Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (19 bình chọn)

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bởi quá trình mang thai, phụ nữ luôn cần phải giữ gìn sức, hoạt động nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi và tình hình sức khoẻ của bản thân. Nhổ răng khôn có tác động rất lớn tới răng miệng, nhiều người bị sưng và không thể ăn uống, sinh hoạt bình thường một thời gian dài sau khi nhổ răng khôn. Đồng thời nó có thể để lại một số biến chứng khó lường trước, đặc biệt là với cơ địa nhạy cảm của phụ nữ mang thai.

Việc mọc răng khôn là điều không ai biết trước được, răng khôn có thể mọc bất kỳ lúc nào trong quá trình mang thai và nó gây ra những cơn đau đớn, âm ỉ nếu mọc không đúng vị trí. Lúc này, người bệnh vừa đau nhức, lại hoang mang không biết liệu rằng nhổ răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng gì không. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết có nên nhổ răng khôn khi mang thai không bạn nhé!

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 1
Mẹ bầu bị đau răng khôn*

Răng khôn là gì?

Để biết được nhổ răng không khi mang thai có sao không, bạn cần biết một số thông tin cơ bản về răng khôn. Chúng ta thường nghe tới vấn đề mọc răng khôn nhưng ít ai biết chính xác khái niệm răng khôn là gì. Một hàm răng của người trưởng thành gồm có 32 chiếc răng, trong đó có 4 chiếc răng khôn có thể mọc bất cứ khi nào. Dĩ nhiên sẽ có người không đủ 32 răng do răng khôn của họ không mọc.

Răng khôn khi mọc hoàn chỉnh nó giống như một chiếc răng số 7, có chức năng hỗ trợ quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn của con người được thuận tiện và dễ dàng hơn, tốt cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, cung hàm cũng được đảm bảo, hạn chế bị lệch và chịu nhiều lực khi có răng khôn chống đỡ. Rất nhiều người lầm tưởng răng khôn chỉ là loại răng “vô dụng” nhưng thực tế, nếu mọc ngay thẳng và đúng vị trí, nó sẽ đem lại những lợi ích về ăn nhai như chiếc răng hàm thực thụ.

Cần nhổ răng khôn khi nào?

Với những lợi ích nổi bật mà răng khôn mang lại, một số người thắc mắc vì sao cần phải nhổ răng khôn? Thực tế, không phải lúc nào răng khôn cũng mọc ngay hàng thẳng lối, có nhiều trường hợp bắt buộc chúng ta phải nhổ bỏ, nếu không nó sẽ ảnh hưởng lớn tới cung hàm và sức khỏe răng miệng.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch là trường hợp bệnh nhân thường gặp phải nhất. Có thể vì lý do vị trí nằm ở quá sâu trong cung hàm, không đủ diện tích để mọc răng, do đó chiếc răng khôn này đành phải mọc lệch hướng. Điều này vô tình gây nên sự đau đớn, tê buốt trong thời gian dài. Bởi quá trình mọc răng diễn ra tương đối lâu, từ đó nỗi đau mà bệnh nhân phải chịu cũng bị kéo dài. Một số người vì quá đau răng mà không thể ăn nhai, nói chuyện một cách bình thường.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 2
Xử lý răng khôn khi đang mang thai*

Răng khôn mọc cách xa vị trí răng hàm

Trong một số trường hợp, răng khôn mọc thẳng, không lệch hướng, nhưng bệnh nhân vẫn được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Lý do là bởi vị trí răng khôn mọc quá xa so với răng hàm, vô tình tạo khoảng hở giữa hai răng. Trong quá trình ăn nhai, thức ăn sẽ bị giắt vào khe hở này và tích đọng lại, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu.

Răng khôn bị sâu

Răng khôn cũng giống như các răng khác, đều có thể bị sâu răng và thậm chí nguy cơ còn cao hơn vì khả năng tiếp xúc với thức ăn nhiều hơn, đồng thời vị trí của răng khó để vệ sinh một cách triệt để. Khi bị vi khuẩn xâm nhập, răng khôn sẽ tổn thương và dễ bị viêm tủy, nguy hiểm. Nếu không kịp thời khắc phục, người bệnh đành phải nhổ bỏ răng khôn để hạn chế ảnh hưởng đến những răng khác trong cung hàm.

>> BỆNH NHÂN MUỐN NHỔ RĂNG NHƯNG LO SỢ ĐAU ĐỚN? TÌM HIỂU NGAY NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU HAY KHÔNG?

Quá trình nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn đối với người có sức khỏe tốt diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, nhận tư vấn từ nha sĩ

Để bắt đầu quá trình nhổ răng, bệnh nhân cần phải tới trực tiếp phòng khám để bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra răng miệng và chụp X-quang. Thông qua quá trình này, nha sĩ sẽ biết được tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào, vị trí răng khôn ra sao để có cơ sở xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.

Bước 2: Xét nghiệm cơ bản

Sau khi thăm khám, bệnh nhân tiếp tục thực hiện các xét nghiệm máu để giúp nha sĩ nhận biết bệnh nhân có bị đông máu hay gặp các vấn đề liên quan hay không. Nhằm giúp cho quá trình nhổ răng được diễn ra suôn sẻ và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nếu bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ gì, nha sĩ sẽ can thiệp ngay lập tức để đảm bảo có sức khoẻ tốt, đáp ứng đủ điều kiện nhổ răng khôn.

Bước 3: Nhổ răng khôn

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân được gây tê, thời gian nhổ răng tương đối nhanh, bệnh nhân chỉ cần thả lỏng và nằm yên chờ bác sĩ hoàn thiện quy trình. Như vậy là chiếc răng khôn đã được loại bỏ.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 3
Quy trình nhổ răng khôn đạt yêu cầu*

Bước 4: Tái khám định kỳ

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân được nha sĩ chỉ định chăm sóc đúng cách và cho lịch tái khám định kỳ nhằm theo dõi, kiểm tra vết thương. Thường bệnh nhân sẽ đau buốt sau khi nhổ, nhưng nếu tình trạng đau kéo dài rất nhiều ngày không khỏi, bạn hãy báo với nha sĩ ngay để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

>> NHỔ RĂNG KHÔN KHÁ PHỨC TẠP, VẬY CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN LÀ BAO NHIÊU?

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Có thể nói rằng việc nhổ răng khôn khi mang thai tương đối nguy hiểm, nó có thể gây ra một số biến chứng phải kể đến như:

Nhiễm trùng huyết ở sản phụ

Tuy nhiễm trùng huyết khi nhổ răng khôn là biến chứng khá hiếm gặp nhưng lại mang hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên chúng tôi sẽ đề cập trước tiên. Răng khôn thường có chân răng cắm sâu vào phần nướu, buộc các nha sĩ phải tác động lực mạnh mới có thể nhổ bỏ được. Trong quá trình này, nếu dụng cụ không được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ và tay nghề nha sĩ không chắc, có thể làm sản phụ chảy máu nhiều, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, nguy hại sức khỏe sản phụ và cả thai nhi.

Ảnh hưởng của tia X-quang

Như đã đề cập ở trên, trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần phải chụp X-quang để nha sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với cung hàm. Tia X-quang này chứa các nguy cơ gây hại, ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 4
Mẹ bầu nhổ răng khôn có nguy hiểm không*

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng sinh

Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân thường bị đau nhức dữ dội và để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần phải uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Chúng ta biết rằng đây là hai loại thuộc nằm trong danh sách hạn chế của phụ nữ mang thai. Thành phần của thuốc giảm đau và kháng sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi, có thể gây ra một số biến chứng, dị tật cho trẻ khi sinh ra.

Có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai không?

Như vậy, với những nguy hiểm được kể ở trên, việc nhổ răng khôn khi đang mang thai là điều không nên làm. Bởi cơ thể phụ nữ đang có sự thay đổi lớn, khi phụ nữ mang thai thường có nguy cơ dễ gặp phải những vấn đề về răng miệng hơn người bình thường. Lý giải cho tình trạng này là bởi sự thay đổi hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Trong khi đó nhổ răng khôn là cuộc tiểu phẫu khá phức tạp, có nhiều ảnh hưởng không tốt như đã nêu ở trên. Nếu như mẹ bầu bị đau nhức răng khôn hãy tham khảo các cách giảm đau được bài viết cung cấp ở phần tiếp theo.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 5
Nhổ răng khôn khi đang mang thai có nên không*

Hướng dẫn cách giảm đau khi bị mọc răng khôn cho bà bầu

Vậy với một số trường hợp răng khôn đã mọc gây đau, mẹ bầu hãy áp dụng những cách giảm đau sau đây:

Chườm lạnh khi sưng đau

Nếu mọc răng khôn mọc làm bạn bị đau nhức, khó chịu thì hãy lấy đá để vào một chiếc khăn, sau đó chườm quanh vùng má bên ngoài răng. Có lẽ đây là biện pháp ít được ai thực hiện bởi nó đơn giản và tưởng chừng như không mang lại hiệu quả. Thật ra việc chườm lạnh có lợi ích rất tốt, nó có thể giảm đau đáng kể.

Súc miệng bằng nước lá ổi

Khi mang thai, bạn nên hạn chế sử dụng những thứ có chứa thành phần hoá học mà nên ưu tiên thành phần tự nhiên hơn. Nước lá ổi là một loại nước súc miệng dân gian có hiệu quả tốt. Bạn chỉ cần đun sôi nước và cho lá ổi non vào rồi nấu như nấu nước lá bình thường. Sau đó lọc nước để nguội và lấy súc miệng hằng ngày. Nước lá ổi có thể loại bỏ vi khuẩn bám trong răng, tạo cảm giác dễ chịu cho vùng răng đang đau nhức và khắc phục hơi thở khó chịu - vấn đề chị em mang thai thường gặp phải.

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không? 6
Chườm đá và súc miệng bằng lá ổi*

Súc miệng bằng nước mùi tàu

Ngoài ổi ra thì mùi tàu cũng là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng rộng rãi làm nước súc miệng. Khi nấu, bạn lưu ý bỏ thêm một chút muối rồi đun sôi tương tự như nấu nước lá ổi. Như vậy là đã có ngay thứ nước súc miệng hiệu nghiệm, an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng các loại thảo dược, đông y

Thay vì uống thuốc tây giảm đau, gây nguy hại đến sức khỏe khi mang thai, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược, đông y để khắc phục vấn đề về răng sâu. Tuy nhiên bạn cũng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ đông y để đảm bảo sự an toàn tối đa. Tuyệt đối không nên làm theo hướng dẫn không khoa học, sử dụng thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ và không rõ bảng thành phần nguyên liệu bạn nhé.

Tóm lại, nhổ răng khôn là quá trình ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Nó gây ra những tác dụng phụ, biến chứng mà chúng ta rất khó để kiểm soát. Do đó khi phát hiện mình mọc răng khôn, bạn hãy xin ý kiến, tư vấn từ các nha sĩ có kiến thức chuyên môn kỹ càng để họ đưa ra những đánh giá chính xác nhất về tình trạng của bạn.

Nhổ răng khôn khi mang thai sẽ gây ra biến chứng gì, có nguy hiểm không và quy trình như thế nào đã được Nha Khoa Đăng Lưu giải đáp qua bài viết trên đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới để được đội ngũ nha sĩ, tư vấn viên tại Nha Khoa Đăng Lưu giải đáp kịp thời nhé!

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL