Viêm chân răng có nguy hiểm không? Có những cách điều trị viêm chân răng nào? Đây là những thắc mắc mà Nha Khoa Đăng Lưu thường nhận được từ các bệnh nhân đang gặp tình trạng viêm chân răng, gây đau nhức, khó khăn trong ăn nhai, thậm chí làm mất thẩm mỹ gương mặt và nhiều vấn đề phát sinh khác.
Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu hay viêm hư tủy… Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn có thể bị mất răng và kéo theo nhiều bệnh lý khác, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cơ thể.
Nội dung bài viết
Viêm chân răng là gì?
Viêm chân răng là bệnh lý có xuất phát điểm do viêm nướu kéo dài, không kịp thời điều trị. Lúc này, nướu từ màu hồng nhạt, săn chắc chuyển dần sang màu đỏ sẫm, có phần đục do vi khuẩn làm tổn thương. Viêm chân răng lâu ngày sẽ khiến răng gốc lung lay, chảy máu chân răng, tệ hơn là hư tủy và xương ổ răng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có thể do:
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng không kỹ càng khiến thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng tạo thành mảng bám quanh chân răng. Đây sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ và phát triển gây nên bệnh viêm chân răng.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Nguyên nhân này có thể do bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, chỉ cần một vài tổn thương nhỏ ở nướu cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Việc sử dụng quá nhiều đường trong bữa ăn, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích có thể làm niêm mạc miệng, nướu trở nên nhạy cảm hơn, sức khỏe răng miệng cũng ngày càng suy yếu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm chân răng.
Triệu chứng của viêm chân răng
Triệu chứng của bệnh viêm chân răng khác nhau ở từng giai đoạn. Do đó, việc bạn điều trị ở giai đoạn nào sẽ quyết định rằng viêm chân răng có nguy hiểm không. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy bạn đang bị viêm chân răng:
- Giai đoạn mới bắt đầu: Ở giai đoạn này, phần mô mềm quanh chân răng sẽ có hiện tượng sưng đỏ, đau nhức, sờ vào hơi cứng và thường xuyên chảy máu khi đánh răng. Tình trạng này có thể lặp lại và kéo dài nhưng vẫn chưa làm tổn thương đến xương ổ răng hay tủy.
- Giai đoạn nặng: Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu bên trong nướu khiến cho tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị tụt lợi, áp xe chân răng, nướu bị mưng mủ và gây hôi miệng. Kèm theo đó là hiện tượng đau nhức chân răng và viêm sưng vùng má cùng phía.
- Giai đoạn nghiêm trọng: Khi đã đến mức độ nghiêm trọng, bệnh viêm chân răng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội, lộ chân răng, nướu chuyển sang màu đỏ sẫm, răng lung lay và dễ gãy rụng. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có khả năng lây lan, gây hại cho các răng lân cận.
Bị viêm chân răng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm chân răng phát triển theo từng giai đoạn, không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn dẫn đến rất nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “Bị viêm chân răng có nguy hiểm không?” là “Có”.
Viêm chân răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này chân răng đã hình thành ổ mủ kèm theo máu, khả năng khiến răng lung lay dẫn đến mất răng, nhiễm trùng máu, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
Viêm chân răng kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ngày càng phát triển trong khoang miệng, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như: sâu răng, hư tủy, mất cấu trúc răng… Hơn nữa, tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến hệ thống răng hàm bao gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng dần suy yếu và mất đi, khiến răng lung lay, gãy rụng.
Ngoài ra, khi nướu bị tổn thương, vùng má cũng sưng theo khiến gương mặt mất cân đối và thẩm mỹ. Tình trạng mưng mủ chân răng cũng khiến miệng có mùi hôi, làm bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp.
Ảnh hưởng sức khỏe cơ thể
Viêm chân răng khiến bệnh nhân khó khăn trong quá trình ăn uống, điều này làm cơ thể thiếu chất và suy giảm hệ miễn dịch. Kèm theo đó, khi chân răng bị đau nhức, chức năng nhai cũng suy giảm, thức ăn khó được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày sẽ dẫn đến các bệnh lý như: đau dạ dày, viêm ruột, táo bón...
Nguy hiểm hơn, theo dòng máu, vi khuẩn từ nướu có thể di chuyển khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh về huyết học, thể hiện qua những triệu chứng như sốt cao, buồn nôn, khó thở…
>> KHU VỰC NƯỚU RĂNG ĐAU NHỨC CÓ THỂ ĐÃ BỊ VIÊM NHIỄM, TÌM HIỂU NHANH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM NƯỚU RĂNG
Nguy cơ sinh non ở phụ nữ
Viêm chân răng sẽ khiến hàm lượng prostaglandin tăng lên trong cơ thể phụ nữ mang thai. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng co thắt, giãn nở tử cung và kéo theo nguy cơ sinh non. Sở dĩ điều này dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai vì thói quen sinh hoạt cũng như hormone trong cơ thể lúc này dễ thay đổi, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Do đó, để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm do viêm chân răng gây ra, bệnh nhân nên đảm bảo giữ gìn vệ sinh răng miệng, thường xuyên theo dõi và thăm khám định kỳ. Điều này đảm bảo kịp thời phát hiện và điều trị sớm, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai càng nên chú ý.
Cách điều trị viêm chân răng
Có rất nhiều cách điều trị viêm chân răng nhưng sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng răng miệng của từng người. Đối với giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp tại nhà bằng những loại thảo mộc và nguyên liệu sẵn có. Tuy nhiên, với tình trạng viêm nướu đã ở giai đoạn nặng hoặc nghiêm trọng, bệnh nhân cần thiết có sự can thiệp của bác sĩ và thực hiện điều trị bằng thuốc.
Các phương pháp sử dụng nguyên liệu tại nhà
Muối tinh khiết: Sử dụng muối tinh khiết pha loãng với nước ấm sau đó dùng để súc miệng 2-3 lần 1 ngày. Bởi muối có tác dụng khử trùng, kháng viêm và tái tạo rất tốt, giúp vùng nướu bị tổn thương lành nhanh hơn. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hằng ngày cũng giúp bệnh nhân phòng ngừa được các bệnh tai mũi họng và hôi miệng.
Chanh kết hợp với muối: Trong chanh có hàm lượng vitamin C rất cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn quá trình viêm nhiễm, khử khuẩn tốt. Sử dụng nước cốt chanh trộn cùng muối tinh khiết, sau đó bôi nhẹ vào vùng chân răng đang bị viêm nhiễm, giữ khoảng 5 phút và súc miệng bằng nước sạch, giúp giảm sưng đau hiệu quả.
Gừng: Bệnh nhân cũng có thể dùng gừng để giảm viêm sưng chân răng bằng cách nấu vài lát gừng, hãm nước trong khoảng 15 phút rồi pha loãng để súc miệng. Lưu ý chỉ nên dùng 2-3 lần/1 ngày, vì gừng có tính cay nóng, dễ làm phỏng các mô mềm trong khoang miệng.
Tỏi: Tỏi được xem là một vị thuốc trong y học dân gian, giúp giảm sưng, kháng viêm… Bệnh nhân có thể giã nhuyễn tỏi cùng vài hạt muối, sau đó đắp trực tiếp lên vùng nướu cần điều trị, cách này làm giảm tình trạng viêm chân răng hiệu quả.
Mật ong: Mật ong có vị ngọt chứa các hợp chất kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn… Do đó, sau khi vệ sinh răng miệng, bệnh nhân có thể sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên phần nướu đang viêm, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Trà: Sử dụng trà túi lọc hoặc bất kỳ loại lá trà nào bạn có, hãm nước sôi sau đó dùng nước để súc miệng và lấy xác trà đặt vào chân răng khi còn hơi ấm. Phương pháp này giúp giảm viêm sưng hiệu quả vì trong trà có chứa axit tannic giúp kháng viêm, tiêu sưng.
>> TÌM HIỂU THÊM CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Sử dụng thuốc đặc trị
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc như Beta-lactam, mefenamic, diclofenac… thường được sử dụng trong điều trị răng miệng, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
- Thuốc Metrogyl, sử dụng bôi trực tiếp vào vùng chân răng đang viêm nhiễm giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
- Nước súc miệng giúp làm sạch toàn bộ khoang miệng nhờ các chất như chlorine dioxide, zinc gluconat…
Cách phòng ngừa bệnh lý viêm chân răng
Viêm chân răng mang đến cho bệnh nhân rất nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Do đó, cần chú ý ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiễm bệnh từ sớm, dưới đây là các cách giúp bạn phòng tránh viêm chân răng hiệu quả:
- Đánh răng đều đặn 2-3 lần 1 ngày sau ăn 30 phút, trước và sau khi ngủ để làm sạch kẽ răng và mảng bám trong khoang miệng.
- Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sống và phát triển gây viêm nhiễm.
- Sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý thường xuyên cũng giúp kháng khuẩn và làm sạch toàn diện hơn.
- Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ các mảng bám. Việc lấy cao răng cần được thực hiện ở phòng nha uy tín, bởi kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm, xử lý cao răng nhanh, không tác động vào bộ phận khác và không gây ê buốt răng quá nhiều.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, thức uống có gas và axit.
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là vitamin C, K, Canxi…
- Lựa chọn đúng địa điểm nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ nhằm kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng, ngăn ngừa biến chứng.
Viêm chân răng có nguy hiểm không và cách phòng ngừa ra sao đã được Nha Khoa Đăng Lưu trình bày rõ ở bài viết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chữa trị viêm chân răng, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ nhanh chóng nếu bạn đang còn nhiều điều lăn tăn về bệnh lý viêm chân răng.