Chào Bác sỹ Nha khoa Đăng Lưu! Em năm nay 23 tuổi, em có một chiếc răng khôn ở hàm trên mọc khá lâu, thời gian gần nay bỗng nhiên bị lung lay làm em thấy đau nhức hễ chạm phải là rất đau, em không biết vì sao lại có tình trạng này nên rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi răng khôn bị lung lay nếu em nhổ đi thì có mọc lại chiếc răng khác không? Trong trường hợp của em cần xử lý như thế nào? Em cảm ơn!
(Hồng Phúc- Bình Dương)
Nội dung bài viết
Trả lời
Chào bạn!
Trung tâm Nha khoa Đăng Lưu rất vui khi nhận được những thắc mắc từ bạn. Về vấn đề răng khôn bị lung lay sẽ do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin để bạn tham khảo:
Thời điểm mọc răng khôn?
Trong cuộc đời của mỗi người thì răng sẽ mọc lên và thay đi trong 2 lần duy nhất, lần thứ nhất là khi được 6 tháng tuổi các răng sữa sẽ mọc lên, lần thứ hai là từ 6 đến 14 tuổi, các răng sữa sẽ lần lượt được thay thế bằng răng lâu năm. Điều này chứng tỏ, những trường hợp răng mọc thêm sau 14 tuổi (trừ răng khôn) đều được cho là bất thường. Trong trường hợp của bạn, bạn đã 23 tuổi, nếu nhổ bất kỳ răng nào trong khoang miệng thì sẽ không có bất kỳ răng nào mọc lên nữa.
(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Răng khôn bị lung lay phải làm sao?
Về chiếc răng khôn của bạn đang bị lung lay thì phải xác định được nguyên nhân gây ra để có hướng điều trị phù hợp. Tình trạng răng bị lung lay có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do viêm nướu, nha chu sẽ chiếm phần lớn.
Răng bị nha chu sẽ làm cho các mô quanh răng mất đi sự liên kết, dẫn đến răng lung lay, đau nhức, thậm chí mất răng. Nếu răng bạn bị lung lay nhẹ, Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cạo vôi để răng được cứng chắc và phục hồi lại.
Răng khôn bị lung lay phải làm sao?
Quá trình nhổ răng khôn như thế nào?
Khi răng khôn bị mọc lệch mọc ngầm hoặc lung lay không thể phục hồi, cách duy nhất để bảo toàn sức khỏe cho răng hàm đó chính là nhổ bỏ chiếc răng khôn này đi. Và quy trình nhổ răng khôn được thực hiện theo các bước dưới đây:
Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quan khoang miệng để xác định tình trạng mọc răng khôn của khách hàng. Khách hàng sẽ được kiểm tra tình trạng bệnh lý bằng máy chụp hàm mặt cùng phần mềm quản lý hiện đại, giúp bạn có thể xem toàn bộ quá trình điều trị trước, trong và sau khi nhổ răng khôn.
Tiến hành nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh, rồi mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra.
Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Đóng vết thương
Sau khi lấy hết răng khôn ra khỏi xương hàm, bác sỹ sẽ khâu các vết rạch lại, có thể dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường. Bác sĩ sẽ cho bạn cắn bông cầm máu, khoảng sau 10 – 15 phút máu sẽ ngưng chảy
Tái khám và theo dõi kết quả điều trị
Khách hàng cần tái khám theo lịch hẹn của Bác sỹ để kiểm tra vết thương và nếu có biểu hiện bất thường, Bác sỹ sẽ có giải pháp điều trị kịp thời.
Hướng dẫn sau khi nhổ răng khôn
Khi đã nhổ bỏ được chiếc răng khôn ra khỏi xương hàm, các bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để vết thương nhanh lành, cụ thể như:
Chải răng bằng bàn chải lông mềm 2 lần mỗi ngày, tránh đụng chạm trực tiếp với vùng nhổ răng khôn
Ăn thức ăn lỏng và mềm để giảm áp lực nhai
Không sờ tay hay dùng vật nhọn tác động đến vùng mới điều trị
Bạn Phúc thân mến! Qua những thông tin mà bạn đã chia sẽ, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho bạn các thông tin để tham khảo. Tốt nhất bạn nên đến để Các Bác sĩ thăm khám trực tiếp mới tư vấn cụ thể hơn cho bạn, quá trình khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nên bạn cứ yên tâm. Chúc bạn có một nụ cười khỏe mạnh.
GỌI TƯ VẤN 24/7
GỌI TƯ VẤN 24/7
ĐIỆN THOẠI ZALO
ĐIỆN THOẠI ZALO
TỔNG ĐÀI GÓP Ý
TỔNG ĐÀI GÓP Ý