Hàn trám răng tiếng Anh là gì?

Lượt xem: 1863
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng tiếng Anh nói như thế nào? Những bệnh nhân đang ở nước ngoài, du học sinh, người đi làm, đi công tác gặp vấn đề về răng miệng đến phòng khám nha khoa ở nước bạn khắc phục phải sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các từ vựng tiếng Anh liên quan khi đi trám răng, mẫu câu thông dụng tại phòng khám nha khoa quốc tế.

Bạn đang bỡ ngỡ vì phải đến nha khoa nước ngoài để khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại chứ không thể chờ tới lúc về Việt Nam. Đừng lo, hãy đọc bài viết dưới đây của Nha Khoa Đăng Lưu để không bị lúng túng khi đến gặp bác sĩ nhé!

trám răng in english
Trám răng in english*

Trám răng tiếng Anh là gì?

Trám răng là hình thức phục hình chiếc răng sứt mẻ, hư tổn do bệnh sâu răng hay các tác động của ngoại lực. Trong tiếng Anh sẽ gọi là “Fillings”, tức đổ đầy hoặc trám một cái gì đó. Bạn hãy ghi nhớ từ này để ghép nó với các mẫu câu liên quan đến quá trình hàn trám răng.

Chúng ta nói một chút về vấn đề hàn trám răng hiện nay. Răng bị sâu, vi khuẩn phát triển phá hủy cấu trúc răng, gây ra tình trạng sứt mẻ, xuất hiện các lỗ hổng trên răng. Hoặc bệnh nhân bị tai nạn, răng gãy vỡ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Làm cho thức ăn dễ mắc vào gây đau nhức, không ăn uống như bình thường được.

Quá trình hàn trám răng diễn ra theo các bước tiêu chuẩn để phục hình chiếc răng sứt mẻ một cách nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kiểm tra trình trạng răng của mỗi bệnh nhân, sau đó đưa ra giải pháp hàn răng bằng vật liệu nha khoa phù hợp, hạn chế tình trạng kích ứng trong khoang miệng, giúp vết trám của bạn trở nên đẹp hơn.

trám răng tiếng anh nói thế nào
Trám răng tiếng anh nói thế nào?*

Bác sĩ với tay nghề vững vàng giúp bạn vệ sinh răng miệng, loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng, rồi cho chất trám răng vào khu vực cần trám, lấp đầy ổ răng sâu, chiếu đèn và chỉnh sửa để vết trám răng không bị gồ ghề, cộm cấn. Từ đó, quá trình hàn trám răng diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp như ý muốn.

Sau khi hàn trám răng xong, vết trám vẫn có thể bị rơi ra, tuy nhiên bạn khắc phục bằng cách trám răng lần 2, hoặc bọc răng sứ. Khi gặp sự cố về vấn đề trám răng sâu bạn cứ liên hệ với bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ.

Các mẫu câu liên quan đến trám răng cho bạn

Với những bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng và cần phải khắc phục tại phòng khám nha khoa ở nước ngoài thì việc bổ sung mẫu câu trám răng tiếng Anh thường gặp là điều cần thiết. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn các mẫu câu liên quan đến vấn đề trám răng, thăm khám răng miệng ở nha khoa nước ngoài.

Các câu trám răng tiếng Anh dành cho bệnh nhân

Bạn muốn đặt lịch hẹn để chủ động hơn mỗi khi đến nha khoa và không phải mất công chờ đợi lâu hãy áp dụng mẫu câu:

Can I make an appointment to see the (Tên bác sĩ bạn muốn)?

Dịch nghĩa: Tôi có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ (Tên bác sĩ bạn muốn) được không?

Bạn muốn trình bày, trao đổi với bác sĩ về tình trạng răng miệng hiện tại.

  • Nếu bị sứt mẻ răng hãy nói: “I’ve chipped a tooth”
  • Bạn bị đau răng nói câu: “I’ve got toothache”
  • “I’ve got to get a filling because I’ve got a cavity in one of my back teeth” - Tôi muốn trám một chiếc răng bị sâu.

Thanh toán số tiền trám răng thì hãy áp dụng câu nói:

  • “How much will it cost?” - Số tiền cần trả là bao nhiêu?
trám răng sâu tiếng anh là gì
Trám răng sâu tiếng anh là gì?*

Các câu trám răng bằng tiếng Anh mà nha sĩ thường dùng

Ở phòng khám quốc tế, nha sĩ dùng tiếng Anh để giao tiếp với bệnh nhân. Bạn cũng cần biết nghĩa của những câu nói thường gặp này để không bị bỡ ngỡ mỗi khi đi trám răng.

Bạn đến phòng khám trình bày sơ lược với lễ tân, nếu bạn phát âm chuẩn và đã đặt lịch hẹn từ trước, người đứng ở quầy lễ tân hiểu sẽ nói câu: “Would you like to come through?” - Mời bạn vào bên trong (vào phòng khám). Lúc này bạn di chuyển vào bên trong phòng khám để gặp bác sĩ mà mình đã hẹn trước.

Khi bạn vào bên trong, bác sĩ sẽ hỏi bạn đang gặp vấn đề gì - “ Have you had any problems?”.

Bạn trình bày vấn đề của mình, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng của bạn. Bạn nằm trên giường khám bệnh sẽ nghe các câu:

  • “Please lean back and open wide” - Bạn làm ơn ngả người ra phía sau và mở to miệng ra.
  • “When did you last visit the dentist?” - Trước đó (lần gần nhất) bạn đi khám răng là lúc nào?
  • You need one (or 2,3,...) fillings? - Bạn cần phải trám 1 (hoặc 2,3,...) chiếc răng.

Lúc bác sĩ tiến hành trám răng cho bạn thường nói:

  • “Let me know if you feel any pain” - Hãy nói với tôi nếu như bạn cảm thấy quá đau nhé!
  • “Ok, please take a drink and rinse” - Tốt rồi, quá trình thực hiện đã xong, bạn có thể súc miệng.

Bệnh nhân gặp tình trạng răng sâu lớn, không thể khắc phục được bằng cách trám răng sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng sâu. Câu nói bạn nghe được từ bác sĩ là: “I’m going to have to take this tooth out”.

Bỏ túi từ vựng tiếng Anh chuyên ngành nha khoa để đi khám răng

Muốn ghép lại thành câu nói hoàn chỉnh để trao đổi với bác sĩ, bạn cần phải trang bị thêm cho mình các kiến thức liên quan, bổ sung vốn từ vựng cho bản thân. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn những từ vựng liên quan đến lĩnh vực răng hàm mặt.

  • Oral maxillofacial clinic: Phòng khám nha khoa
  • Dental hospital: Bệnh viện nha khoa hay bệnh viện chuyên về lĩnh vực răng hàm mặt.
  • Oral maxillofacial: Chuyên khoa răng hàm mặt.

Tên gọi nhân viên trong phòng khám nha khoa bằng tiếng Anh

  • Dental assistant: Trợ lý của bác sĩ nha khoa
  • Dental hygienist: Phụ tá của bác sĩ nha khoa (Người sẽ thay bác sĩ đánh bóng răng hoặc vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân)
  • Dentist: Bác sĩ nha khoa - Nha sĩ
  • Endodontist: Bác sĩ nội nha (Những người có chuyên môn về chữa tủy răng)
  • Nurse: Y tá
  • Orthodontist: Bác sĩ chỉnh nha
  • Pediatric dentist: Bác sĩ nha khoa chuyên chữa trị cho bệnh nhi - Nha sĩ nhi khoa
  • Periodontist: Bác sĩ chữa bệnh nha chu
trám răng trong tiếng anh
Trám răng trong tiếng anh*

Tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong khoang miệng là điều không ai mong muốn, bạn hãy chủ động tìm hiểu cách điều trị viêm quanh cuống răng.

Bộ phận răng miệng bằng tiếng Anh

Bạn phải có vốn từ vựng về các bộ phận trong khoang miệng để khi đau vị trí nào còn nói cho bác sĩ biết.

  • Molar: Răng hàm
  • Incisor: Răng cửa
  • Canine: Răng nanh
  • Premolar: Răng tiền hàm - Nằm chuyển tiếp giữa răng nanh với răng hàm.
  • Bicuspid: Răng trước hàm
  • Baby teeth: Răng sữa (Hoặc cũng có trường hợp sử dụng milk teeth, primary teeth)
  • Cement: Men răng
  • Dental porcelain: Răng sứ
  • False teeth: Răng giả
  • Gums: Nướu lợi
  • Jaw: Hàm răng
  • Permanent teeth: Răng vĩnh viễn
  • Pulp: Tủy răng
  • Triệu chứng đau răng khi nói bằng tiếng Anh
  • Bad breath: Triệu chứng hôi miệng, hơi thở khó chịu.
  • Broken teeth: Gãy răng
  • Caries: Sâu răng (Hoặc có thể dùng từ Decay)
  • Cavity: Ổ sâu răng - Lỗ răng sâu
  • Dry mouth: Khô miệng
  • Gingivitis: Bệnh viêm lợi, viêm nướu
  • Infection: Bị nhiễm trùng (trong khoang miệng)
  • Inflammation: Bị viêm
  • Mouth sores: Lở miệng, bị loét miệng (Cũng có từ tiếng Anh khác là canker sores)
  • Periodontitis: Bị viêm nha chu
  • Plaque: Từ ngữ chỉ các mảng bám xuất hiện trên răng của bạn
  • Pyorrhea: Bị chảy mủ
  • Sensitive teeth: Răng nhạy cảm (Ví dụ uống nước đá, ăn đồ nóng lạnh bị ê buốt)
  • Sore gums: Đau nướu
  • Stained teeth: Ố vàng răng
  • Toothache: Bị đau răng.

Dụng cụ sử dụng trong phòng khám nha khoa

  • Apex locator: Định vị gốc trong nha khoa
  • Bib: Cái yếm thường lót cho bệnh nhân
  • Brace: Mắc cài niềng răng
  • Crown: Mũ chụp răng
  • Drill: Dụng cụ khoan răng
  • Dental examination mirror: Gương hỗ trợ cho quá trình trám răng của bệnh nhân
  • Dental floss: Chỉ nha khoa
  • Dental light - curing lamp: Đèn chiếu để khô lớp trám
  • Dental tweezer: Cái nhíp
  • Gargle: Nước súc miệng
  • Plier: Cái kìm
  • Probe: Cây đo túi lợi
  • Sink: Bồn rửa
  • Suction machine: Máy hút
  • Suture: Chỉ khâu vết thương

Các thuật ngữ nha khoa khác trong tiếng Anh

Dưới đây là tổng hợp thêm các thuật ngữ nha khoa khác mà bạn cần biết khi đến nha khoa nước ngoài.

  • Abscess: Bị áp xe răng
  • Anesthesia: Gây mê
  • Anesthetic: Gây tê
  • Amalgam: Vật liệu trám răng có tên là Amalgam (Nó không được dịch ra tiếng Việt vì cũng giống như tên riêng)
  • Bleaching: Tẩy trắng (răng)
  • Burning Mouth Syndrome: Bỏng, rát miệng
  • Checkup: Kiểm tra
  • Cleaning: Vệ sinh răng miệng
  • Correction: Điều chỉnh - Ở đây có nghĩa là điều chỉnh điều gì đó trong khoang miệng
  • Endodontic procedure: Quy trình điều trị nội nha
  • Gum recession: Teo nướu, bệnh tụt nướu
  • Implant: Cấy ghép chân răng giả
  • Mandible: Răng hàm dưới
  • Oral surgery: Phẫu thuật răng hàm mặt
  • Overbite: Hàm hô (Hàm răng trên đưa ra phía trước nhiều)
  • Underbite: Răng móm
  • Radiograph: Hình chụp X-quang răng miệng của bạn
  • Root canal: Chữa tủy, rút tủy răng
  • Tartar: Vôi răng, cao răng
  • Tooth extraction: Nhổ răng
  • Whiten: Làm trắng - Ví dụ tẩy trắng răng bằng laser whitening.
hàn răng tiếng anh
Hàn răng tiếng Anh*

Tình trạng răng sâu gây hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái, hãy đọc thêm thông tin ở bài viết này để tìm cách khắc phục: Răng sâu gây hôi miệng

Cách nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh nha khoa hiệu quả

Các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên vẫn chưa thể nào đầy đủ hết được. Bởi từ vựng về lĩnh vực nha khoa rất phong phú. Những từ ngữ bài viết cung cấp chỉ giúp bạn giao tiếp đơn giản, nếu muốn trở nên tự tin hơn hãy đọc thêm các sách liên quan để nâng cao vốn từ vựng của bản thân. Nha Khoa Đăng Lưu mách bạn 3 cuốn sách hay để bạn tham khảo gồm:

English for Dentistry: Cuốn sách này sẽ giúp bạn học thêm nhiều ngữ pháp, phục vụ quá trình giao tiếp mỗi khi đến phòng khám nha khoa.

Oxford Handbook of Clinical Dentistry: Cuốn này được xem là “Cẩm nang vạn năng” dành cho các bác sĩ nha khoa. Nếu bạn vừa muốn nâng cao trình độ tiếng Anh, vừa muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực răng hàm mặt thì hãy đọc sách này.

Dental English: Cuốn sách cung cấp cho bạn vô vàn từ vựng liên quan về chuyên ngành răng hàm mặt. Sách cũng có bài tập để bạn tự kiểm tra trình độ tiếng Anh của bản thân.

Ngoài việc đọc sách để nâng cao khả năng giao tiếp mỗi khi đến gặp bác sĩ nha khoa nước ngoài. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ hỗ trợ “đắc lực” là Google dịch khi “bí thế” không hiểu bác sĩ nói gì hay khả năng phát âm còn hạn chế, bác sĩ không hiểu những gì bạn nói.

Trám răng tiếng Anh là gì đã được bài viết của chúng tôi đưa ra lời giải đáp cụ thể. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn những từ vựng và mẫu câu liên quan để bạn giao tiếp với bác sĩ. Học thêm tiếng Anh để giao tiếp cơ bản với người khác là điều cần thiết, đặc biệt nhưng ai đang sống ở nước ngoài càng phải nỗ lực học tập nhiều hơn để mỗi khi đến phòng khám không bị lúng túng.