Áp xe nha chu - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Lượt xem: 2173
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Áp xe nha chu là một loại nhiễm trùng khu trú, chứa mủ của mô nha chu. Áp xe nha chu có thể là một đặc trưng lâm sàng phổ biến thường gặp ở những đối tượng bệnh nhân bị bệnh nha chu viêm ở mức độ trung bình hoặc đang phát triển nặng.

Mặc dù, trong thực tế áp xe nha chu thường được bắt gặp ở những bệnh nhân có triệu chứng nha chu viêm không điều trị, nhưng trong một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học kết hợp với các nha sĩ hàng đầu thế giới đã chỉ thấy rằng, áp xe nha chu cũng có thể xảy ra trên những bệnh nhân nha chu viêm đang điều trị duy trì. 

Chuẩn đoán cho thấy bệnh nhân bị áp xe nha chu

Bệnh áp xe nha chu là một trong những căn bệnh phổ biến và nó thường đặc biệt liên quan tới tình trạng nha chu viêm trước đó. Đa số áp xe nha chu xuất hiện bắt nguồn từ túi mủ nha chu.

Áp xe nha chu - Nguyên nhân và cách điều trị-1
Áp xe nha chu là bệnh lý nguy hiểm

Nhưng không phải lúc nào áp xe nha chu cũng dẫn lưu cùng túi mủ trên cùng một phía với túi nha chu mà nó có thể nằm ngược phía với túi nha chu. Mủ của áp xe nha chu có thể dẫn lưu do thăm khám hoặc cũng có thể tự vỡ. 

Để xác định cũng như đánh giá sự phát triển của bệnh, cơ chế của bệnh thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chụp X - quang, hoặc cũng có thể bác sĩ sẽ áp dụng kính hiển vi để xác định tỷ lệ xoắn của vùng áp xe. Các loại vi khuẩn gây ra áp xe nha chu thường là trực khuẩn kị khí hoặc tương tự vi khuẩn trong túi nha chu sâu. 

Nhận biết triệu chứng của bệnh áp xe nha chu

Những nguyên nhân dẫn đến áp xe nha chu bao gồm: Túi nha chu bị bít, sang thương vùng chẽ, kháng sinh toàn thân và tiểu đường. Bệnh áp xe nha chu gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn thân của bệnh nhân.

Áp xe nha chu - Nguyên nhân và cách điều trị-2
Viêm nha chu khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu

Nếu bạn phát hiện khuôn miệng mình xuất hiện những biểu hiện cụ thể như: Vùng nướu chuyển màu từ hồng sang đỏ hoặc đỏ sậm cùng với đó là xuất hiện tình trạng sưng tấy, ấn tay vào có thể làm chảy máu hoặc chảy ra chất dịch nhầy màu trắng hay còn gọi là mủ. Cùng với đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau khó chịu.

Lúc này, bạn nên đến gặp Bác sĩ để thăm khám, chụp X - quang và xác định rõ ràng tình trạng bệnh lý. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa những biện pháp nha khoa điều trị thích hợp.

Điều trị bệnh áp xe nha chu như thế nào?

Khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, các bạn hãy ngay lập tức đến nha khoa để được Bác sĩ điều trị theo quy trình gồm các bước như sau:

Xác định vị trí ổ áp xe

Xác định chính xác vị trí ổ mủ để chọn được đường dẫn lưu bên trong túi lợi hay đường rạch bên ngoài túi lợi.

Dẫn lưu mủ

Nếu dẫn lưu qua túi lợi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng có đầu nhỏ thâm nhập vào ổ áp xe và dẫn mủ ra ngoài. Còn nếu dẫn lưu qua đường rạch bên ngoài lợi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ rồi  dùng dao rạch một đường đi từ lợi niêm đến bờ lợi để dẫn lưu mủ.

Áp xe nha chu - Nguyên nhân và cách điều trị-3
Bác sĩ kiểm tra tình trạng vùng áp xe để xác định vị trí dẫn lưu

Xử lý vết thương

Sau khi xử lý dẫn lưu hết mủ ở ổ áp xe, bác sĩ sẽ rửa nước ấm và sát trùng để vết thương mau lành. Như vậy là vùng áp xe nha chu được giải quết triệt để.

Khi mắc bệnh, các bạn không nên đắp các loại lá thuốc nam thông thường. Cách chữa trị này chỉ giúp làm giảm 1 phần đau nhức, không thể loại bỏ tận gốc áp xe và có thể khiến bệnh nặng hơn.

Cách tốt nhất là bạn hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị theo đúng tiêu chuẩn Y khoa để hàm răng mau hồi phục. Áp xe nha chu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng vô cùng nguy hiểm, thế nên các bạn hãy nhanh chóng đến trung tâm nha khoa uy tín để chữa trị nhé!

Bài viết liên quan: