Cắm implant răng cửa như thế nào?

Lượt xem: 3179
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Cắm implant răng cửa như thế nào? Chào bác sĩ! Tôi bị mất một răng ở vùng răng cửa, nay tôi muốn cắm implant răng cửa để phục hồi lại răng đã mất. Bác sĩ cho tôi hỏi quy trình cấy ghép implant răng cửa như thế nào? Chi phí làm răng implant là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn!

(Minh Hải - Bình Dương)

Trả lời:

Chào bạn Hải! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi liên quan đến chủ đề cấy ghép implant đến cho chúng tôi. Trong trường hợp của bạn, bị mất một răng thì cấy ghép implant là giải pháp tối ưu giúp bạn phục hồi lại răng đã mất so với phương pháp làm cầu răng thông thường. Cấy ghép implant cho phép bạn cải thiện hàm răng, đảm bảo chức năng ăn nhai giống như răng thật.

trồng implant răng cửa
Trồng implant răng cửa*

Quy trình cắm ghép implant răng cửa

Implant là một trụ có hình dáng giống như chiếc vít làm bằng Titan, vật liệu được nghiên cứu có tính tương hợp sinh học cao với cơ thể. Sau khi được cấy vào xương hàm, trụ titan này sẽ kết hợp vững chắc vào xương, có vai trò như một chân răng. Trên chân răng được gắn một mão răng bằng sứ, có hình dáng và màu sắc giống như răng thật của bạn.

Nha Khoa Đăng Lưu là một trong những nha khoa đầu tiên tại TP HCM (Sài Gòn) được Sở y tế cấp giấy phép cắm ghép răng Implant số 04573/ SYT-GPHĐ.

Quy trình cắm ghép implant răng cửa
Quy trình cắm ghép implant răng cửa*

Đến với Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi, quy trình cấy ghép implant răng cửa của bạn sẽ được Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, nguyên bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược TPHCM năm 1998 - 2004 tư vấn và tiến hành như sau:

Bác sĩ thăm khám và tư vấn

Khi bạn đã có ý định muốn cắm implant thì bạn nên sắp xếp thời gian đến Nha Khoa Đăng Lưu chúng tôi để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn.

Chụp phim (CT Scanner)

Sau khi đã được khám và tư vấn thì bạn sẽ đi chụp phim CT Scanner. Đây là phim chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao và chiều dày xương của bạn, giúp bác sĩ có thể lựa chọn kích thước implant để cấy vào.

Chuẩn bị

Phòng mổ, các trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình cấy ghép phải được vô trùng tuyệt đối. Đây là khâu có ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành công của quá trình cấy ghép implant. Ngoài ra, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để quá trình cấy ghép được thuận lợi.

Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cần cấy ghép, vì vậy trong suốt quá trình cấy ghép implant bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Trong những trường hợp phải cấy ghép nhiều răng, bệnh nhân sẽ được Nha Khoa Đăng Lưu lên kế hoạch cụ thể. Giúp giảm thời gian uống thuốc, quá trình điều trị được rút ngắn, bệnh nhân không cần phải chịu đau nhiều lần.

Tiến hành cấy ghép

Bác sĩ sẽ lật vạt, bóc tách niêm mạc để lộ xương tại vị trí mất răng. Tiếp theo sẽ khoan xương theo kích thước của implant và đưa implant vào đúng vị trí. Sau đó, bác sĩ đóng vạt và khâu vết thương một cách cẩn thận. Quá trình cấy ghép implant sẽ kéo dài từ 10 - 15 phút (không tính thời gian chuẩn bị và vô trùng).

Tái khám sau khi cấy ghép implant

Sau khi cấy ghép implant khoảng 1 tuần, lúc này nướu và các mô xung quanh implant của bạn đã lành, bạn quay lại tái khám để bác sĩ chụp phim kiểm tra và cắt chỉ. Thời gian bạn đến để bác sĩ kiểm tra, theo dõi là từ 3-6 tháng để implant có thể kết hợp vững chắc vào xương hàm.

cắm ghép implant răng cửa
Cắm ghép implant răng cửa*

Phục hình răng sứ

Thời gian mất răng khá lâu nên chắc chắn bạn sẽ rất nóng lòng để có chiếc răng mới. Tuy nhiên bạn cần kiên trì để implant có thời gian kết hợp vững chắc vào xương hàm thì mới đạt kết quả tốt và lâu dài. Bác sĩ tư vấn cho bạn về các loại răng sứ phục hình trên implant như: răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan, răng toàn sứ Cercon,...

Dĩ nhiên, mỗi loại răng sứ sẽ có giá thành khác nhau nên bạn hãy cân nhắc và dựa vào các thông tin bác sĩ cung cấp đưa ra lựa chọn phù hợp.

Như vậy, răng bị gãy rụng gây ra rất nhiều trở ngại trong việc ăn uống, giao tiếp và phát âm. Chính vì thế, nếu không may rơi vào tình cảnh này, các bạn nên tìm gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

Sau khi trồng implant bác sĩ sẽ bọc mão sứ lên trên, tham khảo thông tin răng sứ Veneer có tốt không?

Chi phí cấy ghép implant là bao nhiêu?

Số tiền mà mỗi bệnh nhân bỏ ra để cấy ghép implant không giống nhau. Bởi vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trụ implant bạn lựa chọn, nha khoa thực hiện, mão sứ bọc ở trên trụ implant,... Để biết được mức phí cắm implant cụ thể bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa hoặc tham khảo tại: Cấy ghép implant giá bao nhiêu tiền?

Cấy ghép implant răng cửa có đau không?

Khi nghe đến việc cấy ghép implant chắc hẳn nhiều người sẽ e dè, sợ sệt bởi lo lắng cảm giác đau đớn xuất hiện. Nhưng trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây tê cục bộ nên bệnh nhân sẽ không có cảm giác gì cả. Một vài trường hợp bác sĩ gây mê toàn thân để đảm bảo quá trình cấy ghép implant diễn ra suôn sẻ.

Bạn thực hiện cấy ghép implant theo quy trình chuẩn tại nha khoa uy tín sẽ hạn chế xảy ra sai sót và không gây đau đớn quá nhiều sau khi thuốc tê tan hết. Ngoài ra, bác sĩ cũng kê thêm thuốc giảm đau, chống sưng viêm để bệnh nhân sử dụng, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng.

Cấy ghép implant răng cửa có đau không
Cấy ghép implant răng cửa có đau không?*

Cảm giác khó chịu tồn tại bao lâu sau khi cắm ghép implant

Vấn đề khó chịu khi trồng implant tồn tại bao lâu là điều mà bệnh nhân quan tâm. Trung bình, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn nhiều ở mặt và hàm ít nhất 7 - 10 ngày. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để bệnh nhân đỡ khó chịu hơn.

Khoảng 2 tuần sau đó, dường như bệnh nhân không còn thấy đau nhức nữa, vết thương ở vùng cắm ghép implant lành hẳn. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần cơn đau không có dấu hiệu chấm dứt mà còn trầm trọng hơn hãy đến nha khoa gặp bác sĩ.

Trồng implant là một ca phẫu thuật khá phức tạp, người bệnh sẽ bị bầm tím ở vùng da lân cận. Nướu xung quanh cũng bị đau, có máu chảy ra hòa với nước bọt tạo thành hỗn hợp màu hồng nhạt.

Bệnh nhân kết hợp giữa thuốc giảm đau và một số phương pháp như chườm đá lạnh, chườm nóng,... Có chế độ ăn uống phù hợp, tiêu thụ thực phẩm mềm thì cơn đau sẽ thuyên giảm. Việc vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng với nước muối ấm sẽ xoa dịu các mô xung quanh và giúp vết thương của bạn mau lành hơn.

Các trường hợp không nên cắm implant răng cửa

Răng cửa mất đi ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của toàn gương mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng được cấy ghép implant răng cửa để phục hồi chiếc răng đã mất. Dưới đây là những trường hợp không được trồng implant, bạn hãy cùng theo dõi.

Trẻ em dưới 17 tuổi

Xương hàm của trẻ dưới 17 tuổi chưa phát triển hoàn toàn, việc cắm một trụ implant vào xương hàm sẽ tác động xấu đến cấu trúc vốn có của nó. Hay nói cách khác, quá trình này dễ gây ra một số biến chứng không mong muốn.

Người nghiện thuốc lá

Trong thành phần của thuốc lá có những chất khiến cho vết thương khó lành và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong khoang miệng. Những người nghiện thuốc lá không thể kiêng thuốc lá 2 - 3 tuần được. Vậy nên, nếu vẫn trồng implant sẽ làm tăng khả năng đào thải trụ implant ra khỏi cơ thể, bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng không được cắm implant, bởi quá trình phẫu thuật cấy trụ implant phải chụp X-quang, sử dụng thuốc tê, giảm đau,... Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng nên mẹ hãy đợi khi nào sinh con xong, cơ thể ổn định hãy đi trồng implant nhé.

Các trường hợp không nên cắm implant răng cửa
Các trường hợp không nên cắm implant răng cửa*

Bệnh nhân có sức khỏe kém

Muốn trải qua cuộc phẫu thuật an toàn, bệnh nhân phải có sức khỏe tốt, không mắc một số bệnh lý liên quan như máu khó đông, sốt cao,... Đó là lý do mà bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình hình sức khỏe của người bệnh trước khi đưa ra quyết định có được phép trồng implant hay không.

Trong trường hợp sức khỏe của bệnh nhân quá yếu, cơ thể không chịu được cơn đau nhức sau khi hết thuốc tê thì bác sĩ sẽ tìm phương pháp trồng răng khác để khắc phục tình trạng mất răng cửa.

Người bị bệnh tiểu đường, động kinh, rối loạn tâm lý

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bị động kinh hay rối loạn tâm lý cũng không nên trồng implant, bởi vì:

  • Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có máu lưu thông không ổn định, chính yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của ca cấy ghép implant. Thường thì người mắc bệnh tiểu đường bị viêm nha chu, vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh nhân bị động kinh hay rối loạn tâm lý cũng không nên thực hiện phẫu thuật trồng implant. Một khi tinh thần bị hoảng loạn sẽ tác động xấu đến xương hàm, trụ implant mới cấy ghép bị đào thải.

Ngoài những người mắc bệnh tiểu đường, động kinh hay rối loạn tâm thần ra thì người mắc bệnh ung thư đang điều trị hay suy thận, viêm nhiễm trong khoang miệng, có tiểu sử mắc bệnh tim mạch cũng không được phép trồng implant.

trồng implant an toàn tại Nha Khoa Đăng Lưu
Trồng implant an toàn tại Nha Khoa Đăng Lưu*

Mật độ xương không đảm bảo

Thêm một trường hợp nữa bác sĩ cũng không thể cắm ghép implant đó là mật độ xương hàm không đủ. Một khi khu vực cấy ghép implant không đảm bảo sẽ khiến cho trụ implant khó tích hợp hoàn toàn, khiến chúng dễ đào thải và khả năng ăn nhai của bạn cũng không hồi phục được như mong muốn.

Tuy nhiên, đối với trồng implant răng cửa ít khi xảy ra tình trạng này, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, giúp bạn khắc phục nhanh khuyết điểm trên hàm răng và lấy lại nụ cười rạng rỡ vốn có của mình.

Cắm implant răng cửa phục hình chiếc răng bị gãy vỡ do tai nạn đã được bài viết giải đáp cụ thể. Bạn Minh Hải có lẽ đã biết quy trình cấy ghép implant và chi phí cần bỏ ra để lấy lại nụ cười tự tin rồi phải không nào. Nếu còn vấn đề gì muốn trao đổi, Minh Hải và quý khách hàng hãy gửi câu hỏi đến hộp thư Nha Khoa Đăng Lưu hoặc tới gặp trực tiếp bác sĩ của chúng tôi nhé!