Cao răng huyết thanh là gì? Có gây nguy hiểm không?

Lượt xem: 1579
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cao răng huyết thanh gây ra các bệnh lý liên quan đến răng miệng và làm hơi thở có mùi cực kỳ khó chịu. Vậy thực chất cao răng huyết thanh là gì? Những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe răng miệng như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thông tin về cao răng, sự hình thành và cách phòng ngừa cao răng xuất hiện.

Mảng bám tồn đọng trên thân răng, chân răng, dưới nướu cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt. Hiện nay, hầu hết nha khoa uy tín đều sử dụng máy siêu âm hiện đại để loại bỏ cao răng, bởi phương pháp này có thể lấy cao răng nhanh chóng, an toàn, không để lại biến chứng nguy hiểm.

Cao răng huyết thanh là gì
Cao răng huyết thanh là gì*

Cao răng huyết thanh là gì?

Cao răng bình thường hình thành do quá trình vôi hóa của mảng bám tồn đọng và nước bọt trong khoang miệng. Mảng bám dư thừa lâu ngày không được loại bỏ sẽ bám chắc chắn trên bề mặt răng, chân răng và dưới lớp nướu. Màu sắc của vôi răng sẽ phản ánh mức độ nặng - nhẹ của nó. Vôi răng màu vàng sau đó ngả sang màu đậm hơn, nếu không xử lý kịp thời chúng sẽ chuyển sang màu đen. Do bám vào răng và có màu nên cao răng đã làm cho hàm răng của bạn trông “xấu xí” hơn bình thường.

Cao răng huyết thanh là dạng cao răng đặc biệt, chúng xuất hiện do máu và dịch mủ có trong nướu chảy ra, bám vào chân răng. Cao răng không còn màu vàng nữa mà chúng chuyển qua màu đỏ, màu nâu đậm và có mùi hôi khó chịu hơn.

Cao răng huyết thanh có gây nguy hiểm không?

Cao răng bình thường đã gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng rồi, khi xuất hiện cao răng huyết thanh bệnh nhân cần phải đến nha khoa để xử lý ngay. Bởi bạn chần chừ sẽ tạo điều kiện cho cao răng hoành hành trong khoang miệng:

Cao răng huyết thanh có gây nguy hiểm không
Cao răng huyết thanh có gây nguy hiểm không*
  • Cao răng tác động xấu tới hàm răng của bạn, làm cho màu sắc của răng không còn trắng đẹp nữa, người bệnh ngại ngùng mỗi khi nói chuyện, giao tiếp với người khác.
  • Vi khuẩn ở cao răng lan rất nhanh sang các khu vực khác, khiến nướu bị nhiễm trùng, thậm chí chảy nhiều máu. Vì lo lắng nên bệnh nhân lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, nhiều người còn hay sờ vào vùng răng đang tổn thương khiến chúng trở nên trầm trọng hơn.
  • Bệnh nhân bị cao răng huyết thanh sẽ phải đối mặt với việc máu chảy ra nhiều. Nướu viêm nhiễm, sưng tấy, vi khuẩn tác động làm viêm nha chu. Một khi người bệnh đã chuyển sang viêm nha chu thì những mô mềm xung quanh yếu dần, không còn bảo vệ được răng, dẫn đến tụt lợi, răng lung lay và có khả năng cao bị mất răng vĩnh viễn.
  • Vi khuẩn từ cao răng tràn xuống vòm họng, gây viêm họng, viêm amidan, ảnh hưởng tới phổi và tim mạch.

Cao răng huyết thanh và cao răng thông thường

Như đã nói, cao răng có hai dạng đó là cao răng huyết thanh và cao răng thông thường hình thành do quá trình ăn uống hằng ngày. Dù đều là mảng bám tồn đọng trên răng nhưng chúng có nhiều điểm khác biệt.

Đối với cao răng thông thường

  • Nguyên nhân hình thành: Mảng bám thức ăn dư thừa không được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn uống, kết hợp với nước bọt tạo nên cao răng.
  • Vị trí xuất hiện: Cao răng thường xuất hiện trên bề mặt thân răng, chân răng, nhưng đa phần bạn sẽ thấy vôi răng bám nhiều ở khu vực mặt trong của răng cửa hàm dưới.
  • Màu sắc: Cao răng mới hình thành có màu trắng, vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng đậm hơn.
  • Mức độ ảnh hưởng/nguy hiểm: Chúng vẫn sẽ gây nên sâu răng, viêm nhiễm nhưng không nặng bằng cao răng huyết thanh.

Đối với cao răng huyết thanh

  • Nguyên nhân hình thành: Mảng bám thức ăn lâu ngày cùng máu, dịch mủ do viêm nướu, chảy máu lợi tạo thành.
  • Vị trí xuất hiện: Cao răng xuất hiện ở thân răng, dưới nướu nên bệnh nhân khó phát hiện. Thường thì bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu mới biết mình đang bị cao răng huyết thanh.
  • Màu sắc: Khác với cao răng thông thường, lúc này mảng bám có màu đỏ hoặc nâu đỏ, thậm chí là màu đen nếu tình trạng cao răng nghiêm trọng hơn.
  • Mức độ ảnh hưởng/nguy hiểm: Cao răng huyết thanh chính là ổ vi khuẩn trong khoang miệng của bạn. Chúng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến biến chứng nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời.
lấy cao răng nhanh chóng
Lấy cao răng nhanh chóng*

Cách loại bỏ cao răng huyết thanh an toàn

Muốn loại bỏ cao răng huyết thanh thì bạn phải đến phòng khám nha khoa uy tín gặp bác sĩ kiểm tra và thực hiện lấy cao răng bằng dụng cụ y khoa chuyên biệt. Hiện nay, phần lớn nha khoa đều sử dụng sóng siêu âm hiện đại, với đầu rung siêu nhỏ không làm ảnh hưởng tới mô mềm xung quanh. Bên cạnh đó cũng dọn sạch mảng bám bằng cách len lỏi vào trong khe hở của các răng.

Nhờ vào khả năng cắt đứt, tách rời mảng bám nhanh chóng mà bệnh nhân cũng không cảm thấy quá đau đớn khi cạo vôi răng. Bác sĩ dọn sạch vôi răng cẩn thận, không gây ảnh hưởng đến men răng và bệnh nhân cũng ít bị ê buốt răng khi ăn nhai.

Có một số trường hợp, bệnh nhân bị chảy máu khi lấy cao răng do nướu bị viêm nhiễm. Nhưng không sao, bác sĩ có biện pháp xử lý nhanh chóng để bạn không cảm thấy khó chịu.

Các bệnh liên quan tới răng miệng phải được xử lý nhanh để không gây tác động tiêu cực tới sức khỏe, bạn hãy đọc thêm thông tin tại bài viết: Bệnh răng miệng và những cảnh báo về sức khỏe

Cách loại bỏ cao răng huyết thanh an toàn
Cách loại bỏ cao răng huyết thanh an toàn*

Quy trình lấy cao răng bằng sóng siêu âm

Để quá trình lấy cao răng diễn ra thành công, bác sĩ phải thực hiện theo quy trình chuẩn. Toàn bộ việc cạo vôi răng cần diễn ra trong phòng vô trùng, đảm bảo không gây ra lây nhiễm chéo.

  • Thăm khám, tư vấn: Trước hết, bác sĩ cần biết rõ tình trạng răng miệng, loại cao răng đang hình thành trên răng của bạn. Sau đó bác sĩ tư vấn về kỹ thuật cạo vôi răng hiện đại để bệnh nhân hiểu rõ.
  • Vệ sinh răng miệng: Sau khi bệnh nhân đồng ý với phương án lấy cao răng mà bác sĩ đưa ra thì lúc này bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng để tránh những ảnh hưởng không tốt.
  • Sử dụng máy siêu âm loại bỏ cao răng: Khác với hình thức lấy cao răng thông thường, bác sĩ sử dụng máy siêu âm có đầu rung siêu nhỏ để giúp bệnh nhân dọn sạch sẽ mảng bám trên thân răng, chân răng và dưới nướu.
  • Đánh bóng răng: Muốn hàm răng trắng sáng hơn thì sau khi loại bỏ hết cao răng bác sĩ dùng thuốc và dụng cụ chuyên dụng đánh bóng răng, giúp mảng bám còn sót lại được đánh bay hoàn toàn.

Thời gian để bác sĩ hoàn tất quá trình lấy cao răng cực kỳ nhanh chóng chỉ trong khoảng 15 - 25 phút. Với những bệnh nhân có tình trạng cao răng phức tạp hơn thì thời gian lấy cao răng lâu hơn.

Cách phòng ngừa cao răng hình thành

Lấy cao răng xong, chúng có hình thành trở lại không? Dĩ nhiên là có, bởi bạn vẫn phải duy trì hoạt động ăn nhai mỗi ngày nên mảng bám sẽ hình thành trở lại. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên cạo vôi răng 5 - 6 tháng/lần. Bởi nếu tần suất lấy cao răng quá dày răng của bạn không chịu nổi lực tác động, bên cạnh đó dụng cụ lấy cao răng dễ làm ảnh hưởng tới mô mềm, làm khoang miệng trở nên nhạy cảm. Chỉ có những trường hợp đặc biệt dưới sự chỉ định của bác sĩ mới lấy cao răng nhiều lần trong năm. Lấy cao răng xong, bệnh nhân hãy áp dụng những cách ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám được liệt kê dưới đây:

  • Bạn đánh răng đúng cách sau các bữa ăn chính để loại bỏ hoàn toàn mảng bám dư thừa trên răng. Dùng bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm thay cho bàn chải cứng. Tuyệt đối không được đánh răng theo phương ngang sẽ làm răng bị tổn thương, lớp men răng bị ăn mòn.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng để vi khuẩn không có cơ hội tấn công gây sâu răng.
  • Bệnh nhân không nên tiêu thụ các món ăn quá nóng/quá lạnh vì dễ làm cho răng ê buốt, khó chịu hơn do răng của bạn đang nhạy cảm.
  • Các thực phẩm chứa nhiều đường sẽ là nguồn cơn gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng. Vì thế nên hạn chế tiêu thụ bánh kẹo ngọt, nước có gas,... nếu bắt buộc phải ăn hãy vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.
  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào thực đơn để giúp răng chắc khỏe, ăn nhai tốt hơn.
  • Không nên hút thuốc hay sử dụng các loại đồ uống đậm màu như cà phê, trà sữa,... vì dễ làm cho răng của bạn bị ố vàng, mảng bám cao răng hình thành nhanh hơn.
  • Hãy duy trì thói quen thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại cơ sở nha khoa uy tín để bảo vệ hàm răng của mình.
Không ăn bánh kẹo ngọt
Không ăn bánh kẹo ngọt*

Khi nào lấy cao răng tại nhà được?

Cao răng huyết thanh là dạng cao răng được hình thành khi khoang miệng chảy máu, dịch mủ. Có nghĩa là răng miệng của bạn cũng đang bị tổn thương nên buộc phải tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ có cao răng thông thường vừa mới hình thành bạn mới tự xử lý tại nhà được.

Mảng bám cao răng chỉ vừa mới tích tụ, bạn sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng thì có thể loại bỏ nhanh chóng. Dĩ nhiên, bạn phải có kỹ thuật đánh răng đúng đắn mới làm sạch mảng bám này được.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một vài biện pháp lấy cao răng khác như dùng Baking Soda, bã mía, chanh - muối, vỏ chuối,... Tuy nhiên để đạt hiệu quả làm sạch tối đa bạn phải thực hiện theo đúng quy trình. Ngoài ra cũng cần sử dụng nguyên liệu lấy cao răng với liều lượng phù hợp, tránh ảnh hưởng tới men răng và mô mềm lân cận.

Lấy cao răng có gây tê không?

Nhiều người nghe nói lấy cao răng có thể bị chảy máu nên đặt ra câu hỏi lấy cao răng có gây tê không. Câu trả lời là không, bởi quá trình lấy cao răng không gây đau đớn quá nhiều cho bệnh nhân. Việc lạm dụng thuốc tê nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe nên bác sĩ không gây tê trong trường hợp này.

Bạn bị đau răng nghiêm trọng tại khu vực có những chiếc răng sâu thì nguy cơ lớn vi khuẩn đã gây nên bệnh viêm tủy, tìm hiểu bệnh viêm tủy răng là gì?

Cao răng huyết thanh gây ra các vấn đề răng miệng không mong muốn. Làm cho hàm răng của bạn trở nên kém thẩm mỹ, nguy cơ cao mắc phải những bệnh như viêm nha chu, nhiễm trùng,... khiến bệnh nhân bị đau nhức và khó chịu. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu gặp trực tiếp bác sĩ để được lấy vôi răng nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.