Cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng là chủ đề nhận được sự quan tâm của người đang trong quá trình chỉnh nha. Bạn muốn niềng răng thành công, ngoài việc lựa chọn bác sĩ chỉnh nha uy tín, còn phải biết cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm nguy cơ vi khuẩn tích tụ trên mắc cài gây ra nhiều bệnh răng miệng không mong muốn.
Sau khi niềng răng, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng miệng. Nhưng đa số bệnh nhân hay quên những lời dặn dò của bác sĩ nên gây ra các vấn đề như rơi mắc cài, bung dây cung,... Hiểu được điều đó, Nha Khoa Đăng Lưu có chia sẻ chi tiết về cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng dưới đây để bạn tham khảo.
Nội dung bài viết

Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng khi đang đeo niềng
Niềng răng là một quá trình dài, nó khác với những phương pháp nha khoa như bọc sứ hay trồng răng. Bởi vì niềng răng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì, phối hợp với bác sĩ để quá trình niềng răng đạt được kết quả tốt. Thời gian đeo niềng lên đến 1 - 3 năm tùy vào từng tình trạng. Cho nên, trong những ngày tháng bạn đeo niềng, bạn phải chủ động chăm sóc răng miệng hiệu quả để tránh những rủi ro không mong muốn.
Bạn cần hiểu rằng, dù đeo niềng thì hoạt động ăn nhai của bạn vẫn phải diễn ra thường xuyên. Cho nên, trên răng sẽ xuất hiện các mảng bám do thức ăn thừa gây ra. Bạn phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để tránh bệnh sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,...
Đã có nhiều bệnh nhân không chú ý đến việc làm sạch khoang miệng khi niềng răng. Để cho vi khuẩn tấn công gây đau nhức răng, hình thành lỗ sâu răng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, khiến quá trình niềng răng không được suôn sẻ. Đó là chưa kể, bạn cần phải điều trị xong bệnh răng miệng mới tiếp tục hành trình chỉnh nha. Gây tốn kém chi phí, cho nên bạn hãy chú ý chăm sóc răng miệng tốt ngay từ lúc bắt đầu.
Cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng
Bởi vì trên răng của bạn xuất hiện các khí cụ nên quá trình làm sạch răng miệng sẽ khó khăn hơn. Bạn hãy chú ý những cách làm sạch răng dưới đây và thực hiện theo để có khoang miệng sạch sẽ.
Chải răng đúng cách
Dù có bị vướng víu bởi khí cụ chỉnh nha thì bạn cũng phải thực hiện đánh răng mỗi ngày. Bạn kết hợp giữa bàn chải kẽ răng và bàn chải thường để quá trình làm sạch răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Sử dụng bàn chải đánh răng có phần lông mềm và mảnh. Nên dùng sản phẩm kem đánh răng có thành phần tự nhiên, lành tính, giúp răng luôn chắc khỏe và tránh nguy cơ bào mòn men răng.
Bạn chải răng theo phương dọc, không đánh theo chiều ngang. Bạn chải răng từ từ, đừng chà xát mạnh, hãy để lông bàn chải len lỏi vào khe hở giữa các răng. Cũng như làm sạch cả mắc cài trên răng mà không làm rơi chúng.
Bạn chải răng sạch sẽ, cứ định kỳ 3 - 4 tháng bạn thay bàn chải mới để vi khuẩn không có cơ hội làm hại tới răng của bạn. Đối với người sử dụng niềng răng tháo lắp thì chỉ cần tháo niềng và chải răng như bình thường. Sau đó vệ sinh khay niềng, lau khô rồi đeo vào trở lại.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa
Dù chải răng đều đặn mỗi ngày thì cũng khó có thể loại bỏ được hết các vụn thức ăn mắc lại trên khí cụ chỉnh nha và răng miệng. Cho nên, nếu như thấy thức ăn mắc trong kẽ răng, thay vì dùng vật nhọn tác động bạn hãy chuyển sang dùng chỉ nha khoa. Sợi chỉ có khả năng luồn lách vào khe hở của răng, nơi mà lông bàn chải không xử lý được. Loại bỏ hết các mảng dư thừa, giúp răng miệng trở nên sạch sẽ.
Các loại chỉ nha khoa được thiết kế dạng cuộn nhỏ gọn, khi dùng bạn cắt một đoạn vừa phải. Sợi chỉ đã trải qua công nghệ vô trùng đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ không làm tổn thương tới nướu lợi. Bạn dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, đừng dùng nhiều lần trong ngày có thể gây khó chịu ở kẽ răng.
Dùng máy tăm nước
Thêm một sự lựa chọn tốt nữa dành cho bệnh nhân đang đeo niềng và muốn làm sạch răng miệng nhanh chóng đó là dùng máy tăm nước. Chiếc máy tăm nước được xem là phát minh tuyệt vời có khả năng đánh bay mảng bám hiệu quả. Lực từ tia nước bắn ra không quá mạnh nên không ảnh hưởng đến mắc cài trên răng. Ngược lại, nó còn làm sạch cả mắc cài, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý liên quan.
>> SÂU RĂNG NGHIÊM TRỌNG SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỦY RĂNG, TÌM HIỂU: ĐIỀU TRỊ RĂNG BỊ CHẾT TỦY
Nước súc miệng
Nhiều bệnh nhân cho biết, sau khi niềng răng họ cảm thấy khoang miệng của mình có mùi hôi. Tình trạng hôi miệng xuất hiện nhiều hơn lúc chưa đeo niềng. Lý giải cho điều này, bác sĩ cho biết có thể do sự xuất hiện của mắc cài mà bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khiến cho thức ăn tồn đọng, vi khuẩn bị phân hủy trong môi trường khoang miệng tạo ra mùi hôi.
Chính vì thế, để giữ cho khoang miệng sạch sẽ, thơm tho bạn hãy dùng nước muối loãng để súc miệng. Hoặc là dùng dung dịch nước súc miệng lành tính có hương bạc hà, trà xanh. Những nguyên liệu này làm tăng khả năng làm sạch răng miệng của bạn. Bạn sẽ không còn ngại ngùng mỗi khi nói chuyện với những người xung quanh.
Dùng dao cạo lưỡi
Đối với những người từ trước đến nay chỉ áp dụng cách vệ sinh răng miệng truyền thống là đánh răng và súc miệng có lẽ sẽ bất ngờ với dao cạo lưỡi. Đây là một dụng cụ nên được bổ sung vào chu trình làm sạch răng miệng của người niềng răng. Thông thường, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tập trung nhiều trên lưỡi. Nếu như không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ tồn đọng hình thành lớp màn màu trắng ở bề mặt lưỡi. Đây chính là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi khó chịu mặc dù đã đánh răng sạch. Khi sử dụng dao cạo lưỡi, bạn cần chú ý:
- Cạo lưỡi phải được thực hiện trước khi bạn đánh răng.
- Dùng dao cạo lưỡi nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh trên lưỡi sẽ gây chảy máu, làm mất vị giác.
- Với những người mới sử dụng sản phẩm này sẽ không quen và dễ buồn nôn. Tuy nhiên chỉ cần thực hiện thường xuyên bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn trên lưỡi mà không gặp vấn đề gì.
Bạn thấy đấy, chỉ cần áp dụng các hướng dẫn về cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng được nêu ở trên thì bạn sẽ có sức khỏe răng miệng tốt. Từ đó ngăn chặn vi khuẩn tấn công và ngăn ngừa bệnh răng miệng hiệu quả. Khoang miệng của bạn không bị tổn thương nên quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra nhanh hơn.
>> BẠN LO LẮNG KHI THẤY CHÂN RĂNG CÓ BIỂU HIỆN KHÁC THƯỜNG? HÃY TÌM HIỂU: NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM CHÂN RĂNG
Khi niềng răng nên ăn gì?
Bạn đã biết được cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở phần trên. Vậy nên ăn gì khi đang đeo niềng để hàm răng luôn khỏe mạnh?
Ăn thực phẩm đã nấu chín, mềm
Khi đang đeo niềng, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm đã nấu chín, mềm. Với những người vừa mới đeo niềng răng không thể ăn đồ cứng dai được. Sự lựa chọn tốt nhất vẫn là cháo, súp, bún, phở,... được chế biến đơn giản, ít gia vị. Việc giảm áp lực trên hàm răng để hoạt động ăn nhai diễn ra linh hoạt hơn khi đang trong giai đoạn niềng răng sẽ giúp bạn đỡ đau nhức và khó chịu. Các món ăn này vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể nên không xảy ra hiện tượng suy nhược.
Uống sữa, ăn các chế phẩm làm từ sữa
Nếu như mắc cài khiến bạn quá khó chịu thì bạn ăn ít lại và uống thêm sữa. Sữa là nguồn dinh dưỡng lành mạnh, có thể bổ sung nhiều loại vitamin, chất đạm. Bạn chọn uống sữa hạt hoặc sữa bò tùy vào sở thích của bản thân. Bạn uống sữa và xen kẽ dùng các chế phẩm làm từ sữa.
Ăn các loại trái cây mềm
Các loại rau củ quả cung cấp nhiều khoáng chất, nhưng vì đang niềng răng nên bạn hãy chọn loại trái cây mềm. Ví dụ như chuối, bơ, xoài chín, cà chua, dưa hấu,.... Trong trường hợp bạn muốn ăn các loại quả cứng thì phải cắt nhỏ ra. Hoặc ép nước, xay sinh tố để tránh làm ảnh hưởng tới mắc cài.
Ăn ngũ cốc dinh dưỡng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc, bạn có thể dùng nó cho bữa ăn sáng. Những loại ngũ cốc này có thể dùng kèm với sữa, nó rất mềm, không gây áp lực lên hàm răng. Trong ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng, có cả tinh bột nên cung cấp đủ năng lượng cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần ăn ngũ cốc xen kẽ với các món khác như cơm, cháo. Chứ đừng ăn mỗi ngũ cốc trong thời gian dài cũng không tốt đâu nhé.
Ăn hải sản đã chế biến kỹ
Nếu quá ngán thịt thì bạn có thể ăn hải sản, chọn những loại hải sản mềm, tốt cho sức khỏe như tôm, cá, mực,... Nhưng khi ăn, bạn cần chú ý thái nhỏ hải sản ra để dễ ăn hơn. Đặc biệt, những bệnh nhân bị dị ứng với hải sản cần chú ý, tránh ăn quá nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài các món nên ăn được nêu ở trên, người đang niềng răng phải kiêng đồ cứng dai. Các món ăn chứa nhiều gia vị, có màu sắc đậm dễ làm đổi màu mắc cài và khiến răng ố vàng. Thêm vào đó, bệnh nhân đang đeo niềng không được sử dụng chất kích thích, không hút thuốc và giảm tần suất uống cà phê để bảo vệ răng miệng. Bạn thực hiện niềng răng theo như khuyến cáo của nha sĩ sẽ trải qua hành trình chỉnh nha nhẹ nhàng. Chỉ cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, tận tâm thì bạn sẽ sớm có được hàm răng như mong muốn.
Cách vệ sinh răng miệng khi đang niềng răng và thực đơn ăn uống dành cho người niềng răng đã được bài viết cung cấp cụ thể. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sẽ không cần lo lắng vấn đề rơi tuột mắc cài hoặc ảnh hưởng đến khay niềng. Từ đó trải qua quá trình chỉnh nha an toàn, không mắc bệnh răng miệng. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bạn cứ đến Nha Khoa Đăng Lưu, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về cách chăm sóc răng miệng cho bạn.
Mỹ Hạnh.
Bài viết liên quan:
- Thực đơn ăn uống khi niềng răng chỉnh nha
- Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu
- Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ và cách khắc phục
- Bọc răng sứ có bị xuống màu không
- Răng bị hô nhẹ nên niềng hay bọc sứ tốt hơn