.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà

Để phòng tránh các bệnh răng miệng cũng như tình trạng chảy máu chân răng, phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc răng miệng từ sớm. Theo từng giai đoạn, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Dưới 8 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Cha mẹ nên sử dụng rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên, tránh bị vi khuẩn xâm nhập từ việc mút tay, bú bình, màng sữa trên lưỡi lâu ngày…
  • Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi: Cha mẹ nên chủ động làm sạch răng miệng cho trẻ bằng gạc mềm, rơ lưỡi với nước ấm hoặc nước muối loãng.
  • Giai đoạn 3-6 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ thay răng, răng sữa dần mất đi thay vào đó là răng vĩnh viễn bắt đầu mọc hoàn chỉnh. Lúc này, trẻ đã bắt đầu có ý thức, cha mẹ nên dạy trẻ về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng. Đồng thời, hướng dẫn bé cách tự chăm sóc răng mỗi ngày bằng các công cụ và chất làm sạch dành riêng cho trẻ em.
  • Khi trẻ 6-10 tuổi: Phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra răng miệng và bàn chải để đảm bảo trẻ đã vệ sinh đúng cách và đều đặn.
Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì? Xử lý ra sao? 6
Chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà*

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần kết hợp với một số nguyên tắc và mẹo nhỏ dưới đây để giúp trẻ chủ động hơn trong việc làm sạch răng miệng mỗi ngày:

  • Bắt đầu từ sớm: Cha mẹ nên chủ động vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho trẻ từ khi còn nhỏ. Công việc này nên thực hiện ngay từ khi trẻ mọc răng sữa cho đến lúc tự ý thức làm điều đó.
  • Tạo thành thói quen thú vị cho trẻ: Hãy sáng tạo ra các câu chuyện hoặc hoạt động vui chơi có liên quan đến việc vệ sinh răng miệng để trẻ háo hức và chủ động hơn.
  • Tập thành thói quen: Cha mẹ nên chia lịch đánh răng vào các khung giờ hợp lý và hướng dẫn cho trẻ thao tác đúng chuẩn nha khoa. Điều này phải lặp lại tối thiểu 2 lần 1 ngày, tạo cho trẻ một thói quen tốt.
  • Sử dụng phụ kiện phù hợp: Lựa chọn các loại bàn chải mỏng mềm, có kích thước phù hợp với khoang miệng của trẻ, tránh gây ra tác động mạnh làm tổn thương nướu và răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng sản phẩm làm sạch răng miệng an toàn cho trẻ.

Chảy máu khi đánh răng là bệnh gì và cách điều trị tình trạng này tạm thời tại nhà cho trẻ đã được trình bày cụ thể ở bài viết. Chảy máu chân răng thường xuyên là một điều đáng báo động, cho thấy sức khỏe răng miệng và cơ thể của trẻ đang có vấn đề. Do đó, phụ huynh nên đặc biệt quan tâm, theo dõi và đưa trẻ đến các địa điểm nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ và có kế hoạch điều trị kịp thời. Những câu hỏi khác liên quan đến bệnh lý răng miệng của trẻ, hãy gửi trực tiếp về hòm thư của Nha Khoa Đăng Lưu để được giải đáp.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL