Những điều cần biết về bệnh tụt lợi

Lượt xem: 2101
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Tụt lợi là sự di chuyển của lợi dần về phía chóp răng. Nguyên nhân gây ra bệnh tụt lợi có thể do bệnh lý hoặc sinh lý nhưng hậu quả mà nó gây ra đặc biệt nghiêm trọng nhất là trông rất mất thẩm mỹ. Sau đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi để giúp bệnh nhân phần nào hiểu rõ căn nguyên, vấn đề của bệnh tụt lợi và từ đó có cách phòng ngừa cũng như điều trị thích hợp.

 

Những điều cần biết về bệnh tụt lợi 0
Bệnh tụt lợi *

Những điều cần biết về bệnh tụt lợi

Nguyên nhân gây bệnh tụt lợi

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tụt lợi trong đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý.

Nguyên nhân bệnh lý

Răng bị tổn thương do vi rút

Răng bị viêm lợi, viêm vùng quanh răng dẫn đến tình trạng tụt lợi

Một số phương pháp điều trị các bệnh quanh răng cũng gây nên hậu quả tụt lợi.

Nguyên nhân sinh lý

Tác hại nghiêm trọng của bệnh tụt lợi 0
Tác hại nghiêm trọng của bệnh tụt lợi *

Do chải răng, vệ sinh răng miệng thường ngày không đúng cách, không đúng kỹ thuật dẫn đến mòn lợi, mòn men răng gây ra hiện tượng lợi bị tụt dần về phía chóp răng.

Tùy vào vị trí của răng nằm trên cung hàm mà quyết định đến mức độ tụt nướu của răng.

Phanh niêm mạc bám sai vị trí làm cho lọi bị bong ra khỏi chân răng và di chuyển về phía chóp răng.

Dù bệnh tụt lợi phát sinh do nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tụt lợi sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe răng miệng và tới tính thẩm mỹ của khuôn hàm.

Hậu quả của bệnh tụt lợi

Những điều cần biết về bệnh tụt lợi
Tụt lợi gây ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh*

Khi lợi dần di chuyển về phía chóp răng, răng sẽ dần mất đi cement chân răng và men răng. Làm lộ chân răng ra bề mặt, lớp men răng bao bọc và bảo vệ bị mất, không còn khả năng bảo vệ lớp ngà bên trong hoặc lớp men bị bào mòn bảo vệ lớp ngà bên trong một cách yếu ớt. Bắt buộc lớp ngà phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây nên những dấu hiệu, hiện tượng xấu cho răng. Nhất là hiện tượng ê buốt, hoặc những cơn đau do ngà phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với các loại thức ăn và bị kích thích bởi các vật cứng như bàn chải đánh răng, tăm xỉa răng...

Phần lợi và cổ răng bị mòn dần không còn sức chống đỡ với sự tấn công của các loại vi khuẩn ẩn nấp trong khoang miệng, vì thế nguy cơ răng bị mắc các bệnh lý răng miệng rất cao.

Những điều cần biết về bệnh tụt lợi
Cổ răng bị mòn*

Đặc biệt, răng bị tụt lợi còn làm mất thẩm mỹ trầm trọng cho khuôn miệng của bệnh nhân. Làm hở chân răng, các kẻ răng to hơn, dễ gây rắc các vụn thức ăn. Làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Nếu tình trạng răng bị tụt lợi không được điều trị kịp thời nó sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định cho sức khỏe rang miệng. Sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Trên đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi. Để xác định mình có bị tụt lợi hoặc có bị mắc cá bệnh lý răng miệng khác không bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo lời khuyên của nha sĩ Nha Khoa Đăng Lưu.

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2024 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status