Khi lấy tủy có làm yếu chân răng?

Nghe đọc:
 
4.5/5 - (39 bình chọn)

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không chính là vấn đề được những bệnh nhân bị hư tủy quan tâm. Sở dĩ, phần tủy răng có chức năng quan trọng, đem đến nguồn dưỡng chất để duy trì sức khỏe của hàm răng. Muốn biết rõ, lấy tủy xong chân răng có còn hoạt động tốt hay không bạn hãy dành thời gian theo dõi nội dung được tổng hợp bởi Nha Khoa Đăng Lưu ngay dưới đây.

Nếu như tủy răng bị hư hại, bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ, khó chịu trong khoang miệng. Cơn đau có thể lan tới đầu, gây đau đầu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế, nhiều người quyết định đến nha khoa để loại bỏ phần tủy bị chết đi, giảm thiểu tình trạng đau nhức. Nhưng khi lấy tủy có làm yếu chân răng không?

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 1
Khi lấy tủy có làm yếu chân răng*

Lấy tủy răng là như thế nào?

Tủy răng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng, nó nằm trong lõi răng, tại đây chứa mạch máu, dây thần kinh, bao bọc bởi ngà răng. Nó sẽ cung cấp dinh dưỡng để răng phát triển ổn định. Nhưng khi tủy răng bị viêm do tác nhân nào đó sẽ tác động đến việc nuôi dưỡng răng, khiến cho răng bị ảnh hưởng, không còn chắc chắn như trước nữa.

Lấy tủy răng tức là hút hết phần tủy răng bị viêm, hoại tử, gây đau nhức rồi vệ sinh sạch sẽ ống tủy. Tiếp đến hàn lấp các lỗ trống bằng những vật liệu nha khoa an toàn, để vi khuẩn không có cơ hội tràn vào gây hại tới sức khỏe răng miệng. Khi lấy tủy răng, bác sĩ phải chắc chắn loại bỏ hết tủy đã chết, nếu còn sót lại bệnh nhân vẫn sẽ chịu các cơn đau âm ỉ, lan đến tai và đầu.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 2
Lấy tủy răng là như thế nào*

Quá trình lấy tủy răng muốn diễn ra suôn sẻ, bác sĩ sẽ gây tê, lúc này bệnh nhân mất đi cảm giác tạm thời. Khi lấy tủy xong, bạn không cảm thấy đau nhức nhiều do chiếc răng đã không còn mối liên hệ nào với dây thần kinh nữa. Nhưng nếu bạn cảm thấy đau nhức nhiều dù đã lấy tủy thì có thể bạn đang gặp phải một số biến chứng không mong muốn, cần tới nha khoa uy tín gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý sớm.

Trường hợp cần phải lấy tủy răng

Nếu chiếc răng của bạn đang ở trạng thái bình thường thì chẳng ai đi lấy tủy răng cả. Chỉ khi răng bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những vi khuẩn có hại, làm tổn thương răng, viêm nhiễm gây đau nhức thì mới phải xử lý tủy răng.

Chiếc răng bị hư tủy nặng mà không loại bỏ sớm thì cơn đau ở vị trí răng chết tủy sẽ lan sang tận thái dương. Lúc này sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, cơn đau nhức khiến cho bệnh nhân không thể tập trung làm việc được. Ngoài ra, tủy răng bị viêm cũng tạo ra mùi hôi khó chịu, làm cho bạn tự ti mỗi khi giao tiếp, bạn không điều trị sớm sẽ có nguy cơ mất răng. Tóm lại, bạn cần phải lấy tủy răng nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Chiếc răng bị đau, khó chịu, cơn đau cứ lặp lại và tăng dần theo thời gian, không có dấu hiệu chấm dứt. Đặc biệt, mỗi khi bạn dùng tay hoặc vật gì đó chạm lên răng, răng có dấu hiệu lung lay, đung đưa qua lại.
  • Cảm giác nhức răng diễn ra thường xuyên, cơn đau không chỉ dừng lại trong khoang miệng mà còn lan sang tận thái dương. Chỉ có thể sử dụng thuốc giảm đau, khi hết tác dụng của thuốc cơn đau lại tiếp tục xuất hiện, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Răng bị nhạy cảm với nhiệt độ, bệnh nhân không ăn được các món quá nóng hoặc quá lạnh. Không ăn được đồ chua vì cảm giác ê răng sẽ xuất hiện. Mỗi khi ăn nhai, thức ăn lọt vào lỗ răng sâu sẽ gây đau dữ dội.
  • Vùng nướu quanh chiếc răng hư tủy bị sưng lên và đau.
  • Răng bị viêm nhiễm nặng, xuất hiện ổ mủ trắng ở chân răng, làm cho bạn bị đau đớn dữ dội, lúc này hơi thở cũng có mùi cực kỳ khó chịu.
Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 3
Trường hợp cần lấy tủy răng*

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng không?

Như vậy, bạn đã biết các trường hợp cần phải lấy tủy răng rồi, nhưng liệu rằng khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? Như những gì chúng tôi đã đề cập ở phần trên, tủy răng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sống chiếc răng của bạn. Khi tủy răng đã bị loại bỏ, đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng bị cắt đứt, chân răng sẽ trở nên yếu đi. Không riêng gì chân răng, toàn bộ cấu trúc răng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi tủy răng không còn. Các vấn đề thường thấy của răng sau khi lấy tủy đó là:

Độ bền chắc của răng bị giảm sút

Do chiếc răng của bạn đã không còn nguồn nuôi dưỡng sau khi lấy tủy. Cho nên răng sẽ không còn độ bền chắc như trước nữa. Lúc này cấu trúc răng yếu dần và không thể tái sinh thêm lần nào nữa.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 4
Khi lấy tủy có làm chân răng bị yếu không*

Răng dễ gãy vỡ hơn

Vì không được cung cấp dưỡng chất nên ngà răng, men răng cũng dần mất đi độ đàn hồi vốn có. Khi có lực tác động bên ngoài dễ gãy vỡ, hay bạn cắn nhai các thực phẩm cứng cũng có nguy cơ làm tổn hại tới cấu trúc răng.

>> Xem thêm: Chảy máu chân răng hôi miệng.

Khả năng ăn nhai bị suy giảm

Vì răng không còn liên kết với hệ thần kinh nên sẽ không cảm nhận được mức độ cứng mềm của thức ăn. Điều này đã khiến cho bệnh nhân không phân bổ lực nhai phù hợp, vô tình tác động mạnh làm cho răng bị vỡ, sứt mẻ, chức năng ăn nhai suy giảm.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 5
Khả năng ăn nhai bị suy giảm*

Răng rụng sớm và cần phải làm răng giả

Chiếc răng đã không còn tủy thì dễ dẫn đến tình trạng rụng răng sớm. Đây là điều tất yếu xảy ra, do nguồn dinh dưỡng giúp răng phát triển ổn định đã bị cắt đứt. Lúc này cần phải áp dụng các phương pháp làm răng giả để hình thành răng mới, đảm bảo tính thẩm mỹ và đem đến khả năng ăn nhai toàn diện.

Chung quy lại, khi lấy tủy có làm yếu chân răng bởi vì tủy răng là thành phần quan trọng, đóng vai trò nuôi dưỡng răng từ bên trong. Mặc dù vậy, nếu chiếc răng của bạn có dấu hiệu bị hư tủy thì buộc phải lấy tủy sớm. Vì viêm tủy răng gây ra các cơn đau vô cùng khó chịu, nếu như bạn chần chừ không loại bỏ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể.

Bọc sứ lên răng đã lấy tủy

Vì những nguy cơ gãy vỡ răng sau khi đã lấy tủy được nêu ở trên. Nhiều người thắc mắc làm cách nào để bảo vệ chiếc răng tự nhiên, giảm thiểu những tình trạng không mong muốn. Theo đó, muốn duy trì sức khỏe toàn hàm răng và bảo vệ chiếc răng đã lấy tủy, bạn có thể áp dụng phương pháp làm răng sứ.

Thật ra, làm răng sứ không được khuyến khích nếu như hàm răng của bạn đang khỏe mạnh, chỉ bị khiếm khuyết nhỏ như sâu răng nhẹ, tổn thương không quá nghiêm trọng. Vì với phương pháp bọc răng sứ buộc phải mài cùi răng, tác động đến cấu trúc răng. Nhưng trong trường hợp bạn đã lấy tủy thì có thể bọc răng sứ để khôi phục lại hình dáng, kích thước cũng như tạo ra lớp bảo vệ cho răng tự nhiên, giúp hoạt động ăn nhai diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ của hàm răng cũng được khắc phục tốt.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 6
Bọc sứ lên răng đã lấy tủy*

Sau khi lấy tủy răng, bác sĩ làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy cẩn thận. Chiếc răng của bạn nếu bị sâu nặng và gãy vỡ đã không còn đều đẹp nữa. Lúc này, bác sĩ mài răng, rồi tư vấn bạn chọn mão răng sứ phù hợp, lắp lên trên, khôi phục lại khả năng ăn nhai cũng như đem đến cho bạn một chiếc răng đẹp.

>> Tham khảo ngay phương pháp bọc răng sứ tại: Bọc răng sứ như thế nào?

Chăm sóc răng miệng sau khi đã lấy tủy răng

Lấy tủy răng bị viêm xong, bạn sẽ không còn chịu cảm giác đau nhức nhiều nữa. Lúc này, bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng tốt để gìn giữ sức khỏe của hàm răng lâu dài như:

  • Theo dõi chiếc răng lấy tủy: Sau khi đã lấy tủy răng, thuốc tê tan hết, bạn có cảm giác khó chịu. Nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt sớm, nếu như bạn vẫn cảm thấy đau nhức, ê ẩm kéo dài thì hãy tới nha khoa để thăm khám.
  • Hạn chế dùng răng để cắn nhai đồ cứng: Răng đã lấy tủy trở nên yếu hơn, ngoài ra vết trám bít tủy răng chưa ổn định mà bạn đã tác động lực nhai vào đó sẽ dễ làm bong tróc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Chọn thực phẩm mềm để ăn: Bạn nên ăn các món mềm, không đòi hỏi lực nhai nhiều, tránh tạo áp lực lên vùng răng mới lấy tủy.

Nha Khoa Đăng Lưu lấy tủy răng an toàn

Quá trình lấy tủy răng đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn cao, không để xảy ra trường hợp lấy sót tủy răng mà đã trám bít ống tủy gây đau nhức và khó chịu sau này. Bệnh nhân cần phải chọn phòng khám uy tín ngay từ đầu để lấy tủy răng. Hiện tại, ở TPHCM, Nha Khoa Đăng Lưu là địa chỉ răng hàm mặt có bác sĩ giỏi, lấy tủy răng an toàn cho bạn.

Bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu đều đã trải qua khóa học chuyên sâu tại những trường đại học uy tín như Đại học Y Dược TPHCM. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng luôn trau dồi, nâng cao tay nghề bằng những chương trình sau đại học ở các nước phát triển. Đến với phòng khám, bệnh nhân được kiểm tra chiếc răng bị hư tổn, sau đó xác định phần tủy bị viêm và loại bỏ hoàn toàn.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? 7
Lấy tủy răng an toàn*

Với công nghệ gây tê hiện đại, không gây đau và dụng cụ được sát trùng đầy đủ, việc lấy tủy răng diễn ra nhanh chóng, không gây tổn thương tới khu vực lân cận. Bác sĩ dùng vật liệu nha khoa an toàn, trám bít ống tủy để vi khuẩn không có cơ hội tràn vào gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn hàm răng.

Những bệnh nhân có nhu cầu làm răng sứ thì bác sĩ sẽ mài cùi răng, rồi thiết kế mão sứ đúng với kích thước, hình dáng của răng nguyên thủy. Từ đó mang tới cho bạn một hàm răng đẹp, giúp bạn tự tin hơn.

Khi lấy tủy có làm yếu chân răng hay không? Những trường hợp cần phải lấy tủy răng? Tất cả đều đã được Nha Khoa Đăng Lưu giải đáp, hy vọng bạn đã biết mình cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của hàm răng. Nếu đang cảm thấy đau nhức răng, nghi ngờ tủy răng bị viêm, bạn hãy đến phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu cơ sở gần nhất để được bác sĩ có chuyên môn xử lý tủy răng, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết này được đăng trong: Nhổ răng.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL