Cắm implant bị nhức liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe? Mặc dù trồng implant là kỹ thuật phục hình tiên tiến, nhưng vì có tác động vào xương hàm nên bệnh nhân lo lắng vấn đề đau nhức. Hãy cùng tìm hiểu cấy ghép implant bị nhức có sao không? Có gây nguy hiểm không? Ngoài ra cũng tham khảo những cách giảm đau hiệu quả sau khi trải qua phẫu thuật cấy ghép implant trong phần sau đây.
Mỗi bệnh nhân phù hợp với kỹ thuật trồng răng khác nhau. Bạn trồng implant sẽ phải chịu đau nhức sau khi cấy ghép. Bởi phương pháp này tác động tới xương hàm của bạn, nhưng nếu thực hiện theo quy trình chuẩn, cảm giác đau nhức chỉ diễn ra khoảng vài ngày mà thôi.
Nội dung bài viết
Có nên trồng răng implant hay không?
Trồng răng để đảm bảo chức năng ăn nhai, mang tới vẻ đẹp toàn diện cho hàm răng là vấn đề được quan tâm nhiều. Hiện tại, với tiến bộ của nền y học, có nhiều kỹ thuật trồng răng. Trong đó trồng răng implant được đánh giá cao khi mang tới một chiếc răng mới đẹp, an toàn. Răng sở hữu ba phần tương tự răng thật gồm: chân răng, thân răng, mão răng sứ.
Nhưng trồng răng implant khá phức tạp, điều này đã khiến bệnh nhân đặt ra câu hỏi có nên trồng implant không. Thật ra, có trồng implant không phụ thuộc vào nhu cầu, điều kiện và sức khỏe của bệnh nhân. Chúng ta sẽ phân tích điều đó ngay sau đây để bạn hiểu hơn về phương pháp phục hình răng thẩm mỹ tiên tiến này.
Nhu cầu trồng răng
Nếu bệnh nhân muốn có chiếc răng mới ăn nhai tốt, không cần phải thay thế nhiều lần. Thì lúc này trồng răng implant là sự lựa chọn phù hợp. Bởi vì implant có tuổi thọ cao, trụ răng được cấy ghép vững vàng trong xương hàm. Còn người nào chỉ muốn đảm bảo tính thẩm mỹ, che lấp khuyết điểm mất răng thì chỉ cần sử dụng hàm giả tháo lắp. Vì nó có giá thành rẻ và không gây đau đớn nhiều khi phục hình.
Điều kiện tài chính
Trồng răng implant là kỹ thuật có chi phí khá cao, một phần do trụ implant có thiết kế đặc biệt. Chúng có nhiều vòng xoắn và làm bằng titan để khi cắm vào xương hàm có tính tương thích cao. Giá thành của một trụ implant dao động từ 10.000.000 đến 27.000.000 tùy vào từng thương hiệu. Nên khi lựa chọn phương pháp này, bệnh nhân phải chi ra số tiền nhiều hơn những kỹ thuật phục hình răng khác.
>> Bạn đã biết giá trồng răng implant chưa? Tham khảo: Chi phí cấy ghép implant giá bao nhiêu hiện nay
Sức khỏe của bệnh nhân
Có những bệnh nhân dù có đủ tài chính để cắm ghép implant cũng không thực hiện phương pháp này được. Nguyên nhân là do sức khỏe không đảm bảo, bệnh nhân mắc bệnh nền hoặc chất lượng xương hàm không tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe rồi mới đưa ra kết luận bệnh nhân có thể trải qua phẫu thuật trồng răng implant hay không.
Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy việc cắm implant mang tới nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, bác sĩ đề xuất phương pháp trồng răng khác, không cần can thiệp vào xương hàm và kỹ thuật thực hiện đơn giản hơn như: cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp.
Cắm implant bị nhức do đâu?
Thật ra, cắm implant sẽ gây đau đớn trong khoang miệng của bạn. Đây là điều bình thường vì cơ thể đang phản ứng với những thay đổi bất ngờ. Tuy nhiên, cắm implant bị nhức kéo dài thì rất có thể ca phục hình này không thành công. Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Cùng tìm hiểu những lý do gây ra tình trạng cắm implant bị nhức kéo dài nhiều ngày. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và sở hữu một hàm răng đẹp, khả năng ăn nhai tốt.
Trụ implant không tương thích
Lựa chọn một chiếc trụ implant phù hợp với xương hàm là điều quan trọng. Nếu ngay từ đầu, implant không tương thích với xương hàm thì không xảy ra quá trình tích hợp. Implant sẽ gây đau nhức, sưng má, bệnh nhân không thể ăn uống như bình thường được.
Nhiễm trùng vết thương
Nhiễm trùng sau khi trồng implant là điều dễ xảy ra nếu như bệnh nhân chọn nha khoa kém uy tín. Hoặc không chủ động chăm sóc vết thương tốt sau khi trải qua cuộc phẫu thuật. Làm cho vị trí vừa trồng implant không có dấu hiệu lành lại. Vết thương vẫn chảy máu và sưng đau, thậm chí bị nhiễm trùng.
Vi khuẩn có hại tấn công vào những bộ phận khác, dễ tràn vào máu gây nhiễm trùng máu. Một khi vùng nhiễm trùng lan rộng và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu thì điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao.
Bác sĩ trồng răng sai kỹ thuật
Bác sĩ trồng răng không theo quy trình chuẩn, quá trình phẫu thuật không diễn ra ở phòng vô trùng. Nên phục hình implant thất bại, gây ra tình trạng đau nhức nhiều ở khu vực cấy ghép. Implant có nguy cơ bị đào thải ra khỏi cơ thể vì chúng không tích hợp với xương hàm theo như kế hoạch. Cần phải có sự can thiệp từ nha khoa sớm để không làm tổn thương tới hàm răng của bệnh nhân.
Chế tác răng sứ lắp lên trên không phù hợp
Nếu như chiếc răng sứ của bạn lắp lên trên không phù hợp, không khít sát thì có thể xảy ra tình trạng đau nhức. Cắm implant bị nhức nhiều sau khi làm răng sứ thì bạn phải đến nha khoa để đổi mão răng sứ khác. Đảm bảo răng sứ và implant hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Cắm implant bị nhức có nguy hiểm không?
Trồng implant đau nhức trong vài ngày đầu và thuyên giảm thì đây là tình trạng bình thường của cơ thể. Nhưng nếu như cắm ghép implant bị nhức kéo dài, xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng thì cần phải đến gặp bác sĩ để xử lý gấp. Bởi vì cảm giác đau nhức sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu, không thể sinh hoạt và làm việc như bình thường.
Ngoài ra, cấy ghép implant thất bại và chảy máu nhiều có nguy cơ gây tử vong cao. Đó là lý do chúng tôi luôn nhắc nhở bệnh nhân phải tìm đến địa chỉ uy tín. Nơi trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại cùng với bác sĩ có tay nghề vững vàng để quá trình cấy ghép được diễn ra thành công.
Cách giảm đau sau khi trồng implant
Trồng implant xong, bạn bị đau nhức sau khi thuốc tê tan hết. Bác sĩ có kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, nhưng mỗi ngày bạn chỉ được phép sử dụng theo liều lượng cụ thể. Cho nên, nếu bị đau sau khi cấy ghép implant bạn hãy áp dụng một số phương pháp giảm đau sau đây.
Chườm túi đá lạnh bên ngoài
Khu vực cấy ghép implant sưng lên, bệnh nhân có thể bị sưng má. Bạn hãy dùng túi đá lạnh nhẹ nhàng chườm lên khu vực bị đau phía ngoài má. Lúc này các dây thần kinh do có hơi lạnh sẽ bị tê liệt tạm thời. Cơn đau nhức giảm bớt, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng lưu ý không được để đá lạnh vào bên trong khoang miệng. Sử dụng túi đá phải di chuyển nhẹ nhàng chứ không được áp sát một vị trí dễ gây phỏng lạnh.
Sử dụng nước ấm để vệ sinh răng miệng
Bạn đang có vết thương hở trên cung hàm nên hãy chú ý đến nó nhiều hơn. Bạn sử dụng nước ấm vệ sinh răng miệng để hạn chế nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, cũng làm dịu bớt cơn đau nhức đang diễn ra trong thời gian đầu cấy ghép implant.
Ăn nhai thực phẩm mềm
Bạn ăn uống nhẹ nhàng, chỉ ăn thực phẩm mềm chứ không nên ăn các món dai cứng. Bởi vì thực phẩm quá dai cứng buộc cơ hàm vận động mạnh, răng phải cắn xé thức ăn. Điều này gây áp lực lên hàm răng của bạn, việc cắn nhai mạnh làm vết thương chảy máu nhiều hơn. Khiến trụ implant không tích hợp thành công với xương hàm, implant đào thải ra khỏi cơ thể. Như vậy, quá trình trồng implant không thành công, bệnh nhân chịu nhiều đau nhức.
Lời khuyên dành cho các bệnh nhân vừa trồng implant chính là hãy ăn cháo loãng, ít gia vị, uống thêm sữa và nước ấm. Bệnh nhân ăn cháo khoảng 5 - 7 ngày, chờ vết thương không chảy máu và đau nhức nữa thì có thể ăn cơm.
Khi ăn uống bạn tránh để thức ăn tiếp xúc với vết thương. Hay nói cách khác là không nhai thức ăn ở vị trí mới trồng implant. Bạn ăn uống cẩn thận, đừng vội vàng, hãy đợi cháo nguội rồi ăn từng muỗng, sau đó uống nước, súc miệng nhẹ nhàng.
Uống thuốc giảm đau
Bạn uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ có kê sẵn chứ đừng dùng thuốc giảm đau bên ngoài. Tránh tình trạng sử dụng thuốc quá liều gây sốc thuốc, kích ứng. Ngoài ra, thuốc giảm đau có tác dụng phụ nên bạn đừng dùng nhiều. Hãy chú ý dùng thuốc đúng liều, kết hợp với thuốc kháng sinh để vết thương sớm lành.
>> Bạn thắc mắc về địa chỉ trồng implant? Tham khảo ngay: Nha khoa trồng răng implant đạt chuẩn tại tphcm
Nằm thẳng hoặc nằm nghiêng ở phía ngược lại
Khi bạn nằm nghỉ ngơi hãy chú ý nằm thẳng, nằm nghiêng qua phía ngược lại của vị trí cấy ghép implant. Làm như thế sẽ hạn chế tác động tới khu vực mới trải qua phẫu thuật. Từ đó giảm đau nhức, giúp vết thương ngưng chảy máu và mau lành.
Không sử dụng thuốc lá, chất kích thích
Bạn tuyệt đối không dùng thuốc lá hoặc chất kích thích sau khi cấy ghép implant. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Việc dùng các chất này cũng chính là nguyên nhân cắm implant bị nhức kéo dài.
Cắm implant bị nhức quá nhiều phải làm sao?
Khi bạn bị đau nhức quá nhiều, vết thương ở trụ implant không có dấu hiệu lành lại mà tiếp tục chảy máu. Bạn để ý ở vết thương còn có chất dịch mủ chảy ra, nhiều bệnh nhân còn bị sốt. Thì rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, phải can thiệp nha khoa gấp để điều trị.
Cho nên, sau khi cấy ghép implant bị đau nhức dai dẳng hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ có chuyên môn kiểm tra. Bạn có thể quay lại phòng khám mà mình đã trồng răng và hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp nghi ngờ cơ sở y tế mà mình trồng răng thì có thể đổi phòng khám khác.
Đến Nha Khoa Đăng Lưu, khách hàng có thể yên tâm vì có bác sĩ tận tâm, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp điều trị. Phòng khám cũng cung cấp trụ implant đạt chuẩn, máy móc hiện đại để giúp cho quá trình trồng răng diễn ra chính xác.
Cắm implant bị nhức là vấn đề nhiều khách hàng lo lắng, giờ đây khi đến Nha Khoa Đăng Lưu bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ trồng răng implant an toàn. Bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ cấy ghép mới mẻ, giúp cho trụ implant tích hợp nhanh chóng. Từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng cũng như đau nhức kéo dài trong khoang miệng của bạn.
Mỹ Hạnh.