Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng có được uống cà phê không?

Lượt xem: 1718
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng có được uống cà phê không? Mỗi buổi sáng vừa đọc sách vừa nhâm nhi một ly cà phê nóng là thói quen của rất nhiều người. Trong hành trình chăm sóc răng miệng, chúng ta lo lắng liệu có thể kết hợp giữa việc duy trì vẻ đẹp của nụ cười với niềm đam mê bên tách cà phê nóng hổi.

Ai cũng mong muốn có một hàm răng đẹp, nhưng thói quen uống cà phê thì khó lòng mà từ bỏ được. Cùng tìm hiểu xem niềng răng có được uống cà phê không qua bài viết dưới đây. Để từ đó biết thêm thông tin về quá trình chăm sóc răng miệng, giúp hàm răng vừa đẹp, vừa chắc khỏe. 

Niềng răng có được uống cà phê không
Niềng răng có được uống cà phê không*

Uống cà phê có làm ảnh hưởng đến răng miệng không?

Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi “Niềng răng có được uống cà phê không?” thì cùng tìm hiểu liệu cà phê có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.

Cà phê là một thức uống không thể thiếu của nhiều người vào mỗi buổi sáng. Nó giúp chúng ta tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Song, nó cũng có một số tác hại đến răng miệng như:

  • Trong thành phần của cà phê có chứa tannin, hợp chất này bám vào răng sẽ làm cho răng của bạn bị ố vàng. Theo nghiên cứu thì uống một tách cà phê mỗi ngày cũng sẽ làm cho răng bị vàng nếu như không biết vệ sinh đúng cách.
  • Cà phê cũng làm kích thích sự phát triển của một số vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ví dụ như vi khuẩn làm hại men răng, khiến cho cấu trúc răng của bạn mỏng, dễ hư tổn.
  • Uống cà phê mà không có chế độ làm sạch răng miệng phù hợp sẽ bị hôi miệng, gây cảm giác khó chịu.
Uống cà phê có làm ảnh hưởng đến răng miệng không
Uống cà phê có làm ảnh hưởng đến răng miệng không*

Niềng răng có được uống cà phê không?

Sau khi biết được những ảnh hưởng của cà phê đối với răng miệng, có lẽ bạn đang rất thắc mắc liệu niềng răng có được uống cà phê không. Với những người có thói quen uống cà phê mà khi niềng răng không uống nữa sẽ khiến họ làm việc không hiệu quả. Dù cà phê có làm ảnh hưởng đến màu răng nhưng trên thực tế không phải ai uống cà phê răng cũng bị ố vàng, vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng men răng của mỗi người. 

Tuy nhiên, người thực hiện phương pháp chỉnh nha thì răng đang bị yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế mà khả năng răng bị ố vàng khi sử dụng cà phê rất cao. Đó là chưa kể loại thức uống này có chứa axit nên gây mòn men răng.

Tóm lại, người niềng răng vẫn có thể uống cà phê nhưng cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày để không làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

Niềng răng có được uống cà phê hay là không
Niềng răng có được uống cà phê hay là không*

Một số lưu ý sử dụng cà phê khi đang niềng răng

Như đã nói ở trên, bạn vẫn có thể uống cà phê dù đang niềng răng. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý một số vấn đề dưới đây để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Không nên uống cà phê quá nhiều lần trong ngày: Bạn hãy hạn chế lượng cà phê mình uống mỗi ngày để giảm nguy cơ bị ố vàng răng. Nếu như bình thường bạn uống 2,3 ly cà phê thì khi niềng răng bạn nên uống 1 ly đủ để tỉnh táo làm việc mà thôi.

Dùng ống hút để uống cà phê: Nếu như bạn lo ngại việc cà phê bám vào răng gây xỉn màu thì có thể sử dụng ống hút. Vì khi đó, ông hút sẽ hạn chế được sự tiếp xúc của cà phê và răng nên được giảm sự bám màu. 

Vệ sinh răng sau khi uống cà phê: Muốn không bị bám màu thì bạn hãy vệ sinh răng miệng sau khi uống cà phê. Bạn chọn các loại bàn chải mềm tránh gây tổn thương răng niềng. 

Theo dõi sự nhạy cảm của răng: Nếu như bạn cảm thấy răng bị đau, buốt, khó chịu hơn sau khi uống cà phê thì không nên uống nữa. Sau khi đã dừng uống mà tình trạng này vẫn tăng lên thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Cách xử lý răng bị vàng do uống cà phê

Có nhiều cách giúp khắc phục tình trạng răng bị ố vàng ngay tại nhà như:

Tẩy trắng bằng Baking Soda

Đây là một trong những cách đơn giản và được nhiều người áp dụng để xử lý hàm răng bị ố vàng. Baking Soda có khả năng hút ẩm cao, có tính kiềm, ít tan trong nước nên sẽ dung hòa được lượng axit làm mòn men răng, giúp trắng răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

Dùng than hoạt tính

Bạn cũng có thể sử dụng than hoạt tính để tẩy trắng răng. Chúng có khả năng loại bỏ được các vi khuẩn, độc tố và các mảng bám dư thừa ở trên răng. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại kem đánh răng có chứa than hoạt tính nên bạn có thể mua về sử dụng. Hoặc bạn mua riêng than hoạt tính rồi trộn với nước để đánh răng rồi súc miệng lại bình thường.

Cách xử lý răng bị vàng do uống cà phê
Cách xử lý răng bị vàng do uống cà phê*

Sử dụng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất tốt và cũng có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa. Các dưỡng chất này sẽ làm sạch những mảng bám ở trên răng, loại bỏ vi khuẩn, khắc phục tình trạng răng bị ố vàng do uống cà phê. Bạn chỉ cần lấy 2 thìa dầu dừa súc miệng 2 - 3 phút và đánh răng lại là được.

Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy răng của mình bị ố vàng do uống cà phê hay các nguyên nhân khác mà vẫn đang trong giai đoạn niềng răng thì bạn không nên vội vàng áp dụng những phương pháp trên. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra cách xử lý răng xỉn màu phù hợp để tránh gây tổn thương đến răng. Bởi lẽ khi đang chỉnh nha thì răng bạn đang nhạy cảm. Nếu như tiếp tục điều trị làm trắng răng e rằng sẽ khiến “bộ nhá” của bạn chịu không nổi và trở nên yếu hơn.

Niềng răng có được uống cà phê không - Dĩ nhiên là được. Tuy nhiên bạn phải biết mình cần làm gì để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Nha Khoa Đăng Lưu với quy trình niềng răng đạt chuẩn sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe, đẹp. Nếu còn có thắc mắc gì liên quan đến việc chăm sóc răng miệng bạn hãy liên hệ với Nha Khoa Đăng Lưu để được giải đáp nhé!