Lấy cao răng xong bị tụt lợi? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lượt xem: 1611
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Lấy cao răng xong bị tụt lợi nguyên nhân do đâu? Bệnh nhân bị tụt lợi, phần nướu bảo vệ chân răng bị ảnh hưởng, khiến răng không đứng vững được, lâu ngày trở nên lung lay và rụng sớm. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vì sao cần lấy cao răng, cách lấy cao răng an toàn không bị tụt lợi.

Nhiều người lo lắng về vấn đề lấy cao răng bị tụt lợi, chảy máu chân răng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu chần chừ không đi lấy cao răng cũng mắc phải nhiều bệnh lý về răng miệng. Thật ra, bạn lấy cao răng ở phòng khám uy tín, với bác sĩ lành nghề sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

lấy cao răng có bị tụt lợi không
Lấy cao răng có bị tụt lợi không*

Vì sao cần phải lấy cao răng?

Cao răng (vôi răng) là các mảng bám có màu vàng, màu đen xuất hiện do thức ăn tích tụ lâu ngày trên răng của bạn. Cao răng chứa nhiều vi khuẩn, nếu không được làm sạch, loại bỏ sớm dễ mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như răng nhạy cảm, viêm lợi, chảy máu chân răng, cấu trúc răng bị ảnh hưởng và hôi miệng. Tình trạng nặng hơn còn gây ra tiêu xương, các mô răng bị phá hủy, tủy răng bị tác động xấu nên răng lung lay, rụng sớm.

Việc loại bỏ cao răng là điều cần thiết để giúp bệnh nhân tránh mắc phải những vấn đề không tốt liên quan đến sức khỏe răng miệng. Bác sĩ thực hiện lấy vôi răng bằng phương pháp hiện đại để bệnh nhân không bị đau nhiều.

Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ khuyên bệnh nhân đi kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý không mong muốn và chữa trị kịp thời. Bác sĩ cũng lấy cao răng cho bạn để bạn sở hữu hàm răng khỏe mạnh, hơi thở thơm tho, tự tin giao tiếp với người khác.

Tụt lợi là gì?

Nhiều người sợ lấy cao răng xong bị tụt lợi, vậy hiện tượng tụt lợi là như thế nào? Tụt lợi hay tụt nướu xuất hiện do một số yếu tố không mong muốn làm cho phần nướu bảo vệ chân răng có xu hướng bị tụt xuống, không còn bám chắc nữa và làm thân răng lộ ra bên ngoài. Tình trạng này xảy ra ở một số răng hoặc nguyên hàm răng của bạn với những triệu chứng cực kỳ khó chịu như sưng nướu, máu ở chân răng chảy ra, đau nhức, hôi miệng.

Có hai trường hợp hay gặp đối với tình trạng tụt lợi đó là phần lợi bị tụt xuống có thể thấy bằng mắt thường và lợi tụt xuống bị che phủ không thấy được, bác sĩ phát hiện nó bằng cách dùng máy dò quanh thân răng để xem sự bám dính của mô nướu.

lấy cao răng bị hở chân răng
Lấy cao răng bị hở chân răng*

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh tụt lợi

Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh tụt lợi mà bạn có thể cảm nhận và quan sát bằng mắt thường như:

  • Nướu không còn khỏe mạnh mà bị co rút lại.
  • Chân răng chảy máu
  • Hôi miệng.
  • Nướu bị sưng đỏ, đau nhức nhiều, răng bị ê buốt, lung lay.
Bệnh nhân bị hôi miệng và đang loay hoay tìm cách giải quyết hãy tham khảo bài viết: Liệu pháp chữa hôi miệng 

Những biến chứng không mong muốn của bệnh tụt lợi

Nướu lợi có chức năng bảo vệ chân răng của bạn, giúp cho răng đứng vững và luôn chắc khỏe. Nếu xảy ra hiện tượng bị tụt lợi, vi khuẩn dễ lan vào khu vực này gây ra tình trạng viêm nha chu, sâu răng, nhiễm trùng,... Những biến chứng do bệnh tụt lợi gây nên như:

  • Răng không còn khít sát nhau, tạo ra kẽ răng khiến vụn thức ăn rơi vào và bám lại trên răng của bạn.
  • Ổ vi khuẩn xuất hiện gây ra các bệnh lý răng miệng không mong muốn.
  • Răng của bạn trông dài hơn do nướu tụt xuống dưới nhìn mất thẩm mỹ.
  • Vì bộ phận bảo vệ chân răng không còn nên răng sẽ bị tác động và chịu nhiều tổn thương.
  • Xương ổ răng tiêu biến, dần dần răng trở nên yếu đi và mất răng vĩnh viễn.
  • Người bị mất răng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.
  • Bệnh nhân dễ bị viêm tủy răng
cao răng làm tụt lợi
Cao răng làm tụt lợi*

Nguyên nhân lấy cao răng xong bị tụt lợi

Lấy cao răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tồn đọng lâu ngày trên răng của bạn là điều nên làm. Tuy nhiên, nhiều người cho biết sau khi đi lấy vôi răng về họ có cảm giác phần lợi chân răng bị tụt xuống. Thật ra, lấy cao răng không gây tụt lợi, bạn chỉ bị tụt lợi khi cao răng bám quá lâu trên thân răng, đẩy lùi lợi xuống dưới. Khi bác sĩ cạo sạch vôi răng của bạn, làm lộ chân răng nên nhiều người hiểu nhầm mình bị tụt lợi.

Cũng có một số trường hợp bác sĩ lấy cao răng theo các bước không đạt chuẩn, làm ảnh hưởng tới nướu. Hiện tượng tụt lợi chân răng không được xem thường và cần phải điều trị kịp thời. Tốt hơn hết, bạn nên gửi gắm hàm răng của mình cho một bác sĩ có tay nghề cao để tránh những trường hợp không hay xảy ra.

Cách khắc phục tình trạng lấy cao răng xong bị tụt lợi

Dù bạn bị tụt lợi do nguyên nhân nào đi nữa thì cũng phải tìm cách khắc phục nhanh chóng. Dưới đây là hướng điều trị cho tình trạng bị tụt lợi, gồm:

Tụt lợi nhẹ

Bệnh nhân chỉ mới có dấu hiệu tụt lợi, tình trạng còn nhẹ hãy đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Phần lợi còn bám vào răng, bác sĩ sẽ phục hồi nướu răng cho bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ cẩn thận cạo vôi răng, bào láng gốc răng rồi kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm nướu, giúp cho nướu trở nên ổn định và phát triển. Trải qua liệu trình điều trị xuyên suốt mà bác sĩ đưa ra, nướu răng của bạn lành lại, tình trạng tụt lợi được khắc phục.

tụt lợi sau khi lấy cao răng
Tụt lợi sau khi lấy cao răng*

Tụt lợi nặng

Trong trường hợp phần lợi chân răng đã bị ảnh hưởng quá nặng, chân răng bị lộ ra khiến cho nướu sưng đỏ, răng ê buốt. Các biện pháp điều trị bệnh tụt lợi gồm:

  • Bác sĩ phẫu thuật vạt nướu để khắc phục tình trạng này, có nhiều phương pháp cắt lợi và tùy vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ chọn kỹ thuật phù hợp.
  • Thực hiện ghép nướu, lấy mô từ vòm miệng, rồi sau đó ghép vào khu vực cần thay thế.
  • Bác sĩ thực hiện phẫu thuật niêm mạc bằng màng sinh học để giúp bệnh nhân hồi phục tình trạng bị tụt nướu.

Người bệnh có cảm giác đau nhức nhiều trong khoang miệng có thể đã bị viêm quanh cuống răng, hãy tham khảo thêm các phương pháp điều trị viêm quanh cuống răng

Quy trình lấy cao răng đạt chuẩn

Để việc lấy cao răng diễn ra suôn sẻ, không gây ảnh hưởng gì đến hàm răng của bạn thì cần phải thực hiện lấy vôi răng theo quy trình chuẩn như sau:

Bước 1: Khám sàng lọc ban đầu

Thực hiện thăm khám ban đầu là bước quan trọng để bác sĩ xem xét hàm răng của bạn và đưa ra phương án lấy vôi răng cụ thể. Khám răng xong, nếu bác sĩ phát hiện ra những bệnh lý khác như sưng nướu, chảy máu chân răng,... sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và đưa ra phương án giải quyết phù hợp, hiệu quả.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để chuẩn bị cho việc cạo vôi răng và ngăn không cho vi khuẩn lan sang các khu vực bên cạnh.

Bước 3: Tiến hành cạo vôi răng

Bác sĩ dùng dao siêu âm và các dụng cụ y khoa đã được sát trùng kỹ càng để lấy cao răng cho bệnh nhân. Với việc sử dụng thiết bị nha khoa hiện đại tác động trực tiếp vào vôi răng sẽ giúp mảng bám rơi ra ngoài mà không làm hỏng nướu lợi của bạn.

Dù quá trình lấy cao răng diễn ra cẩn thận thì cũng có trường hợp xảy ra tình trạng bị chảy máu. Vì sao như vậy? Cao răng tồn tại lâu ngày trên răng của bạn, chúng ăn sâu xuống chân răng. Nên khi loại bỏ cao răng phần lợi có thể bị tác động một chút khiến nó chảy máu. Tuy nhiên, nếu bạn lấy cao răng tại địa chỉ uy tín thì không cần phải lo lắng, bác sĩ sẽ có cách giải quyết phù hợp dành cho bạn.

Trước khi cạo vôi răng, bác sĩ dùng một lượng thuốc gây tê vừa đủ để bệnh nhân không có cảm giác đau nhức nhiều. Thuốc tê tan hết, với một số người có cơ địa nhạy cảm sẽ cảm thấy hơi ê buốt, tình trạng này chấm dứt sau 1 - 2 ngày. Lấy cao răng xong bệnh nhân không còn bị hôi miệng cũng không lo lắng vấn đề vi khuẩn ăn mòn thân răng nữa.

quy trình lấy cao răng an toàn
Quy trình lấy cao răng an toàn*

Bước 4: Đánh bóng răng

Công đoạn đánh bóng răng được thực hiện sau khi cao răng đã loại bỏ hoàn toàn. Bác sĩ dùng một lượng thuốc đánh bóng vừa đủ (thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lành tính với khoang miệng) thoa trực tiếp lên răng. Rồi đánh bóng răng với lực vừa phải, không tác động đến men răng của bệnh nhân.

Bước 5: Vệ sinh răng miệng và dặn dò sau khi kết thúc

Cuối cùng, bác sĩ vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho bệnh nhân, rồi dặn dò một số vấn đề khi chăm sóc răng miệng để tránh cao răng hình thành. Khi loại bỏ hết mảng bám trên răng, bệnh nhân sẽ cảm thấy hàm răng của mình trắng sáng, sạch hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sau quá trình ăn uống, thức ăn cũng sẽ tích tụ trở lại nên bạn cần phải đến nha khoa gặp bác sĩ định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ kiểm tra và cạo vôi răng cho bạn. Muốn kết quả cạo vôi răng được duy trì lâu hơn bạn hãy chú ý những điều sau đây:

  • Hãy thực hiện đánh răng sau các bữa ăn chính, sáng - tối bằng bàn chải lông mềm, dễ dàng loại bỏ mảng bám trong kẽ răng. Đánh răng đúng kỹ thuật để không gây hại men răng và nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng của bệnh nhân.
  • Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, đặc biệt là nước có gas, bánh kẹo, socola vì chúng dễ bám lên thân răng, nếu không vệ sinh sạch thì răng bị tác động xấu, cao răng xuất hiện.
  • Sử dụng thêm nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng, dùng tăm nước để đánh bay mảng bám thức ăn dư thừa.
  • Cai thuốc lá để hàm răng của bạn được trắng sáng vì trong thuốc lá có nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn, khiến răng bị ố vàng gây mất thẩm mỹ.

Lấy cao răng xong bị tụt lợi chỉ xảy ra khi bạn thực hiện tại phòng khám kém uy tín. Vì thế, bệnh nhân hãy đến nha khoa chất lượng, có giấy phép hoạt động và sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để điều trị. Nha Khoa Đăng Lưu đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, trở thành một trong số những nha khoa an toàn, được nhiều bệnh nhân tại TP HCM tin tưởng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt.