Nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì để mau lành, hạn chế tối đa biến chứng là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi vừa kết thúc cuộc tiểu phẫu loại bỏ răng khôn. Vì chế độ dinh dưỡng, loại thực phẩm hay thói quen sinh hoạt sẽ ảnh hưởng tới thời gian lành thương của ổ răng khôn. Bạn cần biết rõ để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc sau ca tiểu phẫu.
Sau khi nhổ răng khôn, răng miệng sẽ rất nhạy cảm, dễ bị đau và sưng đặc biệt là vị trí răng khuất sâu bên trong như vậy. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu cơn đau mà còn đảm bảo vết thương sớm lành. Đồng thời, biết cách kiêng cữ cũng sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng hay tổn thương vùng nướu.
Nội dung bài viết
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Nếu mọc đầy đủ, mỗi người khi đến tuổi trưởng thành sẽ mọc 4 chiếc răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Chiếc răng này nằm ở vị trí cuối cung hàm và xuất hiện sau cùng so với các răng khác. Cũng vì lẽ đó mà răng khôn không đủ khoảng trống để vươn lên đúng hướng, thường có xu hướng mọc lệch, nằm nghiêng hay xô lấn răng khác.
Răng khôn mọc thường kéo theo rất nhiều phiền toái cho khổ chủ như: sốt, đau nhức, viêm sưng, lệch khớp cắn, sưng má… Do đó, trong một số trường hợp nhổ răng khôn là điều nên làm để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những lý do nên nhổ răng khôn và thời điểm thích hợp để thực hiện.
Răng khôn mọc lệch hoặc ngầm
Răng khôn thường không đủ không gian để mọc thẳng, dẫn đến việc mọc lệch hoặc ngầm. Nếu răng mọc lệch, chúng có thể đâm vào răng kế bên, gây đau đớn, hư hỏng răng lân cận cũng như làm tổn thương nướu. Trong trường hợp răng mọc ngầm dưới nướu, nó có thể tạo ra một ổ viêm, u nang hoặc nhiễm trùng. Nhổ răng khôn trong những tình huống này giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và giảm đau cho bệnh nhân.
Răng khôn gây viêm nướu hoặc sâu răng
Khi răng khôn không mọc hoàn toàn hoặc chỉ mọc một phần khiến cho vùng nướu xung quanh bị viêm sưng do vi khuẩn tích tụ. Điều này có thể dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng, thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn thành sâu răng.
Ngoài ra, răng khôn mọc thường tạo ra khe hở với răng số 7, thức ăn dễ dàng bị giắt vào kèm theo đó là việc vệ sinh răng khôn rất khó khăn do vị trí của chúng khuất sâu bên trong. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ẩn và sinh trưởng gây bệnh cho răng. Do đó, nhổ răng khôn sẽ giúp loại bỏ nguồn gây viêm nhiễm, sâu răng.
Gây ảnh hưởng đến các răng khác
Răng khôn có thể gây chèn ép lên các răng lân cận, làm thay đổi vị trí của chúng thậm chí lung lay dẫn đến mất răng. Điều này dẫn đến sự xô lệch của cả hàm răng, gây ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ của nụ cười. Để ngăn chặn sự chèn ép cũng như duy trì hàm răng đều đặn, nhổ răng khôn là điều cần thiết.
Phòng ngừa biến chứng
Trong nhiều trường hợp, nhổ răng khôn được thực hiện như một biện pháp dự phòng. Điều này đặc biệt đúng đối với những người có nguy cơ cao mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai hoặc những người đang chuẩn bị trải qua quá trình chỉnh nha (niềng răng). Việc loại bỏ răng khôn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau này và tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp điều trị răng miệng khác như niềng răng - chỉnh nha.
>> BỆNH NHÂN CÓ DẤU HIỆU BỊ TỤT NƯỚU HÃY THAM KHẢO CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤT NƯỚU
Nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì?
Nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Sau khi nhổ răng khôn, chăm sóc đúng cách và duy trì chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, hạn chế để lại biến chứng. Việc lựa chọn loại thực phẩm cũng như thói quen ăn uống là điều rất quan trọng giúp vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng hoặc đau nhức kéo dài.
Nhổ răng khôn xong kiêng ăn gì?
Những loại thực phẩm mà bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn nên kiêng để hạn chế đau nhức, nhiễm trùng, giúp vết thương chóng lành có thể kể đến như:
Thức ăn cứng và giòn: Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tránh ăn các loại thức ăn quá cứng, giòn như kẹo cứng, bánh quy, hạt, snack và đồ ăn cần nhiều lực nhai. Những thực phẩm này có thể làm tổn thương vết thương hoặc làm bật cục máu đông, dẫn đến tình trạng khô ổ răng, gây đau đớn, kéo dài thời gian hồi phục. Thức ăn giòn, dễ vỡ vụn cũng dễ mắc kẹt lại trong vết thương, gây ra viêm nhiễm kéo dài.
Thức ăn nóng: Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, nên tránh các loại thức ăn, đồ uống ở nhiệt độ cao, quá nóng như cháo, soup... Nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch máu, gây chảy máu tại vết thương và làm chậm quá trình lành vết thương. Thay vào đó, hãy chọn những món ăn có nhiệt độ phòng hoặc ấm nhẹ để tránh kích ứng vùng nướu đang sưng viêm.
Thức ăn cay: Đồ ăn cay gây kích ứng vùng mô mềm, đặc biệt tại vị trí vết thương sau khi nhổ răng khôn. Các loại gia vị: ớt, tiêu, gừng,... có thể gây bỏng rát và tăng cảm giác khó chịu. Hơn nữa, đồ ăn cay cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vì chúng kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
Thức ăn chứa nhiều đường: Đây là một trong những lưu ý cực kỳ quan trọng khi nhắc đến việc nhổ răng khôn xong kiêng ăn gì. Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, bánh ngọt, soda hay các loại nước uống có gas là những thứ bệnh nhân cần tránh xa sau khi nhổ răng khôn. Vì đường khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và việc tiêu thụ nhiều glucose có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như gây sâu răng ở những vùng xung quanh vị trí nhổ răng.
Rượu bia, thuốc lá: Trong số những hướng dẫn của bác sĩ về việc nhổ răng khôn phải kiêng những gì có nói đến thói quen sử dụng thuốc lá và rượu bia. Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không nên sử dụng chất kích thích bao gồm cả rượu, bia, thuốc lá. Rượu có thể làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật. Thuốc lá làm giảm lượng oxy đến vết thương, cản trở quá trình lành thương và làm tăng khả năng viêm nhiễm, sưng đau. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây khô ổ răng, một biến chứng rất đau đớn và nguy hiểm.
Thực phẩm dẻo, có độ bám dính: Những thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo dẻo, caramen có thể bám chặt vào răng và nướu, dễ dàng dính vào vị trí răng khôn được nhổ. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn gây khó chịu. Hơn nữa, việc nhai các thực phẩm này có thể tạo áp lực lên vết thương, làm chậm quá trình hồi phục.
>> BẠN LÀ NGƯỜI RẤT SỢ ĐAU VÀ LO LẮNG VẤN ĐỀ ĐAU NHỨC SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN, TÌM HIỂU: NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG?
Nhổ răng khôn nên ăn gì?
Vậy nhổ răng khôn xong nên ăn gì để phục hồi vết thương nhanh và tránh gây nhiễm trùng? Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, và giàu dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời không gây tổn thương cho vết thương sau phẫu thuật.
Cháo, súp: Cháo hay súp là hai loại thực phẩm được khuyến khích đầu tiên cho những ai chưa biết nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì. Đây là những món ăn mềm, dễ nuốt mà không cần nhai, giúp hạn chế áp lực lên vùng răng mới nhổ. Bệnh nhân cũng có thể nấu với nhiều loại nguyên liệu như thịt gà, thịt bò, cá, rau củ để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng cháo và súp không quá nóng để tránh làm tổn thương vùng miệng.
Sữa chua: Nếu bạn đang khó khăn trong việc ăn nhai và vẫn chưa biết nhổ răng khôn xong ăn gì để dễ dàng tiêu hóa thì đây là gợi ý tuyệt vời. Sữa chua là một loại thực phẩm giàu probiotics giúp đường ruột dễ tiêu hóa, cân bằng axit trong miệng và làm tăng sức đề kháng. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng cung cấp canxi, protein cũng như các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể trong giai đoạn phục hồi. Bạn có thể ăn sữa chua không đường hoặc thêm vào một ít mật ong để tăng thêm hương vị. Nếu muốn bổ sung hoa quả, hãy chọn các loại quả mềm và cắt nhỏ để tránh làm đau vết thương.
Sinh tố và nước ép trái cây: Bạn có thể kết hợp nhiều loại trái cây như chuối, dâu, xoài hoặc sữa để tạo ra một ly sinh tố giàu dinh dưỡng. Nước ép trái cây cũng là lựa chọn tốt để giữ ẩm cho cơ thể và bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, vì chúng có thể gây kích ứng cho vùng miệng.
Nhổ răng khôn xong nên làm gì để mau lành?
Bên cạnh việc quan tâm xem nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật. Dưới đây là những điều bạn nên làm:
- Nghỉ ngơi: Sau khi nhổ răng khôn, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi trong 24 giờ đầu tiên, đừng vận động mạnh dễ khiến máu từ vết thương chảy ra nhiều hơn.
- Chườm đá: Sử dụng túi đá, khăn lạnh hoặc bông gạc lạnh để chườm bên ngoài má trong khoảng 15-20 phút để giảm sưng, đau. Đây là cách hiệu quả để giảm viêm trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.
- Uống đủ nước: Duy trì việc uống nước đều đặn để giữ ẩm cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, không nên sử dụng ống hút vì thao tác này có thể tạo áp lực làm bật cục máu đông tại vết thương, gây ra biến chứng.
Nhổ răng khôn kiêng và nên ăn gì không chỉ đơn thuần là việc chọn món ăn, cách chế biến mà còn góp phần quan trọng trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Việc tuân thủ chỉ dẫn về dinh dưỡng và kiêng cữ không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Hãy chú ý theo dõi tiến độ lành vết thương, tham khảo ý kiến bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu kịp thời để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, giúp duy trì sức khỏe răng miệng và tránh rủi ro không đáng có.
Bài viết liên quan:
- Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền
- Răng khôn là gì
- Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không
- Răng khôn mọc lệch có nên nhổ không
- Răng khôn chưa mọc có sao không