Mục tiêu của việc điều trị tủy răng là loại bỏ những mô tủy đã bị nhiễm trùng, hoại tử và làm sạch ống tủy. Sau đó trám bít ống tủy lại bằng chất trám nhân tạo, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và mảng bám. Vậy quy trình điều trị tủy răng như thế nào? Bạn hãy theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Quy trình điều trị tủy răng
Thăm khám và chụp phim
Bác sĩ khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là chụp phim X-quang cụ thể những răng bị nghi nhiễm tủy.
Đưa ra tổng quát tình trạng của bệnh nhân.
Trao đổi với bệnh nhân về phương pháp điều trị. Nếu bệnh nhân đồng ý, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể.
Gây tê
Bác sĩ sử dụng lượng thuốc thích hợp gây tê cho răng. Giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn và thoải mái trong khi bác sĩ thực hiện điều trị.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc tê thì có thể thay thế bằng thuốc diệt tủy.
Đặt đế cao su
Nhằm ngăn chặn hóa chất từ thuốc rơi vào đường tiêu hóa hay đường thở sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, bác sĩ sử dụng đế cao su ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng ra khỏi nướu, khoang miệng. Giúp răng được điều trị luôn trong trạng thái khô, sạch.
Thực hiện lấy tủy
Bác sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng trong nha khoa để khoan một đường nhỏ trên răng thông xuống ống tủy. Sau đó lấy sạch những phần tủy bị viêm bằng trâm tay hay trâm máy.
Bơm rửa sạch sẽ ống tủy, chụp phim X-quang xác định xem còn tủy viêm, vi khuẩn trong ống hay không.
Trám bít ống tủy
Cuối cùng bác sĩ trám bít ống tủy bằng nhựa nha khoa chuyên dụng gutta percha. Sao cho chất trám lấp đầy hệ thống ống tủy.
Nếu bệnh nhân yêu cầu hay trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ cho răng đã điều trị tủy.
Hẹn lịch tái khám
Hoàn tất quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để kiểm tra kết quả sau cùng có trục trặc gì không. Nếu không có vấn đề gì, bác sĩ hẹn thời gian cụ thể cho bệnh nhân đến tái khám.
Cách chăm sóc răng sau khi điều trị tủy
Khi răng đã được điều trị tủy thì có nghĩa là phần tủy răng đó đã chết nên răng đó suy yếu hơn những răng còn lại. Vì thế, khi điều trị tủy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho răng như:
Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn nhai thức ăn quá cứng, không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh (như nước đá, kem…)
Tránh dùng lực nhai nhiều ở răng đã điều trị tủy
Đánh răng với lực chải nhẹ nhàng
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, không dùng tăm tránh làm mòn răng đã điều trị tủy
Nên đi khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời sâu răng bởi vì không còn dây thần kinh để dẫn truyền cảm giác đau khi bị sâu răng
Trường hợp răng điều trị tủy đã được trám nay bị đổi màu, thì cần làm mão phục hình sứ.
Ngoài ra, để tránh việc mất thẩm mỹ sau này, bạn nên cân nhắc việc trám răng hoặc bọc răng sứ cho răng. Chúng sẽ có chức năng “che khuyết điểm” của thân răng đã bị thoái hóa ở bên trong.
Trám composite
Tiến hành trám composite cho vị trí răng lấy tủy để đảm bảo độ bền chắc. Tuy nhiên, miếng trám này thông thường chỉ có tuổi thọ trung bình trong khoảng từ 3-5 năm. Đây là cách thức áp dụng cho những miếng trám không quá lớn.
Bọc răng sứ
Đối với những răng sâu hay vỡ miếng quá to việc, bác sĩ sẽ tiến hành làm mão sứ để chụp bảo vệ răng là cách chăm sóc tốt nhất. Với việc bọc mão sứ giúp duy trì khả năng bảo vệ tốt cho răng của bạn, tuổi thọ trung bình lên tới 15-20 năm, từ đó giúp việc kiểm soát sức khỏe răng miệng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình điều trị tủy răng và một số cách chăm sóc răng khi điều trị tủy. Nếu bạn đang có vấn đề về răng miệng hãy đến ngay Nha Khoa Đăng Lưu để các bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị kịp thời nhé.
Bài viết liên quan:
- Lấy tủy răng là gì và khi nào cần phải lấy tủy răng
- Làm gì để phòng ngừa sự hình thành cao răng hiệu quả
- Cách bảo vệ tủy răng khi răng bị gãy, mẻ
- Độ bền phục hình răng sứ được bao lâu
- Hình thể lâm sàng và triệu chứng viêm tủy răng