Những chú ý sau khi niềng răng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt được kết quả tốt nhất và duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài. Bởi khi chỉnh nha, răng sẽ phải chịu một lực kéo từ khí cụ nên rất dễ bị tổn thương, đau nhức, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Vì vậy, việc tuân thủ hướng dẫn và lưu ý từ bác sĩ chỉnh nha không chỉ giúp duy trì kết quả thẩm mỹ mà còn tránh được các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng trong tương lai. Nếu bạn vừa bắt đầu quá trình niềng răng thì hãy đọc hết bài viết này để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Nội dung bài viết

Tại sao cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng khi niềng răng?
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là một trong những chú ý sau khi niềng răng bởi giai đoạn này răng và nướu dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, tác động từ các khí cụ chỉnh nha, rất dễ bị vi khuẩn gây hại xâm nhập. Dưới đây là một số lý do cụ thể tại sao cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng:
Ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu
Khi niềng răng, các khí cụ mắc cài và dây cung tạo ra nhiều khe hở, góc khuất, khiến thức ăn dễ dàng mắc lại, lâu ngày tạo thành mảng bám. Nếu không được làm sạch đúng cách, đây sẽ là nơi hoàn hảo để vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng và viêm nướu. Việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp loại bỏ thức ăn, vi khuẩn, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng.
Duy trì sức khỏe nướu
Nướu khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ răng chắc chắn, đặc biệt là trong quá trình niềng răng khi răng đang dịch chuyển. Nếu nướu bị viêm hoặc tổn thương, quá trình chỉnh nha có thể bị ảnh hưởng, gây đau nhức, làm chậm tiến độ điều trị.
>> BẠN ĐANG TÌM KIẾM ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN? HÃY ĐỌC BÀI VIẾT: NHA KHOA NIỀNG RĂNG CHẤT LƯỢNG TẠI TP HCM
Hạn chế làm răng xỉn màu
Một trong những nhược điểm của quá trình niềng răng là khiến răng bị xỉn màu, việc chăm sóc răng miệng đúng cách giúp hạn chế vấn đề này. Răng xỉn màu thường xảy ra khi mảng bám tích tụ quanh mắc cài, khiến phần xung quanh bị đổi màu trong khi phần che khuất vẫn giữ màu gốc.
Tối ưu hóa hiệu quả niềng răng
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, hiệu quả hơn. Điều này không chỉ đảm bảo kết quả điều trị đạt được như mong muốn mà còn giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Cách giảm đau nhức khi niềng răng
Khi niềng răng, việc cảm thấy đau nhức là điều thường gặp, đặc biệt trong những ngày đầu sau khi lắp mắc cài hoặc sau mỗi lần điều chỉnh dây cung. Tuy nhiên, có nhiều cách giúp giảm đau nhức và làm cho quá trình niềng răng trở nên dễ chịu hơn. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để giảm đau nhức khi niềng răng:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen (Advil) hoặc Paracetamol (Tylenol) có thể giúp giảm đau và sưng viêm trong những ngày đầu sau khi điều chỉnh niềng răng. Ibuprofen cũng có tác dụng chống viêm, làm giảm sưng tấy và cảm giác căng thẳng ở nướu răng. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ liều lượng được hướng dẫn và không nên lạm dụng thuốc giảm đau.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau và viêm nướu. Chỉ cần pha một muỗng cà phê muối tinh khiết vào một cốc nước ấm sau đó súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây sẽ giúp khử trùng, giảm viêm.
- Sử dụng sáp nha khoa: Sáp nha khoa giúp giảm ma sát, tránh gây tổn thương cho má, môi. Bạn chỉ cần bóp một ít, đặt lên những mắc cài gây khó chịu hoặc chọc vào niêm mạc miệng. Sáp sẽ giúp làm mịn bề mặt mắc cài, giảm sự kích ứng, ngăn ngừa vết loét.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh là một cách giảm đau tức thì và làm giảm sưng ở vùng răng và nướu bị kích ứng. Bạn có thể dùng túi đá lạnh bọc trong khăn mềm, đặt lên má ở vị trí bị đau trong khoảng 10-15 phút sẽ làm tê vùng da và giảm cảm giác khó chịu.
- Chọn thực phẩm mềm: Bạn nên chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai giúp giảm áp lực lên răng, giảm thiểu cảm giác đau nhức khi ăn uống.
>> NẾU BẠN MUỐN ĐẠT TÍNH THẨM MỸ CAO KHI NIỀNG RĂNG HÃY CHỌN PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI
Những chú ý sau khi niềng răng
Niềng răng được đánh giá là phương pháp chỉnh nha hiệu quả cao tuy nhiên khá tốn kém về tiền bạc và thời gian. Do đó, để đảm bảo quá trình này diễn ra đúng theo dự kiến cũng như không tốn thêm các chi phí phát sinh, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi bắt đầu quá trình niềng răng:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở nên phức tạp hơn do hệ thống mắc cài, dây cung tạo ra nhiều khe hở, dễ khiến thức ăn bị mắc kẹt và hình thành mảng bám. Nếu không vệ sinh đúng cách, mảng bám có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác. Do đó, một trong những chú ý sau khi niềng răng là:
- Đánh răng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày: Sau khi ngủ dậy và dùng bữa, bạn nên đánh răng để loại bỏ thức ăn còn sót lại. Sử dụng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm hoặc bàn chải điện chuyên dụng cho người niềng răng để làm sạch hiệu quả hơn.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride trong kem đánh răng giúp bảo vệ men răng tránh bị tổn thương do axit có trong khoang miệng giúp củng cố men răng trong suốt quá trình niềng.
- Dùng chỉ nha khoa và tăm nước: Chỉ đánh răng thôi là chưa đủ. Bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, nơi mà bàn chải khó tiếp cận. Ngoài ra, tăm nước cũng là một công cụ phổ biến giúp tối ưu quá trình làm sạch.
- Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn: Việc sử dụng nước súc miệng giúp làm sạch toàn diện răng miệng, kháng khuẩn, khử trùng, giảm nguy cơ viêm nướu và hơi thở có mùi. Sử dụng nước súc miệng hằng ngày sau khi đánh răng để tăng cường vệ sinh răng miệng.
Thăm khám định kỳ
Trong suốt quá trình niềng răng, việc thăm khám định kỳ tại nha khoa là vô cùng cần thiết, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của dây cung, kiểm tra, theo dõi tiến độ dịch chuyển của răng và phát hiện sớm các vấn đề. Việc tái khám đúng lịch giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối đa.
Thực phẩm cần tránh
- Thức ăn cứng: Các loại thức ăn cứng như kẹo cứng, đá lạnh, hạt óc chó,... có thể làm bung mắc cài, gãy dây cung hoặc làm hỏng khí cụ niềng răng. Vì vậy, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm này.
- Thức ăn dính: Thực phẩm dính như kẹo cao su, caramel, kẹo dẻo có thể mắc vào các mắc cài và dây cung, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, tăng nguy cơ sâu răng.
Thực phẩm nên ưu tiên
- Thức ăn mềm: Chọn các loại thức ăn mềm như súp, cháo, mì, trứng, cá, hoặc khoai tây nghiền. Những thực phẩm này không chỉ dễ ăn mà còn an toàn cho mắc cài.
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Đây là 2 chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương và răng.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ giúp làm sạch răng tự nhiên, tăng cường sức khỏe răng miệng.
Không dùng răng để cắn bút, khui đồ cứng
Thói quen nhai bút, cắn móng tay hoặc nhai những vật cứng khác có thể gây hỏng mắc cài, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hãy tập bỏ những thói quen này để bảo vệ răng và mắc cài. ngoài ra, răng không phải là công cụ để mở nắp chai, cắn hoặc nhai các đồ vật cứng. Đây là một trong những chú ý sau khi niềng răng mà bạn nên nghiêm túc thực hiện để tránh làm gãy mắc cài, bung dây cung và gây tổn thương cho răng.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn làm giảm khả năng phục hồi của mô nướu và tăng nguy cơ viêm nướu. Để bảo vệ răng miệng trong quá trình niềng, hãy tránh xa thuốc lá.
Xử lý tốt các tình huống khẩn cấp
Trong quá trình niềng răng có thể xảy ra những tình huống khẩn cấp như mắc cài bị bung, dây cung bị tuột hoặc đau nhức chân răng. Dưới đây là một số cách giúp bạn xử lý tốt các tình huống khẩn cấp:
- Mắc cài bị bung: Nếu mắc cài bị bung ra khỏi răng, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức để được sửa chữa. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để che đi mắc cài bung, tránh gây kích ứng cho môi hoặc má.
- Dây cung bị tuột: Nếu dây cung bị tuột và gây khó chịu, bạn có thể dùng bông gòn hoặc sáp nha khoa để che đầu dây lại. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều chỉnh lại dây cung.
- Đau nhức hoặc khó chịu: Cảm giác đau nhức là hiện tượng phổ biến trong những ngày đầu sau khi điều chỉnh mắc cài. Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn, bệnh nhân có thể mua thuốc giảm đau không kê đơn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau.
Giữ tâm lý tốt và kiên nhẫn
Niềng răng là một hành trình dài do đó cần phải có tính kiên nhẫn. Kết quả cuối cùng không thể đến ngay lập tức mà cần thời gian để răng di chuyển từ từ về vị trí mong muốn. Vì vậy, việc giữ tâm lý thoải mái và kiên nhẫn là rất quan trọng. Bạn có thể thấy khó chịu trong những ngày đầu, nhưng dần dần, cơ thể sẽ thích nghi và bạn sẽ cảm nhận được sự tiến triển của quá trình điều trị.
Những chú ý sau khi niềng răng bao gồm việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày, cách chọn thực phẩm, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn… Để có được kết quả chỉnh nha như mong muốn và rút ngắn thời gian, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu cũng như những gợi ý đã nêu trong bài viết này nhé.