Trám hàn răng xong bị buốt, nguyên nhân và cách khắc phục

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.6/5 - (39 bình chọn)

Hàn răng xong bị buốt phải xử lý như thế nào? Chắc hẳn có nhiều người đang bị buốt răng sau khi trám mà không biết làm gì để khắc phục. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân cũng như hướng giải quyết dứt điểm tình trạng này, từ đó trả lại cho bạn hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin như ý muốn.

Trám răng là kỹ thuật nhằm phục hình chiếc răng bị tổn thương nhưng cũng có trường hợp trám răng xong bị ê buốt. Để giảm thiểu cơn đau răng bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám, kiểm tra, rồi tìm ra hướng điều trị hiệu quả, tránh các rủi ro có thể xảy đến.

Trám hàn răng xong bị buốt phải làm sao để khắc phục? 1
Nguyên nhân vì sao hàn răng xong bị buốt*

Nguyên nhân vì sao hàn răng xong bị buốt

Có nhiều người bị ê buốt răng sau khi trám, cảm giác này ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc cũng như chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt, đau nhức dù đã hàn răng xong.

Bác sĩ có tay nghề kém

Quy trình hàn trám răng phải được thực hiện theo các bước rõ ràng nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao trực tiếp khám và điều trị. Nếu bác sĩ yếu kém dễ làm tổn thương các mô mềm, không xử lý sạch ổ viêm mà đã đắp vật liệu trám lên khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn nên xảy ra tình trạng hàn răng xong bị buốt.

Lấy cao răng sai kỹ thuật

Trước khi trám răng bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng cho bệnh nhân, nếu như quá trình lấy cao răng sai kỹ thuật, thực hiện mạnh tay dễ dẫn đến tình trạng ê buốt. Trong một số trường hợp còn bị chảy máu chân răng khiến cho bệnh nhân phải khổ sở tìm cách điều trị.

Vùng sâu răng chưa xử lý hết

Các hố răng sâu phải xử lý dứt điểm, loại bỏ hết vi khuẩn rồi mới tiến hành trám răng. Nếu vùng sâu răng chưa được làm sạch, vi khuẩn lây lan đến tủy răng sẽ khiến cho răng bị ảnh hưởng dẫn tới ê buốt kéo dài.

Vật liệu chưa lấp đầy ổ răng

Khi nha sĩ cho vật liệu trám vào mà không lấy đầy ổ răng, tạo ra khoảng trống giữa răng và lớp vật liệu làm cho dịch ngà răng tràn vào khoảng hở. Khi bệnh nhân ăn nhai, dịch ngà sẽ dịch chuyển nên xảy ra tình trạng ê buốt răng.

Bệnh nhân viêm tủy răng chưa được điều trị dứt điểm

Những vùng răng bị sâu nặng nguy cơ cao đã tác động đến tủy, chính vì vậy bác sĩ phải kiểm tra thật kỹ và giải quyết dứt điểm tình trạng này trước khi hàn răng cho bệnh nhân. Nếu chưa lấy sạch tủy mà đã vội vàng đưa vật liệu trám vào để hàn răng sẽ dẫn đến ê buốt, thậm chí là áp xe ổ xương, đau nhức dữ dội.

Do một số bệnh lý khác

Hàn răng xong bị buốt tại vị trí mới trám thì có thể răng lân cận cũng mắc một số bệnh lý khác nhưng bạn chưa phát hiện ra. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn phải đến gặp nha sĩ để kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng hiện tại của mình.

Chiếu đèn sau khi trám

Sau khi hàn răng, muốn vết trám đông cứng buộc bác sĩ phải chiếu đèn laser. Nếu thời gian chiếu đèn laser không được kiểm soát chặt chẽ sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu và hơi ê buốt.

Trám hàn răng xong bị buốt phải làm sao để khắc phục? 2
Chiếu đèn sau khi trám*

Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi trám

Khi trám răng xong bệnh nhân phải chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng của mình vì đây là bước quan trọng liên quan trực tiếp tới tuổi thọ của vết trám. Trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi hàn răng bạn không nên ăn uống gì cả, hãy để cho lớp trám đông cứng hoàn toàn và có thời gian thích nghi với khoang miệng của bạn, giảm tình trạng đau nhức, ê buốt.

Dị ứng với vật liệu trám răng

Thêm một nguyên nhân nữa khiến cho bệnh nhân trám răng xong bị ê buốt đó là dị ứng với vật liệu trám. Các chất trám không rõ nguồn gốc hoặc do cơ địa mỗi người không phù hợp với chúng dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu, ê buốt.

Trám răng không triệt để

Việc trám răng phải diễn ra triệt để, khu vực trám phải được thực hiện đúng kỹ thuật để không xảy ra tình trạng hở ra khi ăn nhai, khiến thức ăn bị mắc lại, vi khuẩn phát tán lâu ngày sẽ gây ra ê buốt, kích ứng trong khoang miệng.

Trám răng bị ê buốt bao lâu là hết?

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Trám răng xong có bị ê buốt không?”, việc ê buốt răng dù đã trám xong vẫn hay xuất hiện ở nhiều bệnh nhân. Nhưng cảm giác này không xảy ra thường xuyên và cơn đau cũng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn 3 - 4 ngày đầu. Tầm 1 tuần sau hầu như những cảm giác khó chịu đã giảm hết, bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường mà không cần lo lắng gì.

Tuy nhiên, nếu ai cảm thấy sau 3 tuần mà tình trạng ê buốt, đau nhức vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại thì hãy tới phòng khám nha khoa kiểm tra. Có thể bạn đang gặp một số vấn đề không mong muốn nên cần phải có sự can thiệp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý hiệu quả, hạn chế các biến chứng không mong muốn xảy đến.

Trám hàn răng xong bị buốt phải làm sao để khắc phục? 3
Trám răng bị ê buốt bao lâu là hết?*

Trám răng xong bị ê buốt phải làm sao?

Hàn răng bị buốt nhẹ bệnh nhân có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần phải đến nha khoa. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn, ngoài ê buốt còn kèm theo đau nhức dữ dội hãy tới nha khoa uy tín gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị.

Khắc phục tại nhà

Bộ đôi tỏi và gừng sẽ “cứu cánh” cho bạn trong trường hợp này, đây là hai nguyên liệu lành tính, dễ tìm có công dụng giảm đau răng hiệu quả, an toàn với sức khỏe. Bệnh nhân hãy giã nhuyễn hỗn hợp tỏi - gừng rồi nhẹ nhàng đắp lên vết trám răng bị buốt, thực hiện ngày 2 lần để làm dịu cơn đau.

Bạn súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn có hại, bảo vệ men răng, phòng ngừa một số bệnh lý liên quan sau khi hàn trám răng. Bạn nên mua nước muối sinh lý pha sẵn tại các quầy thuốc vì có nồng độ vừa phải, giá thành cũng rẻ.

Một mẹo giảm ê buốt hiệu quả nữa chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh ở mặt ngoài của má tại vị trí mới trám răng xong. Nhớ di chuyển miếng chườm liên tục xung quanh vùng má.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng tất cả các phương pháp này đều chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn. Nếu áp dụng hết rồi mà cơn đau vẫn xuất hiện dai dẳng hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra.

Trám hàn răng xong bị buốt phải làm sao để khắc phục? 4
Trám răng xong bị ê buốt phải làm sao?*

Khắc phục tại nha khoa

Tùy vào từng trường hợp của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau để khắc phục tình trạng hàn răng xong bị buốt.

  • Đối với những người ê buốt do viêm tủy răng, sâu răng: Bác sĩ loại bỏ vết trám cũ, làm sạch lại ổ răng sâu một lần nữa, lấy tủy răng rồi cẩn thận trám răng lần 2.
  • Đối với trường hợp trám răng sai kỹ thuật: Bác sĩ vẫn tháo bỏ đi lớp trám cũ và kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng của bệnh nhân, xử lý một số vấn đề phát sinh rồi tiến hành trám răng lại.

Với lần trám răng này nếu bệnh nhân nghi ngờ vào tay nghề của bác sĩ điều trị ở nha khoa mà mình đã làm hãy chọn phòng khám khác để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi hàn trám

Để vết trám được bền chắc bệnh nhân phải có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để hạn chế răng ê buốt sau khi trám.

Chải răng ngày 2 lần

Khi vết trám đã đông cứng hoàn toàn bệnh nhân vẫn vệ sinh răng miệng như bình thường bằng việc đánh răng ngày 2 lần với bàn chải mềm, tránh tác động lực nhiều ở vị trí mới trám. Sử dụng kem đánh răng theo khuyến cáo của nha sĩ thay vì một số loại kem đánh răng thông thường.

Dùng chỉ nha khoa, tăm nước

Tăm xỉa răng truyền thống dễ khiến cho vết trám bị tróc ra khi bạn dùng nó thường xuyên. Nếu thức ăn mắc vào răng bạn dùng chỉ nha khoa để loại bỏ. Hoặc sắm cho mình một máy tăm nước để làm sạch kẽ răng nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến nướu, lợi, vùng mới trám răng.

Trám hàn răng xong bị buốt phải làm sao để khắc phục? 5
Dùng chỉ nha khoa*

Ăn uống cẩn thận

Mấy ngày đầu, khi ăn uống bạn tránh tác động nhiều lực vào vị trí vừa hàn răng. Khi ăn hãy nhai chậm rãi, từ tốn, lựa chọn thực phẩm mềm, đợi khi nào răng đã đi vào ổn định bạn sẽ được ăn uống thoải mái. Hạn chế thức ăn bám màu như cà phê, trà đậm, nước có gas,... Không nên hút thuốc vì dễ làm vết trám bị xỉn màu, ố vàng.

Bạn cần kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp thực phẩm chứa nhiều đường, axit để duy trì vết trám được dài lâu. Bởi các loại đồ ăn, thức uống này dễ hình thành sâu răng, ảnh hưởng tới vết trám và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về răng miệng khác.

Tuân thủ các hướng dẫn, dặn dò của bác sĩ

Sau khi trám răng bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về quá trình chăm sóc cũng như chế độ ăn uống để vết trám được bền chắc, không bị bong tróc hay nhiễm trùng. Vậy nên người bệnh cần phải tuân thủ theo những dặn dò đó và uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê để giảm ê buốt, khó chịu.

Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Nếu trong quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng mà bạn nhận thấy vết trám có dấu hiệu sắp rơi ra hoặc đau nhức dữ dội cần tới gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra. Tránh các biến chứng có thể xảy ra khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng thêm. Phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu với bác sĩ có tay nghề vững vàng, trực tiếp điều trị hàn trám răng sẽ mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ, cải thiện một số vấn đề về răng miệng.

Hàn răng xong bị buốt xử lý như thế nào đã được bài viết chia sẻ cụ thể. Hy vọng qua đây bệnh nhân có thể tự khắc phục nhanh tình trạng đau nhức, ê buốt răng ngay tại nhà. Nếu cảm thấy răng còn khó chịu hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để được bác sĩ thăm khám, giải quyết dứt điểm nhé!

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL