Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Răng sâu có niềng được không?

Lượt xem: 1975
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

>Răng sâu có niềng được không? Đây là một trong các thắc mắc của bệnh nhân khi đang gặp vấn đề về răng miệng. Sở hữu một hàm răng khỏe đẹp, không mắc bất kỳ bệnh lý nào là ước mơ của nhiều người. Những chiếc răng mọc đều, trắng sáng giống như viên ngọc quý làm nổi bật lên nhan sắc tự nhiên của bạn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của răng sâu đã làm nhạt nhòa đi vẻ đẹp ấy, khiến bạn không còn tự tin khi giao tiếp. 

Răng sâu gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nụ cười, sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay niềng răng là giải pháp phổ biến nhằm cải thiện các khuyết điểm của hàm răng. Từ đó định hình cung hàm, làm thay đổi khuôn mặt, giúp nụ cười trở nên hoàn hảo, quyến rũ tựa như một tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc tinh xảo lên gương mặt tự nhiên của bạn. 

Răng sâu có niềng được không
Răng sâu có niềng được không*

Tìm hiểu về bệnh sâu răng

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Răng bị sâu có niềng được không?” thì cùng tìm hiểu về bệnh lý này cùng bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu. Sâu răng là tình trạng kết cấu mô cứng của răng đã bị phá hủy do vi khuẩn từ các mảng bám lâu ngày gây ra. Thói quen ăn uống đồ ngọt thường xuyên và không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến việc bị sâu răng. Nó phá hủy men răng, thân răng, thậm chí là vào tận tủy răng.

  • Sâu răng mức độ nhẹ: Răng xuất hiện đốm màu đen, có những lỗ nhỏ li ti.
  • Sâu răng mức độ nặng: Răng bị hư do vi khuẩn phát triển mạnh, nó tấn công lớp men răng rồi vào tủy răng. Dẫn đến việc viêm tủy, làm răng bị hư hại nặng và xuất hiện chỗ bị khuyết lớn. Thậm chí là mất đi phần thân răng, chỉ còn lại mỗi chân răng mà thôi.

Bệnh sâu răng nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều phiền phức. Nó làm cho quá trình ăn nhai của bạn bị ảnh hưởng. Gây cảm giác khó chịu, đau nhức, thậm chí còn tác động lên dây thần kinh gây đau đầu dữ dội. Chính vì vậy mà bác sĩ đưa ra khuyến cáo khi có dấu hiệu sâu răng dù ở mức độ nhẹ bệnh nhân nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu về bệnh sâu răng
Tìm hiểu về bệnh sâu răng*

Răng sâu có niềng được không?

Với những tác động không tốt của răng sâu, nhiều người thắc mắc “Răng sâu có niềng được không?” Thật ra bạn vẫn có thể niềng dù răng bị sâu, bị bể,... Nhưng trước đó, bạn cần phải điều trị răng sâu bằng các phương pháp chỉnh nha phù hợp. 

Vì răng sâu đã bị phá hủy các mô, khiến nó yếu hơn bình thường nên việc áp dụng lực kéo của niềng răng lúc này là không tốt, thậm chí có thể gây gãy răng. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ khi niềng răng. Men răng bị bào mòn gây nên tình trạng đau buốt, nếu như tiếp tục niềng răng bạn sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội. 

Việc niềng răng không phải chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà nó phải được điều trị kéo dài từ 1,5 đến 2 năm tùy vào từng trường hợp. Nếu răng bị sâu mà bạn không chữa trị kịp thời sẽ làm tình trạng này nặng thêm. Bên cạnh đó, không biết cách vệ sinh răng miệng khi niềng thì sâu răng sẽ lan sang các răng lân cận.

Các cách xử lý răng sâu trước khi niềng

Răng sâu có niềng được không? Vẫn có thể niềng sau khi xử lý dứt điểm bệnh lý này. Tùy vào cơ địa của mỗi người và tình hình răng hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị,  niềng răng sâu thích hợp.

Các cách xử lý răng sâu trước khi niềng
Các cách xử lý răng sâu trước khi niềng*

Trường hợp sâu răng nhẹ

Với những ai bị sâu răng nhẹ thì cách xử lý đó là hàn trám răng. Nếu răng chỉ mới xuất hiện một số đốm nhỏ li ti sẽ được bổ sung thêm Florua để khắc phục. Còn lỗ sâu lớn hơn bác sĩ sẽ loại bỏ hết các vết sâu rồi trám lại. Sau khi hàn trám răng xong các bác sĩ mới thực hiện việc niềng răng.

Trường hợp răng đã bị gãy hết thân

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá xem phần thân răng còn lại có thể mài để bọc sứ hay không. Nếu vẫn sử dụng được tiến hành bọc sứ, phục hình và niềng răng. Còn nếu như thân răng đã bị gãy hết không thể phục hồi nữa thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ đi. Sau đó tùy vào từng trường hợp mà đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Trường hợp sâu răng nặng đến phần tủy

Nếu như sâu răng ảnh hưởng đến tủy sẽ xuất hiện các cơn đau khó chịu. Trường hợp này bệnh nhân cũng sẽ không muốn niềng răng vì không thể nào chịu hai cơn đau cùng lúc. Cách xử lý phù hợp đó là điều trị tủy rồi đến bọc sứ.

Bác sĩ sẽ loại bỏ đi mô sâu, rồi đánh giá tình trạng tủy răng còn lại. Nếu nhận thấy tủy vẫn còn dùng được thì bác sĩ sẽ giữ lại. Còn không sẽ tiến hành diệt tủy, khi đã thực hiện cách này thân răng sẽ trở nên yếu hơn, nếu niềng răng ngay là khá rủi ro. Chờ một khoảng thời gian để ổn định bác sĩ tiến hành bọc răng sứ và dựa vào độ bền răng sứ giúp cho quá trình niềng thuận lợi hơn.

Điều cần làm để hạn chế sâu răng khi niềng

Một trong số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng khi niềng đó là hệ thống mắc cài và dây cung. Vì vướng các khí cụ này mà việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Các vụn thức ăn dễ bị mắc lại trong kẽ răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng. Để hạn chế tối đa những phát sinh không mong muốn bạn hãy chú ý những điều sau đây:

Điều cần làm để hạn chế sâu răng khi niềng
Điều cần làm để hạn chế sâu răng khi niềng*

Về chế độ ăn uống

  • Bạn không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không ăn hoa quả cứng vì dễ làm hỏng các mắc cài.
  • Hạn chế các đồ ăn, thức uống dễ bám màu răng như bia rượu, cà phê, trà đậm,..
  • Không hút thuốc lá.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu vitamin để giúp răng, nướu chắc khỏe hơn.

Về chăm sóc răng miệng

  • Bạn dùng bàn chải răng mềm, khi đánh răng hãy chú ý các mắc cài và thực hiện nhẹ nhàng để chúng không bị bung ra.
  • Có thể dùng tăm nước, chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng.

Răng sâu có niềng được không? Các bác sĩ đã đưa ra kết luận là vẫn có thể niềng. Nhưng trước đó bệnh nhân phải thực hiện một số phương pháp chỉnh nha khác. Muốn sở hữu một hàm răng đẹp bạn phải kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Chính vì thế khi có ý định niềng răng bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý và tài chính để không bỏ dở hành trình này.