Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Răng khểnh có nên niềng không? Hay bọc sứ?

Lượt xem: 5872
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng khểnh có niềng được không? Chiếc răng khểnh được xem là một nét duyên, giúp bạn có nụ cười thu hút, tạo ấn tượng với người khác. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp đó còn kèm theo những căn bệnh tiềm ẩn về răng miệng do chiếc răng khểnh mọc lệch gây ra. Vậy có nên niềng răng khểnh không? Chúng ta cùng đến với sự tư vấn của chuyên gia niềng răng Nha Khoa Đăng Lưu nhé!

Răng khểnh tạo nên điểm nhấn mỗi khi bạn cười nói, trong quan niệm về vẻ đẹp của người Á Đông thì chiếc răng này mang đến nhiều may mắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị sâu răng, răng mọc chìa ra ngoài không đem lại chức năng ăn nhai như những chiếc răng khác. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu có nên niềng răng khểnh không.

niềng răng khểnh an toàn
Niềng răng khểnh an toàn*

Điều gì xảy đến khi răng khểnh mọc lệch?

Trong khoang miệng, mỗi răng sẽ giữ vai trò khác nhau: Răng khểnh còn được gọi là răng số 3 hay răng nanh có nhiệm vụ xé thức ăn, răng cửa cắn thức ăn, còn răng hàm dùng để nhai và nghiền nát thức ăn. Khi chiếc răng nanh mọc lệch sẽ làm xáo trộn chức năng của toàn hàm và làm sai khớp cắn.

Bên cạnh đó, những chiếc răng khểnh mọc không đúng vị trí sẽ làm giảm sức nhai, thức ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng và khó vệ sinh. Tình trạng này kéo dài gây ra các bệnh về răng miệng nguy hiểm như chảy máu chân răng, sâu răng, nha chu, lung lay răng và tiêu xương ổ răng,...

niềng răng khểnh 2 bên
Niềng răng khểnh 2 bên*

Răng khểnh có niềng được không?

Răng khểnh có niềng được không? Tất nhiên là có, nếu răng khểnh không mang lại giá trị thẩm mỹ hoặc không đảm bảo chức năng vốn có thì việc niềng răng, kéo chỉnh chúng về lại vị trí đúng của nó là điều nên làm.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi muốn khuyến cáo các bạn rằng: Nếu muốn có hàm răng đều đẹp và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn từ chiếc răng khểnh mọc lệch thì bạn nên niềng răng khểnh càng sớm càng tốt.

Mặc dù, răng khểnh là nét duyên rất riêng mà không phải ai cũng may mắn có được, nhưng nếu chiếc răng này cản trở chức năng ăn nhai và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hại thì chúng ta nên loại bỏ ngay. Hơn nữa, răng khểnh mọc lệch không mang lại nét đẹp như những chiếc răng khểnh bình thường khác, thế nên dù bạn có giữ lại cũng không có ý nghĩa hay giá trị thẩm mỹ.

Niềng răng khểnh như thế nào?

Phương pháp niềng răng khểnh sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha hoặc khay niềng tháo lắp để tác động lên răng một lực, giúp răng di chuyển từ từ, từng chút một cho đến khi răng khểnh mọc lệch kéo chỉnh về đúng vị trí trên khuôn hàm. Tùy theo tình trạng răng của bạn như thế nào mà thời gian niềng răng sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian chỉnh răng khểnh sẽ kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng.

Trong một số trường hợp, chiếc răng khểnh mọc ngoài cung hàm, nha sĩ buộc phải nhổ bỏ để có khoảng trống cho các răng khác di chuyển thì bạn cũng đừng buồn hay luyến tiếc. Mất đi chiếc răng khểnh đó nhưng bạn sẽ có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh hơn là điều xứng đáng phải không nào. Các phương pháp niềng răng khểnh được áp dụng nhiều hiện nay gồm:

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là lựa chọn ưu tiên dành cho những người không có nhiều tài chính. Bởi phương pháp chỉnh nha này giúp kéo chỉnh răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm nhanh, hiệu quả mà chi phí lại thấp. Các mắc cài niềng răng được làm từ kim loại lành tính, an toàn với sức khỏe răng miệng.

Dĩ nhiên, vẫn có trường hợp bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm, khi đeo mắc cài kim loại xảy ra hiện tượng kích ứng. Nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng của mình để bác sĩ đưa ra phương án niềng răng phù hợp ngay từ đầu.

Niềng răng mắc cài sứ

Khối sứ nguyên chất sẽ an toàn hơn so với mắc cài kim loại, đó là lý do niềng răng mắc cài sứ có giá thành cao. Mắc cài sứ có màu trắng ngà, giống với màu răng tự nhiên nên khi niềng răng ít bị lộ, bệnh nhân có thể kéo răng khểnh về đúng vị trí và không lo vấn đề kích ứng trong khoang miệng.

Thực hiện niềng răng sứ bạn cần chú ý vì mắc cài sứ to hơn mắc cài kim loại. Nên khi ăn uống dễ bị cộm cấn, bệnh nhân thường xuyên tiêu thụ thực phẩm đậm màu cũng dễ làm mắc cài bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ.

phương pháp niềng răng khểnh
Phương pháp niềng răng khểnh*

Niềng răng trong suốt

Khác với niềng răng bằng mắc cài, dây cung, phương pháp niềng răng trong suốt sử dụng hai khay niềng cho hàm trên và hàm dưới. Lực tác dụng từ khay niềng sẽ kéo chiếc răng khểnh mọc sai lệch về đúng vị trí, chúng thực hiện chức năng ăn nhai như những chiếc răng khác.

Điểm đặc biệt của phương pháp niềng răng invisalign hoặc 3D Clear chính là mang đến yếu tố thẩm mỹ vượt trội. Bên cạnh đó, bệnh nhân dễ dàng tháo khay niềng ra để vệ sinh, sau đó đeo vào trở lại mà không cần thiết phải tới phòng khám gặp nha sĩ.

Dù áp dụng phương pháp niềng răng khểnh nào đi chăng nữa, bệnh nhân cũng cần tuân thủ những quy định khắt khe trong suốt quá trình chỉnh nha để mang đến hiệu quả cao. Bác sĩ đưa ra dặn dò cụ thể cho từng bệnh nhân, bởi mỗi người có tình trạng răng miệng khác nhau nên thời gian đeo niềng cũng sẽ không giống nhau.

Bệnh nhân lo ngại về khả năng kéo chỉnh răng của niềng răng tháo lắp hãy đọc thêm thông tin tại bài viết: Niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?

Lưu ý khi niềng răng khểnh là gì?

  • Giống như các ca niềng răng khác, trong quá trình niềng răng khểnh, vệ sinh răng miệng là vấn đề có tính quyết định đối với kết quả điều trị. Do vậy, trong suốt thời gian mang niềng, bệnh nhân nên chải răng đúng cách theo lời dặn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân nên sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ cho quá trình vệ sinh răng miệng tốt hơn như chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ răng, tăm nước để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng nướu.
  • Trong quá trình niềng răng khểnh bệnh nhân hãy ưu tiên chọn thực phẩm mềm, ăn nhiều rau xanh và đừng quên bổ sung thêm canxi để răng được chắc khỏe hơn.
  • Răng bị nhạy cảm nên bạn hãy hạn chế đồ nóng, lạnh vì dễ khiến cho răng bị khó chịu, ê buốt.
  • Hàm răng đang đính khí cụ chỉnh nha vì thế không nên tác động lực quá mạnh dễ làm rơi mắc cài, hỏng dây cung. Buộc bạn phải tới nha khoa nhiều lần để khắc phục, ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha cuối cùng.
  • Bạn nên tái khám theo lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra để kéo siết hàm hoặc đổi khay niềng tiếp theo.
  • Trong trường hợp bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường nào xảy ra trong khoang miệng tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ. Đừng cố tự xử lý tại nhà dễ khiến hàm răng của bạn bị tổn thương.

Răng khểnh nên niềng hay bọc sứ?

Một câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm đó là: Răng khểnh nên niềng hay bọc sứ? Đối với vấn đề này, chúng tôi xin có một số chia sẻ như sau:

Nếu chiếc răng khểnh mọc không quá lệch ra khỏi cung hàm và hàm răng tương đối đều đẹp thì các bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng giải pháp bọc sứ. Nhưng nếu, răng khểnh mọc chen chúc hoặc ảnh hưởng tới cấu trúc của các răng khác trên cung hàm, các bạn cần áp dụng phương pháp niềng răng mới khắc phục được.

Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và chụp X - quang, xác định tình trạng cụ thể của chiếc răng khểnh. Từ đó, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn giải pháp điều chỉnh răng khểnh phù hợp nhất.

Một lưu ý nữa đối với phương pháp bọc răng sứ đó chính là răng thật của bạn sẽ bị mài đi. Dĩ nhiên, một khi mô răng đã bị mài thì không thể nào khôi phục lại được nữa. Vậy nên bệnh nhân phải tìm địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ lành nghề mài răng theo tỷ lệ chuẩn, an toàn, sau đó bọc mão sứ lên trên.

Quá trình bọc răng sứ diễn ra nhanh chóng và bệnh nhân sớm sở hữu hàm răng trắng đẹp nhanh hơn so với phương pháp niềng răng. Nhưng nếu răng mọc lệch lạc thì chỉ có kiên nhẫn chờ đợi răng được kéo chỉnh về vị trí đúng trên cung hàm mới có được hàm răng đều đẹp như ý.

niềng răng khểnh 1 bên
Niềng răng khểnh 1 bên*

Các câu hỏi thường gặp

Bạn đã biết răng khểnh có niềng được không rồi, dưới đây bài viết sẽ giải đáp thêm thông tin liên quan đến việc niềng răng khểnh để bạn hiểu hơn về kỹ thuật nha khoa này.

Niềng răng khểnh có tác động xấu đến sức khỏe không?

Niềng răng khểnh hay bất kỳ loại niềng răng nào cũng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì phương pháp niềng răng sẽ giúp bạn kéo chỉnh răng về vị trí mong muốn chứ không làm tổn hại tới mô răng tự nhiên. Vấn đề sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch lạc được giải quyết nhanh chóng, hàm răng sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, răng lung lay,... bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm rồi mới lên kế hoạch niềng răng cho bạn. Điều này là cần thiết, bởi sức khỏe răng miệng mà không đảm bảo thì khí cụ chỉnh nha không phát huy được hết khả năng kéo chỉnh răng. Ngoài ra, việc “cố chấp” tác động lực lên răng khi chúng đang bị tổn thương còn khiến răng dễ rụng sớm.

Có trường hợp nhổ răng khểnh không?

Răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài, khiến hàm răng mắc một số vấn đề về răng miệng sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Dĩ nhiên, điều này còn nằm trong sự tính toán của bác sĩ nha khoa cũng như mong muốn của từng bệnh nhân.

răng khểnh có nên niềng không
Răng khểnh có nên niềng không*

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng khểnh hiện nay là bao nhiêu? Tùy vào từng tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà mức phí niềng răng sẽ có sự thay đổi. Bệnh nhân nên đến gặp trực tiếp bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn về chi phí chỉnh nha trong trường hợp của mình.

Nha Khoa Đăng Lưu cung cấp giá niềng răng ngay từ đầu để bệnh nhân chủ động về tài chính, không bị bối rối khi thanh toán tiền viện phí. Nếu chưa thể đến phòng khám gặp bác sĩ hãy truy cập và xem thông tin tại: Bảng giá niềng răng

Răng khểnh có niềng được không đã được bài viết của chúng tôi giải đáp cụ thể. Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm dữ liệu cần thiết về chủ đề niềng răng khểnh. Muốn biết rõ hơn về tình trạng của mình bạn hãy đến trực tiếp Nha Khoa Đăng Lưu để được khám và tư vấn một cách chi tiết nhé!

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status