Trám răng bị cộm - Nguyên nhân và cách xử lý

Lượt xem: 1687
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng bị cộm có nguy hiểm hay không? Miếng trám răng có thời hạn sử dụng chứ không tồn tại vĩnh viễn trên răng của bạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ bị bong tróc gây cộm cấn, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức nghiêm trọng. Miếng trám răng bị cộm không gây nguy hiểm nếu bạn có cách xử lý kịp thời.

Nhiều bệnh nhân hoang mang, lo lắng khi miếng trám răng bị cộm và tiếp xúc với lưỡi hay bộ phận khác trong khoang miệng gây chảy máu. Vậy nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và làm sao để xử lý miếng trám bị cộm? Hãy cùng bài viết dưới đây của Nha Khoa Đăng Lưu tìm hiểu cụ thể trường hợp hàn răng bị cộm. Từ đó loại bỏ cảm giác đau nhức, khó chịu trong khoang miệng của bạn.

Trám răng bị cộm là sao
Trám răng bị cộm là sao?*

Trám răng bị cộm là sao?

Trám răng bị cộm là cảm giác cực kỳ khó chịu, vết trám không láng bóng mà gồ ghề, có những chỗ còn bị tróc ra, gây đau đớn, chảy máu. Bệnh nhân gặp trường hợp vết trám bị cộm cần phải đến bệnh viện để bác sĩ khắc phục. Bởi nếu để lâu sẽ gây ra các vấn đề về răng miệng cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí còn khiến bạn bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu nhận biết hàn răng bị cộm

Hàn trám răng là kỹ thuật khắc phục nhanh các vấn đề như răng sâu ảnh hưởng tới cấu trúc răng, bị tai nạn gãy vỡ răng. Hiện nay, có nhiều chất liệu trám răng mang lại kết quả phục hình tốt, che lấp khuyết điểm trên răng của bạn như: trám răng Composite, GIC,... Vì được xếp là phương pháp nha khoa đơn giản nên trám răng rất ít khi xảy ra biến chứng. Nhưng vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau đớn, vết trám bị cộm khi ăn uống. Nếu không tìm hướng xử lý sớm vi khuẩn lan rộng và ăn sâu vào tủy răng, khiến bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết vết hàn răng đã bị cộm? Chúng tôi có tổng hợp dưới đây cho bạn:

  • Bệnh nhân có cảm giác không thoải mái mỗi khi lưỡi vô tình tiếp xúc với miếng trám răng.
  • Vết trám bị cộm khiến bệnh nhân ngại ăn uống vì đau nhức.
  • Khi nói chuyện, lớp trám ma sát với lưỡi gây chảy máu.
  • Miếng trám bị cộm cấn, không khít sát với răng, tạo ra khoảng hở làm thức ăn rơi vào gây đau nhức, hôi miệng.

Bệnh nhân gặp tình trạng hôi miệng và đang tìm cách khắc phục hãy đọc thêm thông tin tại bài viết: Răng sâu gây hôi miệng

Các dấu hiệu nhận biết hàn răng bị cộm
Các dấu hiệu nhận biết hàn răng bị cộm*

Như vậy, tình trạng này khiến bệnh nhân gặp rất nhiều rắc rối, vì thế bạn phải đi điều trị sớm nếu phát hiện vết hàn răng bị cộm.

Nguyên nhân trám răng xong bị cộm

Hàn răng xong bị cộm là cảm giác không ai mong muốn cả, vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do tay nghề của bác sĩ

Các trường hợp bị cộm cấn do hàn trám răng đa số là do kỹ thuật của bác sĩ không tốt. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ không làm đúng quy trình trám răng hoặc bác sĩ có chuyên môn yếu kém đưa ra giải pháp không phù hợp:

  • Bác sĩ tạo hình miếng trám không khớp với khu vực cần trám (to hơn hoặc nhỏ hơn lỗ răng cần trám).
  • Miếng trám không được mài chuẩn xác nên có sự chênh lệch với răng tự nhiên.
  • Bác sĩ trám răng với kỹ thuật cũ, lạc hậu, miếng trám không bám chắc vào răng thật, chỉ cần tác động nhẹ thôi cũng xảy ra hiện tượng cộm cấn.

Vật liệu trám không đảm bảo

Bệnh nhân được chỉ định trám răng với vật liệu trám kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ khiến lớp trám bị cộm. Đó là chưa kể đến việc chất liệu trám không đảm bảo còn gây ra hiện tượng dị ứng, bệnh nhân phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.

Nguyên nhân trám răng xong bị cộm
Nguyên nhân trám răng xong bị cộm*

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng sai cách

Sau khi hàn răng xong, miếng trám cần phải có thời gian khô hoàn toàn và nằm ổn định trong khoang miệng của bạn. Thế nên, bệnh nhân phải chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng để tránh xảy ra các vấn đề không mong muốn.

  • Bệnh nhân không nên ăn uống ngay sau khi trám răng vì lúc này lớp trám chưa đông cứng hoàn toàn, có thể bị xê dịch, làm cho kết quả trám răng bị ảnh hưởng. Hãy chờ đợi ít nhất 2 giờ đồng hồ bạn mới ăn uống bình thường được.
  • Thức ăn quá cứng dai, gây áp lực lớn lên răng mới trám sẽ làm bong tróc lớp trám.
  • Khi đánh răng, bạn dùng lực chải quá mạnh khiến miếng trám bị bong ra, bạn sẽ có cảm giác khó chịu.
  • Những bệnh nhân thường có thói quen nghiến răng cũng làm miếng trám bị chênh, bong tróc.

Cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị cộm

Như vậy, trám răng bị cộm dù xảy ra do nguyên nhân nào đi nữa cũng khiến cho quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bạn bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng, viêm tủy, mất răng vĩnh viễn nếu không tìm hướng xử lý kịp thời.

Khi nhận thấy dấu hiệu miếng trám răng bị cộm bạn cần phải đến gặp bác sĩ kiểm tra và tìm hướng điều trị dứt điểm. Trong trường hợp bạn nghi ngờ tay nghề bác sĩ đã trám răng cho mình hãy tìm kiếm trung tâm nha khoa chất lượng hơn.

Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ kiểm tra mức độ sai lệch của lớp trám cũng như sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân. Sau đó đưa ra hướng xử lý hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng có hàm răng đều đẹp bằng phương pháp nha khoa an toàn như:

Thay miếng trám cũ bằng lớp trám mới

Bác sĩ sẽ loại bỏ hết miếng trám răng cũ rồi thay thế bằng vật liệu trám răng mới, phù hợp với khu vực cần trám. Kỹ thuật này cũng giống như bạn đang thực hiện trám răng lần thứ 2 vậy, bác sĩ che lấp ổ răng sâu của bạn cẩn thận rồi tạo hình phù hợp để bạn không còn bị cộm nữa.

Một số trường hợp bác sĩ giữ lại miếng trám cũ và mài cẩn thận chỗ cộm lên. Tuy nhiên hình thức khắc phục này chỉ được diễn ra khi miếng trám của bạn chưa có dấu hiệu bị bong tróc và mức độ cộm còn nhẹ.

Cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị cộm
Cách khắc phục tình trạng trám răng xong bị cộm*

Bọc sứ thẩm mỹ

Nếu như lớp trám của bạn không thể nào khắc phục được do tình trạng cộm cấn đã trở nên nghiêm trọng bác sĩ sẽ tìm phương án phục hình răng miệng khác. Một trong số kỹ thuật nha khoa được lựa chọn thay cho trám răng đó là bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là kỹ thuật được nhắc tới sau trám răng vì quy trình thực hiện nhanh chóng, đạt kết quả tốt. Bác sĩ sẽ mài răng thật của bạn, tỷ lệ mô răng mài đi được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo khi chụp mão sứ lên răng đạt độ khít sát tuyệt đối. Mão răng sứ được chế tác từ những vật liệu an toàn với sức khỏe răng miệng. Áp dụng phương pháp bọc răng sứ thay cho lớp trám răng bị hỏng sẽ ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn lên cấu trúc răng, giảm thiểu các tổn thương không mong muốn và giúp bạn có hàm răng đều đẹp.

Bọc răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ thẩm mỹ*
Phương pháp bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn, vậy quá trình bọc sứ có an toàn không? Cùng tìm hiểu các bước bọc sứ thẩm mỹ tại bài viết: Quy trình bọc răng sứ như thế nào?

Cách để phòng ngừa tình trạng hàn răng bị cộm

Trám răng là kỹ thuật nha khoa được nhiều người đánh giá cao dù quy trình thực hiện đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng miếng trám bị cộm, bong tróc bằng cách sau:

Tìm địa chỉ nha khoa uy tín để trám răng

Trước hết, bạn phải tìm cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi áp dụng kỹ thuật trám răng an toàn để tránh tình trạng sai lệch trong quá trình trám răng. Hiện tại, Nha Khoa Đăng Lưu là phòng khám nha khoa được nhiều khách hàng tại TP HCM và các địa phương lân cận đánh giá cao.

Trung tâm có 16 chi nhánh trải dài khắp miền Nam với sứ mệnh mang đến nụ cười rạng rỡ cho bệnh nhân. Phòng khám cũng trang bị đầy đủ thiết bị nha khoa tiên tiến kết hợp với bác sĩ có tay nghề cao giúp bạn xử lý nhanh các vấn đề về răng miệng. Khi đến phòng khám, bạn được nhân viên hướng dẫn nhiệt tình về thủ tục hàn trám răng nên cứ yên tâm.

Có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng miếng trám răng bị cộm bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Một chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp không chỉ giúp bạn tránh được hiện tượng miếng trám bị cộm mà còn bảo vệ hàm răng của bạn lâu dài. Dưới đây là những điều bạn nên chú ý về việc chăm sóc răng miệng sau khi hàn trám răng:

  • Bệnh nhân nên thay bàn chải lông cứng thành loại có lông mềm, mảnh dễ dàng luồng qua các kẽ hở làm sạch răng miệng.
  • Nghe theo khuyến cáo của nha sĩ về việc sử dụng nước súc miệng an toàn, có khả năng làm sạch tốt, hạn chế tình trạng hôi miệng, bảo vệ miếng trám lâu dài.
  • Khi chải răng hãy nhẹ nhàng chải răng từ trong ra ngoài, theo phương thẳng đứng để ngăn chặn tình trạng mòn men răng. Bệnh nhân cũng cần hạn chế thức ăn quá nóng lạnh vì miếng trám dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
  • Không ăn đồ quá dai cứng, không tạo áp lực lên khu vực mới trám răng. Bạn cần lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ nhai trong thời gian đầu. Khi ăn uống hãy nhớ là mình có chiếc răng đã được trám và hạn chế nhai thức ăn ở khu vực đó.
  • Miếng trám răng dù được bảo vệ kỹ tới đâu nó cũng không thể nào duy trì trọn đời được nên bạn phải đến phòng khám gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Có chế độ ăn uống phù hợp*

Liên hệ với bác sĩ nếu gặp sự cố

Trong trường hợp bạn nhận thấy có dấu hiệu bất thường xuất hiện trên răng hãy chủ động liên hệ với bác sĩ ngay. Bởi vết trám bị cộm mà không có hướng xử lý kịp thời dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Trám răng bị cộm nguyên nhân do đâu và cách giải quyết như thế nào đã được bài viết giải đáp cụ thể. Với những bệnh nhân đang có dấu hiệu bị cộm ở vết trám răng hãy đến phòng khám nha khoa uy tín để khắc phục. Bạn lựa chọn Nha Khoa Đăng Lưu để giải quyết các vấn đề răng miệng sẽ không phải lo lắng về chi phí điều trị. Bởi phòng khám cho phép bạn trả góp hằng tháng nếu mức phí chữa trị cao hơn khả năng thanh toán một lần của bạn. Nha Khoa Đăng Lưu nỗ lực tìm kiếm giải pháp phục hình răng hiệu quả để bất kỳ ai đến phòng khám cũng sớm sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng ngời.