Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm mãn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phản ứng viêm nha chu thường bị che lấp hoặc không xảy ra mãnh liệt khiến ta khó nhận biết, trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương gọi là túi nha chu.
Để điều trị nha chu an toàn thì cần phải có hiểu biết xung quanh về bệnh nha chu cũng như hiểu biết tổng quát về một vài địa chỉ nha khoa uy tín.
Nội dung bài viết
Điều trị nha chu an toàn
Trong các túi nha chu, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần, bệnh càng tiến triển càng khiến cho hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.
Điều trị nha chu tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp, có 4 loại điều trị phổ biến:

Điều trị không phẫu thuật
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, đánh giá các yếu tố mảng bám trên răng, kiểm soát chúng bằng cách: trám răng, phục hình răng bị hư hại, sâu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu; lấy cao răng, mảng bám tại các mặt gốc của răng; đánh giá và chỉ định có cần nhổ răng hay không; cố định lại răng (nếu răng lung lay).
Điều trị phẫu thuật
Trong một số trường hợp, nếu cần có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật là trường hợp ít xảy ra, chỉ được áp dụng khi các biện pháp thông thường không có kết quả. Điều trị phẫu thuật nhằm mục đích bộc lộ và loại bỏ toàn bộ mô nha chu viêm, có thể phải cắt và tạo hình lại túi lợi để trả túi lợi về độ sâu và tương quan sinh lý với thân răng và xương ổ răng.
Điều trị duy trì
Được áp dụng khi bệnh đã tiến triển tốt. Đây là phương pháp kiểm soát bệnh bằng cách kiểm soát mảng bám vi khuẩn và tái khám định kỳ. Ở bệnh viêm nha chu, việc điều trị duy trì kéo dài cho đến khi các răng không còn tồn tại trên cung hàm. Điều trị nha chu an toàn.
Điều trị khẩn cấp
Khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe) thì sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp. Ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của bệnh. Nếu bạn tự điều trị bằng kháng sinh và thấy hết đau thì cũng đừng vội mừng. Bệnh vẫn tồn tại bởi cao răng, mảng bám răng và các ổ viêm trong xương ổ răng vẫn còn và bệnh trở thành mãn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát cơn cấp tính (tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng).
Nếu bạn chỉ mới bị viêm nướu, cách điều trị đó sẽ khiến bạn chuyển nhanh sang giai đoạn bệnh viêm nha chu. Nếu đã bị viêm nha chu thì bệnh sẽ ngày càng trầm trọng, làm răng lung lay nhiều hơn, cuối cùng là mất răng. Khi cảm thấy, nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối sưng ở vùng nướu hoặc niêm mạc có màu đỏ, đau nhiều hay ít, sờ thấy lùng nhùng thì nên đến gặp bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị bệnh sớm (cho dù có thể tự điều trị đẩy lùi được cơn cấp tính).
Bài viết liên quan:
- Những triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe nha chu
- Phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu
- Các loại bệnh nha chu phổ biến nhất
- Cách chữa viêm lợi có mủ cho kết quả nhanh và an toàn
- Nguyên nhân nướu răng bị chảy máu và cách phòng tránh