Những trường hợp không nên bọc răng sứ gồm đối tượng nào? Bọc răng sứ được xếp vào các phương pháp phục hình răng miệng áp dụng rộng rãi hiện nay. Nhờ vào kỹ thuật này mà bệnh nhân bị mất răng, răng gãy vỡ có thể tìm lại nụ cười rạng ngời, tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, bác sĩ khuyên không nên làm răng sứ để bảo vệ răng tự nhiên.
Chẳng ai muốn mình phải tìm đến phương pháp làm răng giả, vì răng tự nhiên dù sao cũng tốt hơn. Nhưng do các tác động ngoại lực bất ngờ hoặc bệnh lý phát sinh trong răng miệng khiến răng tự nhiên không còn đáp ứng được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, cho nên bọc răng sứ là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, có người lại không thể làm răng sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau, tìm hiểu cùng Nha Khoa Đăng Lưu ngay dưới đây.
Nội dung bài viết

Phương pháp bọc răng sứ mang đến lợi ích gì?
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ, cải thiện hình dáng, kích thước, màu sắc cho răng. Với phương pháp này, người bị mất răng cũng có khả năng ăn nhai tốt, mang tới vẻ đẹp cho hàm răng. Tuy nhiên, bọc răng sứ đòi hỏi kỹ thuật thực hiện đảm bảo, không được xảy ra sơ suất gì ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Bác sĩ mài cùi răng, tỷ lệ mô răng mài đi còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và mão răng sứ lắp lên trên. Việc mài cùi răng cần cẩn thận, không được xâm phạm quá nhiều, đảm bảo trụ răng vẫn nâng đỡ mão sứ ở trên. Mão răng sứ làm từ chất liệu kim loại rồi phủ sứ bên ngoài hoặc chế tác hoàn toàn từ sứ nguyên chất. Bác sĩ đo đạc kích thước răng, mài răng và chụp phim CT xác định chuẩn xác, mang lại một chiếc răng đều màu và có thể ăn nhai tốt.
Những ai có hàm răng không được đẹp, răng mọc lộn xộn, kích thước răng không đều, răng bị xấu, lộ nhiều khuyết điểm, men răng bị tổn thương, răng bị ố vàng,... đều có thể khắc phục được bằng kỹ thuật bọc răng sứ. Sau khi bọc sứ, việc ăn nhai chỉ hơi nhạy cảm vào thời gian đầu, sau đó răng sứ hoạt động ổn định trên cung hàm.
Mặc dù mang tới hiệu quả phục hình tốt như vậy, tuy nhiên thì không phải ai cũng được phép áp dụng kỹ thuật nha khoa này. Có những trường hợp không nên bọc răng sứ vì chúng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ kiểm tra tình trạng răng, tìm ra hướng khắc phục khuyết điểm trên hàm răng và đưa ra giải pháp phục hình cụ thể. Những người không được phép bọc răng sứ sẽ được cung cấp phương án cải thiện khác.
>> BẠN THẮC MẮC VỀ QUÁ TRÌNH LÀM RĂNG SỨ HÃY THAM KHẢO: CÁCH BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ ĐẠT CHUẨN
Những trường hợp không nên bọc răng sứ
Răng sứ cải thiện nhiều vấn đề trên hàm răng của bạn, tuy nhiên có một số trường hợp không được làm răng sứ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những trường hợp không nên bọc răng sứ để bạn tham khảo như sau:
Hàm răng bị sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng
Răng sứ có thể cải thiện được tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ, chứ không giải quyết được vấn đề sai lệch khớp cắn quá nghiêm trọng. Việc mài cùi răng ở những bệnh nhân bị khớp cắn lệch phức tạp sẽ làm tổn thương cấu trúc răng, khiến cho hàm răng không còn khỏe mạnh như trước nữa.
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sai lệch răng, chụp X-quang phân tích cấu trúc răng rồi mới tư vấn cho bạn hướng điều trị cụ thể. Những người bị sai lệch khớp cắn nhẹ thì bọc răng sứ để khắc phục, còn nặng hơn buộc phải niềng răng. Bởi vì chỉ có lực kéo chỉnh từ khí cụ niềng răng mới cải thiện được sự lệch lạc của răng miệng.
Răng tự nhiên bị lung lay
Bạn cần biết rằng, khi bọc răng sứ, bắt buộc phải mài cùi răng, hình thành trụ nâng đỡ mão răng sứ. Nếu như chiếc răng bị lung lay thì tức là răng đã không còn khỏe mạnh, chân răng yếu, không có khả năng chịu được áp lực. Thế nên, việc mài răng và bọc răng sứ ở thời điểm này không khả thi. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng và thực hiện cấy ghép implant để tạo ra một chiếc răng giả mới.
Răng bị hô móm do xương hàm
Với những bệnh nhân có răng bị hô móm nhẹ, không liên quan tới xương hàm thì có thể áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ để cải thiện. Còn người nào bị hô móm nặng do xương hàm thì bọc răng sứ không phải là giải pháp tốt. Vì bọc răng sứ là sự thay đổi ở răng, không tác động vào xương hàm cho nên sẽ không thể khắc phục được nhược điểm này. Đối với người bị hô móm do xương hàm phát triển quá mức cần phải can thiệp trực tiếp vào xương hàm, cắt chỉnh xương và kết hợp với niềng răng thì mới giải quyết được.
Hàm răng quá nhạy cảm
Răng nhạy cảm cũng thuộc một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ. Việc mài cùi răng dưới sự tác động trực tiếp của thiết bị nha khoa sẽ làm cho răng bị ê buốt. Nếu hàm răng của bạn quá nhạy cảm thì tình trạng ê buốt sẽ kéo dài hơn, cảm giác ê nhức ảnh hưởng tới vùng đầu, gây đau đầu. Cho nên, bệnh nhân nào có răng nhạy cảm hoặc trước đó mắc một số bệnh lý khác thì cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp phục hình tối ưu hơn.
Răng bị gãy vỡ quá nhiều
Những bệnh nhân có răng bị hỏng nghiêm trọng, gãy vỡ nhiều do va đập mạnh hoặc bệnh lý răng miệng trước đó cũng không thể bọc răng sứ. Vì lúc này chân răng không còn đủ tiêu chuẩn để mài thành trụ và lắp răng sứ lên trên. Việc cố chấp phục hình răng sứ sẽ khiến cho hàm răng trở nên kém duyên hơn, khả năng ăn nhai bị giảm sút chứ không cải thiện được nhược điểm của răng.
Vậy nên, những người nào có răng bị sứt mẻ nhẹ thì có thể lựa chọn phương pháp bọc sứ. Nhưng nếu đã hư răng nặng, chỉ còn 1 phần chân răng, không đủ để nâng đỡ răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ và trồng răng mới bằng kỹ thuật cấy ghép implant.
Người mắc một số bệnh lý về sức khỏe
Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về tim mạch, máu khó đông, người bị bệnh ung thư, động kinh,... sẽ được xem xét thật kỹ trước khi bọc răng sứ. Bởi quá trình này đòi hỏi gây tê, mài cùi răng, nếu như bệnh nhân mắc bệnh nền sẽ tác động xấu tới sức khỏe, nghiêm trọng hơn gây ra biến chứng nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai cũng không được làm răng sứ vì sức khỏe đang không ổn định, cơ thể nhạy cảm. Thuốc tê sử dụng khi mài cùi răng cũng có thể ảnh hưởng tới em bé. Cho nên tốt nhất mẹ bầu hãy chờ tới khi sinh con xong, trải qua giai đoạn ở cữ, rồi đến phòng khám gặp bác sĩ, kiểm tra răng miệng và phục hình răng sứ cũng chưa muộn.
Trẻ em chưa đủ tuổi bọc răng sứ
Phương pháp làm răng sứ chỉ phù hợp với người trưởng thành đã mọc răng vĩnh viễn. Hay nói cách khác trẻ em có cấu trúc răng chưa hoàn thiện không được thực hiện kỹ thuật này vì ẩn chứa nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo khuyến cáo, người đủ 18 tuổi, có hàm răng ổn định, không bị bệnh lý nào nghiêm trọng mới được phép làm răng sứ. Đối với trẻ chưa đủ tuổi nhưng vì lý do nào đó bị gãy vỡ răng vĩnh viễn thì bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương, đề xuất phương án xử lý khác trước khi bọc răng sứ cho trẻ.
Người bị viêm nướu nặng
Những bệnh nhân bị viêm nướu, viêm chân răng quá nặng có dấu hiệu chuyển sang viêm nha chu thì không nên bọc răng sứ. Vì lúc này khoang miệng của bệnh nhân đang gặp vấn đề, vi khuẩn tấn công gây đau nhức. Nếu tiếp tục mài răng và bọc sứ sẽ gây ra cảm giác khó chịu nhiều hơn. Cho nên, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng rồi mới thực hiện phục hình răng sứ, tránh trường hợp đau nhức kéo dài, vi khuẩn lây lan vào máu và xương hàm, nguy hiểm cho sức khỏe.
>> VIÊM NƯỚU LÀ BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG KHÔNG NÊN XEM NHẸ, TÌM HIỂU: TÁC HẠI CỦA BỆNH VIÊM NƯỚU RĂNG
Bọc răng sứ có được vĩnh viễn không?
Mặc dù răng sứ không phù hợp đối với những trường hợp được nêu ở trên. Tuy nhiên đây lại là giải pháp phục hình răng thẩm mỹ mà nhiều người nghĩ tới đầu tiên khi gặp tình trạng răng sứt mẻ, răng gãy vỡ,... Sau khi trồng răng sứ bệnh nhân có hàm răng đẹp và khả năng ăn nhai tốt. Nhưng điều mà nhiều bệnh nhân thắc mắc là răng sứ có tồn tại vĩnh viễn hay không?
Câu trả lời cụ thể cho vấn đề này là răng sứ không vĩnh viễn tồn tại trên cung hàm. Đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải chấp nhận thay mới răng sứ khi chúng có dấu hiệu xuống cấp, không còn đảm bảo vẻ đẹp cho hàm răng hay chức năng ăn nhai cơ bản. Lý giải cho điều này, bác sĩ cho biết mài răng tự nhiên để bọc răng sứ tức là bệnh nhân đã chấp nhận xâm lấn vào mô răng thật. Sau một thời gian, răng gốc bị suy yếu, hoặc răng sứ và trụ răng không còn khít sát xảy ra hiện tượng lỏng lẻo, buộc phải đến nha khoa để kiểm tra và khắc phục.
Thêm vào đó, mão răng sứ có tuổi thọ trung bình 5 - 10 năm đối với răng sứ kim loại. Còn răng sứ toàn sứ thì tuổi thọ cao hơn, tầm 20 năm. Có nghĩa là bệnh nhân lựa chọn mão răng sứ nào để phục hình cũng sẽ quyết định tới thời gian sử dụng của chiếc răng sứ. Hiện nay, đa số bệnh nhân đều chọn răng sứ toàn sứ vì mức độ lành tính cao, khả năng phục hình tốt và giống với răng tự nhiên. Chiếc răng sứ này cũng không để lộ quá nhiều khi có ánh đèn chiếu trực tiếp.
Mặc dù răng sứ không sử dụng vĩnh viễn, tuy nhiên thì bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của nó bằng cách chăm sóc răng miệng khoa học. Đánh răng đúng cách, ăn thực phẩm mềm, không gây áp lực lên răng sứ. Lựa chọn nha khoa uy tín để quá trình làm răng sứ diễn ra suôn sẻ, bác sĩ mài răng cẩn thận, giúp trụ răng và mão sứ khít sát, nâng cao tuổi thọ của răng sứ.
Những trường hợp không nên bọc răng sứ gồm người mắc bệnh răng miệng, bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, răng tự nhiên lung lay,... đã được chúng tôi giải đáp rõ ràng ở phần trên. Để có thể phục hình răng thẩm mỹ đạt hiệu quả cao, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nha Khoa Đăng Lưu có bác sĩ giỏi, sẽ đưa ra phương án bọc răng sứ tốt cho từng bệnh nhân.