Khớp thái dương hàm và các bệnh thường gặp

Lượt xem: 4041
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Khớp thái dương hàm được cấu tạo bao gồm một đĩa khớp nằm ở chính giữa 2 đầu xương hàm dưới bên dưới và đầu xương thái dương hàm trên phía bên trên. Xung quanh ổ khớp gồm có các hệ thống dây chằng và các cơ bám vào. Sự ăn khớp giữa hai hàm trên dưới cùng với hoạt động của các nhóm cơ cho phép các cử động nhai, nói, nuốt được thực hiện dễ dàng.

Các vấn đề khớp thái dương hàm thường gặp

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là một trong những bệnh lý viêm khớp xảy ra ở nhiều đối tượng trong đó có trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây cản trở chức năng ăn nhai, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Khớp thái dương hàm và các vấn đề thường gặp-1
Khớp thái dương hàm

Nguyên nhân

Do  va đập trong lao động, chơi thể thao hay sau các vụ tai nạn giao thông gây chấn thương vùng mặt

Do người bệnh mắc một số  bệnh lí như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,...

Do răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, hay mất răng không được phục hồi lại.

Hoặc do các thói quen xấu trong quá trình ăn uống hàng ngày như khi ăn nhai thường xuyên siết chặt hàm.

Triệu chứng

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là tình trạng sưng đau ở khớp thái dương hàm, đôi khi chỉ đau ở một bên hàm nhưng trong một số trường hợp xuất hiện ở cả hai bên. Tần suất cơn đau sẽ ngày càng tăng lên và hàm dưới trở nên khó cử động hơn.

Người bệnh không thể nào há miệng lớn như bình thường được, há miệng thường hàm sẽ rất mỏi, đôi khi còn nghe những tiếng lộp cộp khi nhai.

Khớp thái dương hàm và các vấn đề thường gặp-2
Viêm khớp thái dương hàm sẽ gây ra những cơn đau nhức

Ngoài ra, khi bị viêm khớp thái dương hàm bệnh nhân sẽ thấy khuôn mặt không đồng đều, mất cân đối do phần cơ nhai bị sưng to.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm sẽ khiến cơ hàm và 2 hàm răng hoạt động không còn khớp với nhau. Bệnh thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy khi phát hiện bệnh đã tiến triển nặng, rất khó điều trị và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Nguyên nhân

Do chấn thương khớp thái dương: Khi há miệng quá to gây trật khớp, va đập mạnh,...

Do thoái hóa xương khớp (thường gặp ở tuổi già)

Do bị viêm khớp dạng thấp

Hoặc do một số vấn đề khác như mất răng' nhưng không phục hồi lại, răng mọc chen chúc, niềng răng xiết quá chặt,...

Khớp thái dương hàm và các vấn đề thường gặp-3
Rối loạn khớp thái dương hàm

Triệu chứng

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở khớp thái dương hàm: Cơn đau có thể xảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên khớp, trong nhiều trường hợp rối loạn khớp thái dương có thể gây đau nhức dữ dội và đau liên tục nhiều giờ liền.

Hàm dưới trở nên khó cử động: Người bệnh sẽ có cảm giác như cung hàm thu hẹp lại, khó há miệng to được,..

Khi ăn nhai, há miệng hay nói chuyện,... người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục tại vùng thái dương hàm.

Phòng các bệnh về khớp thái dương hàm

Để phòng tránh các bệnh về khớp thái dương hàm, bạn cần dựa vào nguyên nhân để có biện pháp cụ thể. Ví dụ, việc răng mọc chen chúc,hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ  gây ra bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm, vì thế cần có nắn chỉnh răng bằng các biện pháp nha khoa như niềng răng,phẫu thuật hàm... để tái tạo lại chỉ số khớp cắn chuẩn. Trong trường hợp bị mất răng, răng mọc thiêu, cần phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định.

Khớp thái dương hàm và các vấn đề thường gặp-4
Từ bỏ các thói quen xấu để phòng bệnh khớp thí dương hàm

Ngoài ra, Bạn cần loại bỏ các thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm như: mút ngón tay (ở trẻ nhỏ), cắn móng tay, cắn đồ quá cứng.. Những lúc căng thẳng, mệt mỏi bạn nên giải tỏa bằng cách chơi thể thao,đọc sách và có chế độ,ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để tránh thoái hóa khớp.

Nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh khớp thái dương hàm, bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ khám kỹ, có thể chỉ định chụp một số phim nếu cần. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha Khoa Đăng Lưu để được các bác sĩ tư vấn miễn phí nhé.

Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status