Chăm sóc răng sữa cho bé yêu

Lượt xem: 2881
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên là lúc mẹ cần chăm sóc đặc biệt hơn cho răng sữa. Ban đầu mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm và tốt nhất là tạo thói quen hàng ngày vệ sinh răng cho bé sau mỗi bữa ăn. Sau đây là những kiến thức chăm sóc răng sữa cho bé yêu mà bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu chia sẻ, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian tham khảo nhé!

Chăm sóc răng sữa cho bé yêu như thế nào?

Sức khỏe răng miệng của con trẻ vô cùng quan trọng vì hàm răng trắng sáng và chắc khỏe là nền tảng để trẻ tự tin bước vào tương lai. Vì vậy, ngay từ giai đoạn trẻ mọc răng sữa, bố mẹ nên chú ý những vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên mẹ có thể vệ sinh chiếc răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm, tạo thói quen vệ sinh răng cho bé vào lúc sáng sớm và sau những bữa ăn. Sau khi bé ăn nên cho uống nước ngay để rửa trôi thức ăn vừa giúp sạch răng lại giúp sạch họng phòng được viêm họng cho bé.

Chăm sóc răng sữa cho bé yêu-1
Chăm sóc răng sữa cho bé

Khi bé 2 tuổi, hàm răng đã tương đối hoàn chỉnh, bé đã ăn được cơm và ăn được rất nhiều các loại thức ăn của người lớn. Vì vậy, hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn bằng cách chải răng bằng kem có chứa  Fluor để ngừa sâu răng.

Khi bé được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho bé tự chải răng đúng cách ít nhất là 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm tra xem bé đánh răng có sạch hay không?

Không cho bé ăn đêm, ăn nhiều kẹo ngọt

Đồ ngọt và ăn đêm không tốt cho hàm răng của bé. Với trẻ từ 6 tháng, bạn không nên cho trẻ đi ngủ với bình sữa, nước quả hoặc kẹo ngọt. Nếu bé đã có thói quen uống sữa đêm thì nhất thiết sau khi uống sữa phải cho bé uống nước lọc để rửa miệng.

Với trẻ có thói quen ngậm cơm, ngậm thức ăn lâu cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn còn bám vào kẽ răng. Tốt nhất, bố mẹ nên tập bỏ thói quen ăn ngậm cơm cho con.

Hạn chế cho bé uống thuốc kháng sinh nếu không cần thiết

Cho bé dưới 1 tuổi uống kháng sinh sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ sỉn màu răng khi trưởng thành. Do đó, nếu không thật sự cần thiết, bố mẹ nên hạn chế cho con uống thuốc kháng sinh.

Chăm sóc răng sữa cho bé yêu-2
Hướng dẫn bé đánh răng mỗi ngày

Cho bé khám răng định kỳ

Với những bé đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì mẹ cần đưa bé đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt tại các bệnh viện hoặc những nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng bé mọc chen chúc, mọc lệch sau này. Theo bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu, bố mẹ nên cho bé khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng để điều trị kịp thời.

Những bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ thường gặp phải những bệnh lý nha khoa dưới đây:

Viêm loét miệng

Do ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit hoặc rối loạn tiêu hóa và suy giảm hệ thống miễn dịch khiến trẻ bị viêm loét miệng. Để khắc phục bệnh lý này, bố mẹ nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết như Vitamin, canxi, …

Răng vĩnh viễn mọc chậm

Nếu trẻ rụng răng sữa được 6 tháng mà răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc lên thì có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng mọc lên của răng vĩnh viễn. Do vậy bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để chụp X – quang, từ đó bác sĩ sẽ có hướng khắc phục kịp thời.

Sâu răng và mòn men răng

Mòn men răng và sâu răng là 2 bệnh lý nha khoa phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Để phòng tránh bệnh lý này, bố mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, cách chăm sóc răng miệng của các bé nhé!

Chăm sóc răng sữa cho bé yêu-3
Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt vào ban đêm

Bệnh nha chu

Viêm nha chu thường xuất hiện những dấu hiệu như lợi sưng đỏ, chân răng dễ chảy máu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ bị mất răng sớm. Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường này, bố mẹ nên đưa con đến trung tâm nha khoa để điều trị ngay lập tức.

Chăm sóc răng sữa cho bé yêu của chúng ta như thế nào là tốt nhất? Hi vọng rằng, những kiến thức mà bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu chia sẻ trong bài viết này đã phần nào giúp các bậc phụ huynh giải tỏa được nỗi băn khoăn này. Bài viết liên quan: