Cao răng là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Lượt xem: 1595
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cao răng là gì? Bạn nghe nhiều người nói với nhau về việc đi lấy cao răng, tuy nhiên bạn lại không biết cao răng là gì, tại sao phải đến nha khoa để loại bỏ chúng. Đừng lo lắng, trong bài viết dưới đây bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu đã đưa ra thông tin cụ thể về chủ đề lấy cao răng.

Cao răng hay vôi răng tồn tại trên răng của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Mảng bám trên răng cũng chính là nguồn cơn gây ra nhiều bệnh lý liên quan. Cùng tìm hiểu sự hình thành cao răng và cách ngăn ngừa cao răng xuất hiện trên răng của bạn.

vôi răng là gì
Vôi răng là gì?*

Cao răng là gì?

Cao răng là gì? Cao răng là một trong các vấn đề về răng miệng thường thấy nhất. Mảng bám tồn đọng trên răng của bạn, trong đó chứa vi khuẩn có hại bị vôi hóa rồi đông cứng lại, nếu chỉ đánh răng bình thường thì không thể nào loại bỏ chúng được. Cách nhận biết cao răng (vôi răng) đó là trên bề mặt răng xuất hiện các mảng bám màu vàng nhạt, trắng đục. Những ai có thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia nhiều thì mảng bám sẽ trở nên sẫm màu hơn, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Cao răng tồn tại trên răng của bạn lâu ngày sẽ khiến bạn dễ mắc phải những bệnh lý như viêm lợi. Chất dịch nhầy tiết ra đôi khi còn kèm theo máu, bạn không vệ sinh sạch sẽ thì máu và chất dịch hòa với nước bọt tiếp tục bám vào chân răng, lúc này nó có tên là cao răng huyết thanh.

Sự hình thành cao răng

Bạn đã biết khái niệm cao răng là gì rồi, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về sự hình thành cao răng. Cao răng được tạo ra do hoạt động ăn nhai hằng ngày mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chúng đọng lại lâu ngày bị vôi hóa. Vi khuẩn bám chắc chắn nên dù bạn có súc miệng nhiều lần vẫn không thể loại bỏ được.

Sự hình thành cao răng
Sự hình thành cao răng*

Bệnh nhân nào không vệ sinh răng miệng thường xuyên dễ xuất hiện cao răng hơn. Bên cạnh đó, những ai có thói quen tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường (bánh kẹo, nước ngọt,...), món ăn có chứa thành phần axit cao,... cũng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành vôi răng.

Ở giai đoạn đầu, khi mảng bám mới tích tụ bạn vẫn có thể xử lý cao răng tại nhà bằng cách dùng kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp. Tuy nhiên, một khi cao răng đã bám chắc chắn lên răng của bạn thì chỉ có cách đến nha khoa để bác sĩ trực tiếp loại bỏ chúng mà thôi.

Ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe răng miệng?

Cao răng là gì đã được giải đáp, cao răng không được xử lý, chúng tồn tại lâu ngày trên răng của bạn sẽ gây ra nhiều vấn đề không mong muốn. Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng của cao răng tới sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng miệng gặp khó khăn

Do mảng bám thường xuất hiện trong góc khuất, mép lợi, kẽ hở giữa các răng nên việc vệ sinh răng miệng thường ngày của bạn gặp nhiều khó khăn. Khi bạn phát hiện ra vôi răng thì cũng là lúc chúng bám chặt rồi, nên dùng chỉ nha khoa cũng không thể loại bỏ sạch được. Bạn để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho vi khuẩn lan rộng sang vùng răng lân cận, vôi răng bám chắc vào chân răng và phá hủy cấu trúc răng.

Ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe răng miệng
Ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe răng miệng*

Mất thẩm mỹ

Mảng bám tồn tại trên răng của bạn lâu ngày gây mất thẩm mỹ, hàm răng không được trắng sáng như ban đầu mà nhìn sẫm màu hơn. Bạn trở nên tự ti, không dám nói chuyện nhiều, ảnh hưởng tới công việc của những người cần phải giao tiếp với người khác.

Hôi miệng

Một ảnh hưởng rất lớn nữa mà cao răng tác động lên sức khỏe răng miệng đó là khiến cho bệnh nhân bị “mất điểm” trong mắt người khác. Hơi thở có mùi dù đã súc miệng thường xuyên và đánh răng đầy đủ là do vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng. Nếu như không tìm biện pháp khắc phục bạn sẽ e ngại mỗi khi nói chuyện với người khác.

Bác sĩ lấy cao răng cho bệnh nhân
Bác sĩ lấy cao răng cho bệnh nhân*

Viêm nướu lợi

Các mảng bám xuất hiện trên bề mặt răng của bạn chính là một ổ vi khuẩn dễ gây ra bệnh viêm quanh răng, viêm lợi và một vài vấn đề không tốt khác cho mô mềm bên trong khoang miệng. Nếu như bạn không tìm hướng giải quyết nhanh chóng sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.

Các mô mềm suy yếu không bao bọc chân răng được nữa, làm răng lung lay, dẫn đến rụng răng sớm. Thêm vào đó, vi khuẩn dễ lan sang khu vực khác, trôi vào cổ họng gây đau họng, lở miệng. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, bệnh nhân không thể tập trung làm việc hay sinh hoạt bình thường vì cơn đau dai dẳng không dứt.

Sau khi cạo vôi răng xong, nếu có nhu cầu tẩy trắng răng bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp tẩy trắng phù hợp, tham khảo thêm tại bài viết: Tẩy trắng răng Laser Whitening

Một số biện pháp tránh hình thành cao răng

Muốn mảng bám không tồn tại trên răng của bạn thì chỉ có cách giữ răng miệng luôn sạch sẽ. Mỗi ngày đều phải loại bỏ hết vi khuẩn có trong khoang miệng bằng những biện pháp như:

  • Chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần để loại bỏ thức ăn thừa sau các bữa ăn chính. Nhớ rằng đánh răng nhiều lần không phải là biện pháp tốt để loại bỏ hay ngăn ngừa cao răng. Bạn đánh răng sáng - tối đúng kỹ thuật thì mới ngăn chặn được mảng bám tích tụ trên thân răng.
  • Chọn kem đánh răng có than hoạt tính để làm sạch răng miệng tối ưu nhất. Đầu tư thêm một chiếc bàn chải điện với lực rung vừa phải sẽ đánh bay mảng bám thức ăn tốt hơn nên bạn hãy cân nhắc nhé.
  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nghe theo khuyến cáo của bác sĩ sử dụng nước súc miệng phù hợp để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bạn dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước nếu thức ăn rơi vào những vị trí khó vệ sinh như khoảng hở giữa các kẽ răng.
  • Có thực đơn ăn uống lành mạnh, không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn có tính axit mạnh. Thay vào đó hãy bổ sung cho cơ thể rau củ quả, món ăn chứa nhiều canxi tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Không sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá vì dễ khiến cho mảng bám chân răng trở nên nghiêm trọng, vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển.
biện pháp tránh hình thành cao răng
Biện pháp tránh hình thành cao răng*

Khi nào thì bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng?

Có thể thấy cao răng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vì thế đi lấy cao răng là điều cần thiết, bạn không nên để chúng tích tụ lâu ngày phá hủy cấu trúc răng của bạn. Bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên đi lấy vôi răng và thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

Khi đến Nha Khoa Đăng Lưu bác sĩ trực tiếp xem xét tình hình răng miệng của bạn và lấy cao răng theo quy trình đạt chuẩn, đảm bảo không xảy ra sai sót gì. Ngoài lấy cao răng, nếu bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc những bệnh lý khác như viêm nha chu, sâu răng,... thì sẽ trao đổi với bệnh nhân và giải quyết dứt điểm những vấn đề này, ngăn ngừa xảy ra các biến chứng không mong muốn.

Lấy cao răng sai cách để lại tác hại gì?

Như đã nói, lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu như bạn lấy cao răng sai cách thì dễ gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

  • Tổn thương mô mềm: Cao răng thường tập trung ở khu vực chân răng nên khi bạn lấy cao răng sai cách dễ tác động không tốt đến mô mềm xung quanh. Khiến cho nướu chảy máu và gây đau nhức nhiều.
  • Men răng bị bào mòn: Men răng là lớp bảo vệ quan trọng cho chiếc răng của bạn, khi bạn lấy cao răng không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới men răng. Men răng bị tác động xấu bạn sẽ có cảm giác ê buốt mỗi khi tiêu thụ thức ăn nóng lạnh. Có trường hợp bạn lấy cao răng tại cơ sở uy tín nhưng vẫn ảnh hưởng nhẹ lên men răng. Lý do là vì men răng bám sát vào thân răng nên dù có cẩn thận thì lớp men này cũng bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng: Nếu lấy cao răng ở địa chỉ không uy tín, bác sĩ dùng dụng cụ y khoa chưa được sát trùng theo tiêu chuẩn dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý do lây nhiễm chéo.
Lấy cao răng sai cách để lại tác hại gì
Lấy cao răng sai cách để lại tác hại gì?*

Cạo vôi răng có đau không?

Cạo vôi răng đau hay không? Khi bác sĩ dùng dụng cụ y khoa tác động trực tiếp lên răng thì bạn sẽ có cảm giác hơi ê nhức. Tuy nhiên, mức độ khó chịu trong quá trình lấy vôi răng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Sức khỏe răng miệng của bạn

Người nào đang mắc một số bệnh lý về răng miệng thì khi lấy cao răng sẽ có cảm giác đau nhẹ. Một vài trường hợp bác sĩ bắt buộc phải điều trị xong bệnh lý đó rồi mới lấy cao răng cho bệnh nhân.

  • Mức độ nghiêm trọng của cao răng

Một ca lấy cao răng bình thường chỉ mất tầm 15 - 20 phút là hoàn tất. Nhưng với những bệnh nhân có vôi răng nhiều, nghiêm trọng, các mảng thức ăn đã bị vôi hóa bám chặt trên thân răng thì khi lấy sẽ có cảm giác đau buốt, nhưng cơn đau vẫn nằm trong ngưỡng có thể chịu đựng được.

  • Kỹ thuật lấy cao răng của nha sĩ

Người lấy cao răng sẽ quyết định đến sự thành công của ca điều trị răng miệng. Bác sĩ nha khoa phải có kỹ thuật vững vàng, áp dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng, không gây ra bất kỳ sai sót nào. Bên cạnh đó, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao sẽ lấy vôi răng nhẹ nhàng hơn, bạn không bị đau nhức nhiều.

  • Lấy cao răng bằng sóng siêu âm

Với sự phát triển của nền y khoa hiện nay, lấy cao răng không còn là kỹ thuật phức tạp nữa. Sự hỗ trợ của dụng cụ lấy cao răng bằng sóng siêu âm với tần số vừa phải khiến cho mảng bám lâu ngày tự vỡ ra mà không tác động đến cấu trúc răng của bệnh nhân.

Bạn cảm thấy đau nhức ở khu vực chân răng, có thể bạn đã bị viêm nướu răng, vậy bệnh viêm nướu răng là gì?

Cao răng là gì đã được giải đáp cụ thể để bạn không còn thắc mắc và nhầm lẫn. Như vậy, khi nhận thấy răng của bạn xuất hiện các mảng bám “cứng đầu” không thể nào loại bỏ được dù đã đánh răng cẩn thận hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám và loại bỏ nhanh chóng vôi răng. Từ đó sở hữu nụ cười đẹp, tự tin, không còn lo lắng về vấn đề bị đau nhức, hôi miệng do mảng bám thức ăn lâu ngày gây ra.