Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.4/5 - (13 bình chọn)

Mất nhiều răng là trường hợp rất phổ biến ở người lớn tuổi, điều này có thể là hậu quả của bệnh lý răng miệng, sự lão hóa do tuổi tác gây ra… Khi tình trạng này không được xử lý và thay thế kịp thời, bệnh nhân dễ bị tiêu xương hàm, suy giảm chức năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và các biến chứng nguy hiểm khác.

Việc phục hình răng kịp thời là điều hết sức cần thiết khi người lớn tuổi bị mất 1 hay nhiều răng. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp phục hình giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe răng miệng, nâng cao cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin liên quan đến vấn đề mất nhiều răng ở người lớn tuổi, hãy đọc thật kỹ để có thêm thông tin cho những quyết định của mình.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 1
Mất nhiều răng ở người lớn tuổi*

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nhiều răng ở người lớn tuổi

Nguyên nhân của tình trạng mất nhiều răng ở người lớn tuổi thường đến từ:

Bệnh lý răng miệng

Theo các chuyên gia răng hàm mặt, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng mất nhiều răng ở người lớn tuổi là bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hư tuỷ… Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, khó duy trì vệ sinh răng miệng tốt, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường. Đặc biệt là khi sự tiết nước bọt giảm do tuổi tác hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc.

Nước bọt là dung dịch tự sản xuất từ cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ răng miệng bằng việc trung hòa axit và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn trong khoang miệng. Khi lượng nước bọt suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho răng miệng lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 2
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nhiều răng*

Tiểu đường và các bệnh lý mãn tính của cơ thể

Tiểu đường là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi và có liên quan mật thiết đến các bệnh về răng miệng. Tiểu đường không kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ viêm nha chu, làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ mất răng. Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính khác như bệnh tim mạch, huyết áp cao và loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây mất răng ở người lớn tuổi.

Lão hóa và suy giảm xương hàm

Hệ thống răng hàm là một phần của cơ thể do đó cũng bị lão hoá tự nhiên theo độ tuổi như các bộ phận khác. Theo thời gian, mật độ xương giảm, xương hàm trở nên yếu hơn, giảm khả năng nâng đỡ dẫn đến tình trạng mất nhiều răng ở người lớn tuổi. Điều này đặc biệt rõ rệt ở những người đã mất răng từ trước mà không có biện pháp trồng lại khiến xương hàm bị tiêu biến.

Sử dụng thuốc

Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý về thần kinh, huyết áp, đau xương khớp nên hằng ngày phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị khác nhau. Một số loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc cao huyết áp và thuốc giảm đau, có thể gây khô miệng. Khô miệng là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến sâu răng và bệnh nha chu, từ đó gây mất răng.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 3
Người lớn tuổi mất răng*

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những người có thói quen hút thuốc lá, dùng chất kích thích và không bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn thường có nguy cơ cao mất nhiều răng khi đến tuổi xế chiều. Hút thuốc lá đặc biệt làm tăng nguy cơ viêm nha chu, làm suy giảm sức khỏe răng miệng tổng thể.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao?

Đối với người lớn tuổi, khi hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu, mức độ lão hóa ngày càng tăng, việc phục hình những chiếc răng đã mất nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ mà còn nâng cao sức khỏe, đời sống hằng ngày. Dưới đây là ba phương pháp phục hình phổ biến nhất cho người lớn tuổi, bao gồm: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, cấy ghép implant.

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp truyền thống, phổ biến dành cho những người lớn tuổi bị mất nhiều răng. Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là chi phí thấp, dễ dàng sửa chữa, thay thế và có thể tháo ra để vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ, cảm giác không tự nhiên, độ bám dính yếu, sau một thời gian sử dụng, hàm giả có thể không khớp hoàn hảo với xương hàm do sự tiêu xương, khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn.

Hàm giả tháo lắp gồm hai loại chính: hàm giả toàn phần và hàm giả bán phần.

  • Hàm giả toàn phần: Hàm giả toàn phần được sử dụng cho những trường hợp mất toàn bộ răng ở hàm trên hoặc hàm dưới. Hàm giả được làm từ nhựa hoặc kim loại, với phần răng có kết cấu chắc chắn, mô phỏng lại hình dáng và màu sắc của răng thật. Chi phí của hàm giả toàn phần thường khá phải chăng, phù hợp với nhiều người.
  • Hàm giả bán phần: Kỹ thuật này thường được sử dụng cho những người chỉ mất một phần răng, trong khi các răng còn lại vẫn khỏe mạnh. Loại hàm này thường có móc kim loại để cố định vào các răng thật còn lại. Mặc dù hàm giả bán phần tiện lợi và ít tốn kém, nhưng nó có thể không thoải mái, không thẩm mỹ do sự xuất hiện của móc kim loại.
Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 4
Hàm giả tháo lắp*

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến để phục hình răng đã mất. Kỹ thuật này được thực hiện dựa trên việc sử dụng hai chiếc răng kế bên làm trụ để gắn cầu răng giả vào. Do đó, đòi hỏi 2 răng kế cạnh răng đã mất phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng để làm cầu đỡ răng giả. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành mài một phần men răng, sau đó sẽ thiết kế một chiếc cầu răng sứ bao gồm chiếc răng giả ở giữa, cuối cùng là gắn cố định lên và sử dụng như răng thật.

Phương pháp này có độ bền cao, mang lại thẩm mỹ tốt với chi phí vừa phải, phù hợp với số đông. Nếu được chăm sóc tốt, răng giả được duy trì sử dụng lên đến 20 năm. Tuy nhiên, việc mài răng thật là một nhược điểm lớn, vì điều này có thể làm yếu răng theo thời gian và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Ngoài ra, cầu răng sứ sẽ không được thực hiện cho các trường hợp bị mất nhiều răng liên tiếp, hoặc 2 răng làm trụ không còn đủ chất lượng để nâng đỡ.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 5
Cầu răng sứ an toàn*

>> TRƯỚC KHI LÀM RĂNG SỨ, HÃY TÌM HIỂU: ĐỊA CHỈ LÀM RĂNG SỨ UY TÍN

Cấy ghép implant

Cấy ghép implant là phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay trong việc phục hình răng đã mất, đặc biệt phù hợp cho người lớn tuổi. Quy trình thực hiện bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát. Bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng răng miệng, sức khỏe cơ thể để bác sĩ xác định vị trí răng và lên kế hoạch điều trị chi tiết. Nếu xương hàm đủ điều kiện và khả năng nâng đỡ trụ tốt, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép khối trụ.

Lúc này, một khối trụ titanium được khoan đặt vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng thật. Sau 3 đến 6 tháng, khi trụ implant đã tích hợp với xương hàm, mão răng sứ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân sẽ gắn lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Trong trường hợp một số người lớn tuổi có chất lượng xương hàm không đủ để nâng đỡ răng mới, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương hàm trước khi cấy trụ.

Nhờ vào đặc tính cứng chắc, bền, khả năng chịu lực tốt, răng sau khi được phục hình có khả năng ăn nhai gần giống với răng thật, giúp người lớn tuổi có thể ăn nhai thoải mái. Với chất liệu mão sứ cao cấp, răng giả sẽ có màu sắc, hình dáng tự nhiên, phù hợp với các răng còn lại, mang lại thẩm mỹ tốt. Tuổi thọ của răng giả khi được trồng với phương pháp này có thể duy trì sử dụng vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là duy trì sự kích thích cho xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày. Đặc biệt, trồng implant được thực hiện ngay cả khi bị mất nhiều răng cùng lúc hay liên tiếp nhau.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi phải làm sao? 6
Trồng răng implant cho người lớn tuổi*

Tuy nhiên, cấy ghép implant có chi phí cao, quy trình khá phức tạp và không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện, đặc biệt cần xem xét kỹ càng ở người lớn tuổi. Những người có mật độ xương hàm yếu hoặc mắc các bệnh lý toàn thân, cần bổ sung phương pháp như ghép xương hoặc sử dụng trụ implant ngắn hơn để tăng cơ hội thành công. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám, thực hiện tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

>> CẤY IMPLANT CÓ GIÁ KHÁ CAO, VẬY GIÁ TRỒNG IMPLANT HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU?

Cách chăm sóc răng cho người lớn tuổi

Chăm sóc răng miệng cho người lớn tuổi là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và tránh bị mất nhiều răng sớm. Khi tuổi tác tăng lên, răng và nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, mất răng… Dưới đây là các cách chăm sóc răng miệng hiệu quả dành cho người cao tuổi.

  • Đánh răng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày: Nên sử dụng loại bàn chải có kích thước phù hợp với khoang miệng, có lông mềm mỏng và chọn mua kem đánh răng chứa fluoride để tối ưu khả năng làm sạch răng, loại bỏ mảng bám. Đánh răng kỹ lưỡng, đặc biệt là các vùng khó tiếp cận, để ngăn ngừa sự hình thành của sâu răng, viêm nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước: Chỉ nha khoa hay tăm nước là những công cụ hữu ích trong việc làm sạch kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại, nơi mà bàn chải thường không với tới được.
  • Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn: Sử dụng dung dịch súc miệng kháng khuẩn hàng ngày giúp giảm vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa viêm nướu, hôi miệng.
  • Bổ sung đủ canxi, vitamin D: Hai chất dinh dưỡng này giúp duy trì sức khỏe xương, răng. Bệnh nhân có thể bổ sung canxi bằng việc sử dụng sữa, phô mai, sữa chua, và các loại rau xanh đậm trong bữa ăn hằng ngày. Vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc các loại thực phẩm bổ sung cũng cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả.
  • Tránh thực phẩm có đường, chất axit: Đường hay thực phẩm chứa nhiều axit là nguyên nhân chính gây sâu răng, mòn men răng. Người lớn tuổi nên hạn chế các loại thực phẩm như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có gas, và nước ép trái cây có nồng độ đường cao.
  • Thăm khám định kỳ: Việc thăm khám định kỳ giúp nha sĩ theo dõi tình trạng răng, nướu, xương hàm và điều chỉnh răng phục hình nếu cần thiết. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, kịp thời điều trị.

Mất nhiều răng ở người lớn tuổi thường được điều trị bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Tùy vào tình trạng răng, nhu cầu sử dụng, mỗi phương pháp sẽ mang lại các ưu nhược điểm khác nhau. Người lớn tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu để chọn phương pháp phục hình phù hợp, đảm bảo hiệu quả, an toàn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan:

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL