Nên trồng răng loại nào? Với sự chuyển mình của lĩnh vực nha khoa đã cho ra đời nhiều phương pháp trồng răng khác nhau phục vụ cho nhu cầu phục hình răng thẩm mỹ của khách hàng. Để biết được trồng răng loại nào tốt, trước hết bạn phải tìm hiểu những phương pháp trồng răng hiện nay. Trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Đăng Lưu sẽ cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng răng giả và giúp bạn trả lời nên trồng răng loại nào tốt.
Mất răng để lại những hậu quả nghiêm trọng nhưng hầu như người bị mất răng thường chủ quan và không đi trồng răng sớm. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn hãy tìm giải pháp để trồng lại răng mới, lấp đầy khoảng trống và khôi phục khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Nội dung bài viết

Ba phương pháp trồng răng phổ biến
Hàm răng sau khi đã thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn thì không còn khả năng tái sinh. Răng vĩnh viễn sẽ đóng vai trò ăn nhai trong suốt cuộc đời của mỗi người, nếu có bất kỳ một hư tổn nào trên hàm răng thì phải can thiệp nha khoa để giải quyết sớm. Trong một số trường hợp bệnh nhân bị gãy rụng răng sớm sẽ cần phải trồng lại răng mới để duy trì khả năng ăn nhai.
Bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm (trừ răng khôn) đều sẽ đảm nhận một chức năng riêng, mất răng sớm sẽ khiến cho chức năng ăn nhai giảm sút. Đó là chưa kể những hệ lụy liên quan tới tiêu xương hàm, xô lệch toàn hàm răng khi cung hàm có khoảng trống. Để giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng mất răng sớm, các nha khoa cung cấp đa dạng kỹ thuật trồng răng như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép implant.
Mỗi phương pháp trồng răng có điểm mạnh và hạn chế riêng, dĩ nhiên bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe, mong muốn cũng như khả năng tài chính của khách hàng để đưa ra phương án thích hợp. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ba phương pháp trồng răng phổ biến để rút ra kết luận nên trồng răng loại nào nhé.
Hàm giả tháo lắp
Đúng với cái tên của nó, hàm giả tháo lắp gồm những chiếc răng nhân tạo được chế tác bằng vật liệu nhựa hoặc sứ. Chúng có hai phần đó là nền hàm nhựa mô phỏng giống như nướu và răng giả ở trên. Số lượng răng trên hàm giả sẽ phụ thuộc vào số răng mà bệnh nhân cần phục hình. Kỹ thuật làm hàm giả tháo lắp khá đơn giản, bác sĩ chỉ cần lấy dấu hàm của bệnh nhân rồi chế tác hàm răng giả thích hợp, có hai đầu móc nối để bệnh nhân dễ dàng đeo vào cũng như tháo ra vệ sinh.
Thường thì chất liệu làm hàm giả tháo lắp là nhựa lành tính, không gây ra những phản ứng bất thường trong khoang miệng. Chi phí để làm hàm giả tháo lắp cũng rẻ, chỉ vài trăm nghìn bệnh nhân đã sở hữu những chiếc răng giả đều tăm tắp và đeo vào cung hàm để che lấp khuyết điểm mất răng.
Nhưng đây cũng là kỹ thuật trồng răng có nhiều hạn chế khi dễ rơi ra bất ngờ mỗi khi ăn nhai. Nước bọt và chất dịch miệng thấm vào dễ gây ra hôi miệng. Thêm vào đó, tuổi thọ của phương pháp này không cao, chúng dễ bị rộng ra và không còn phù hợp với cung hàm của bệnh nhân. Kỹ thuật làm hàm giả tháo lắp cũng không giải quyết được tình trạng tiêu xương vì không tác động lên xương hàm của bệnh nhân.
>> Xem thêm: Giá răng sứ cao cấp.
Làm cầu răng sứ
Bạn có thể tưởng tượng bản thân mất đi một chiếc răng, tạo ra khoảng trống trên cung hàm. Lúc này để lấp đầy khoảng trống đó bác sĩ sẽ mài đi hai răng bên cạnh, rồi dùng cầu răng sứ có 3 răng lắp lên trên. Trong đó, có 2 mão sứ rỗng bọc lên trên trụ răng thật, còn một chiếc răng sứ nằm ở giữa đóng vai trò thay thế chiếc răng đã mất đi. Kỹ thuật làm cầu răng sứ được ứng dụng rộng rãi vì đem đến hiệu quả cao. Răng sứ bền chắc, có màu sắc giống với màu răng gốc của bạn nên người khác không phát hiện bạn đã làm răng giả.
Sau khi làm cầu răng sứ, bệnh nhân sẽ ăn nhai bình thường, tuy nhiên vẫn cần lựa chọn thực phẩm mềm, để tránh làm tổn thương răng sứ. Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật làm cầu răng sứ chính là sự xâm lấn vào răng tự nhiên. Một khi đã mài răng sẽ dẫn đến nguy cơ suy yếu răng gốc, sau một thời gian còn xuất hiện triệu chứng như răng ê buốt, mão sứ không còn khít sát với trụ răng.
Như vậy, có thể thấy dù đây là phương pháp trồng răng cố định, tuy nhiên thì nó vẫn có thời hạn sử dụng chứ không tồn tại vĩnh viễn. Cầu răng sứ có tuổi thọ khoảng 10 - 15 năm tùy vào việc bạn chọn mão răng sứ loại nào và chế độ chăm sóc ra sao. Việc làm cầu răng sứ chỉ thích hợp đối với những người mất một vài chiếc răng trên cung hàm chứ không thể xử lý mất răng toàn hàm. Thêm vào đó, phục hình răng sứ không có trụ răng nhân tạo nên phương pháp này cũng không giải quyết được vấn đề tiêu xương hàm đang diễn ra.
Cấy ghép implant
Khác với hai kỹ thuật trồng răng giả trên, cấy ghép implant là phương pháp trồng răng hiện đại với việc phục hình răng từ chân răng tới mão sứ lắp ở trên. Bác sĩ sẽ sử dụng một trụ răng giả làm bằng kim loại cắm sâu vào trong xương hàm để thay cho chân răng tự nhiên đã mất đi. Đợi khi trụ răng đã ổn định, chúng tích hợp hoàn toàn, bác sĩ sử dụng khớp nối để lắp mão răng sứ lên trên. Như vậy, bệnh nhân có chiếc răng giả đảm bảo khả năng ăn nhai gần giống với răng thật. Răng implant cũng được đánh giá cao về tuổi thọ và sự bền bỉ, nếu như lựa chọn nha khoa uy tín, trồng răng với quy trình chuẩn thì răng implant tồn tại suốt đời, không cần phải thay mới nhiều lần.
Trồng răng implant là giải pháp được bác sĩ khuyến cáo đối với những bệnh nhân đang có nhu cầu phục hình răng thẩm mỹ. Vốn dĩ việc cấy ghép implant sẽ hơi khó khăn vào thời gian đầu bởi vì kỹ thuật khá phức tạp, tác động vào xương hàm. Nhưng khi thành công, bệnh nhân sẽ ăn nhai tốt và có được sự ổn định khi sử dụng răng giả.
Nhờ vào việc cấy ghép implant thay cho răng đã mất đi mà tình trạng tiêu xương được đẩy lùi. Các mô bám vào trụ răng giả và tạo thành một thể thống nhất, giúp cho những chiếc răng bên cạnh đứng vững và không di chuyển nên hạn chế tình trạng xô lệch toàn hàm răng.
Nhưng điều hạn chế của kỹ thuật trồng răng implant chính là chi phí cao, mỗi trụ răng implant có giá khoảng 18.000.000 VNĐ đến 40.000.000 VNĐ tùy vào từng thương hiệu. Điều này gây ra trở ngại lớn đối với những bệnh nhân có tài chính hạn hẹp. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân mắc bệnh nền nghiêm trọng cũng không áp dụng hình thức này được vì nguy cơ chảy máu mất kiểm soát trong khoang miệng.
Nên trồng răng loại nào?
Với các thông tin về ba phương pháp trồng răng được chúng tôi nêu ra ở trên bạn đã biết nên trồng răng loại nào chưa? Thật ra, sẽ không có phương pháp trồng răng nào toàn diện về mọi mặt, muốn biết bản thân nên trồng răng loại nào bệnh nhân phải xem xét qua nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê những vấn đề bạn cần quan tâm khi trồng răng giả.
Tình trạng sức khỏe của bản thân
Những bệnh nhân có sức khỏe không đảm bảo, cơ thể nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài. Bác sĩ thực hiện xét nghiệm và cho thấy không đủ điều kiện để trồng răng implant thì sẽ đề xuất 2 phương án còn lại. Đặc biệt, những bệnh nhân lớn tuổi, mắc bệnh nền không thể trải qua cuộc phẫu thuật cấy ghép thì sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ tốt hơn. Như vậy, bệnh nhân đến phòng khám, bác sĩ kiểm tra và trao đổi về tình hình sức khỏe của bạn rồi đưa ra lựa chọn thích hợp về việc trồng răng.
Bệnh nhân bị mất răng sớm nhưng không tìm cách xử lý dẫn đến tiêu xương hàm. Lúc này, việc phục hình răng sẽ gặp khó khăn hơn, bác sĩ cũng đề xuất cấy ghép xương để quá trình trồng răng diễn ra suôn sẻ, đảm bảo trụ implant đứng vững và tích hợp tốt trong xương hàm.
Vị trí và số lượng răng cần trồng
Bệnh nhân muốn trồng răng toàn hàm thì nên áp dụng kỹ thuật trồng răng implant. Bởi vì hiện nay, có kỹ thuật trồng răng toàn hàm All - On - 4 đem tới cho bệnh nhân hàm răng mới đẹp, sử dụng lâu dài và chỉ cần trải qua một lần phẫu thuật. Việc trồng răng toàn hàm sẽ không phù hợp nếu bạn lựa chọn cầu răng sứ. Còn đối với hàm giả tháo lắp, sử dụng một hàm răng giả lắp trong cung hàm không có sự chắc chắn và cũng không thể ăn nhai như bình thường được.
Bệnh nhân muốn trồng răng đơn lẻ với cầu răng sứ phải đảm bảo có hai răng bên cạnh còn khỏe mạnh. Ví dụ bạn trồng răng số 7 thì bắt buộc răng số 8 và răng số 6 phải mài thành trụ, tuy nhiên răng số 8 là chiếc răng khó mọc thẳng đứng nên hầu như bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân phục hình răng bằng trụ implant đơn lẻ. Như vậy, tùy vào số lượng răng cần trồng và vị trí trồng răng trên cung hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp.
>> Xem thêm: Trồng răng sứ cố định.
Phí trồng răng bạn sẵn sàng chi trả
Mỗi hình thức trồng răng sẽ có chi phí khác nhau, rẻ nhất là làm hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp tồn tại nhiều hạn chế và cần thay mới nhiều lần. Còn làm cầu răng sứ và cấy ghép implant thì giá cao hơn, trong đó cầu răng sứ được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi có chi phí hợp lý, quá trình thực hiện nhanh và ít đau đớn.
Trồng răng implant có chi phí cao vì cần phải có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và thao tác thực hiện chuẩn xác từ bác sĩ có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, trụ răng implant cũng có giá thành cao hơn những vật liệu thông thường do thiết kế độc đáo, đảm bảo cấy vào xương hàm đem đến sự tích hợp tốt, tránh xảy ra trường hợp bị đào thải.
Nên trồng răng loại nào tốt còn phụ thuộc vào nhu cầu, sức khỏe và tài chính của bệnh nhân. Mỗi người sẽ có cơ địa và tình trạng răng miệng khác nhau nên muốn biết trồng răng loại nào phù hợp hãy tới Nha Khoa Đăng Lưu. Phòng khám cung cấp đa dạng dịch vụ răng hàm mặt, trong đó có trồng răng theo quy trình đạt chuẩn, giúp cho bệnh nhân cải thiện tốt các khuyết điểm trên cung hàm.