Trám răng sâu rồi mà vẫn đau phải làm sao?

Lượt xem: 1864
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng sâu rồi mà vẫn đau nguyên nhân do đâu? Có nhiều bệnh nhân gửi câu hỏi đến hộp thư của Nha Khoa Đăng Lưu và trình bày về vấn đề nêu trên. Các ổ răng sâu nếu không được giải quyết triệt để dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Đó là chưa kể răng bị viêm tủy mà bác sĩ không chữa trị dứt điểm đã vội vàng trám răng còn làm cho cơn đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày hơn. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu những lý do khiến cho bệnh nhân sau trám răng vẫn đau đớn, khó chịu và hướng xử lý hiệu quả.

Hàn trám răng diễn ra đúng quy trình sẽ giúp khắc phục tình trạng răng gãy vỡ, lấp đầy ổ sâu răng, mang đến cho bạn hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin. Để không xảy ra tình trạng trám răng rồi vẫn đau bạn cần biết được nguyên nhân và cách khắc phục cung cấp trong bài viết này.

Vì sao trám răng sâu rồi mà vẫn đau
Vì sao trám răng sâu rồi mà vẫn đau?*

Vì sao trám răng sâu rồi mà vẫn đau?

Trám răng với mục đích giải quyết các ổ răng sâu, phục hình lại chiếc răng bằng vật liệu trám riêng biệt, mang đến tính thẩm mỹ cao và cải thiện chức năng ăn nhai. Nhưng vì sao trám răng sâu rồi mà vẫn còn đau? Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này:

Bác sĩ yếu kém

Bác sĩ thực hiện trám răng không có chuyên môn vững vàng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chiếc răng sau khi trám vẫn gây đau đớn. Bệnh nhân bị viêm tủy răng mà bác sĩ không giải quyết triệt để trước khi trám thì nguy cơ đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện trám răng sai kỹ thuật, đắp miếng trám lên răng không cẩn thận làm chúng bị dày và cao hơn so với răng lân cận. Khiến cho bệnh nhân bị cộm, đau đớn nhiều mỗi khi ăn uống. Việc loại bỏ hết các ổ răng sâu trước khi hàn răng là bước quan trọng quyết định đến hiệu quả của ca trám răng. Nếu bác sĩ không làm tốt những điều này thì vi khuẩn phát triển, vết trám không phát huy tác dụng, cơn đau răng vẫn còn, làm ảnh hưởng đến xương hàm, thậm chí là áp xe răng gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Chất liệu trám không đảm bảo

Chất liệu trám đắp trực tiếp lên răng của bạn nên nó phải đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn hãy đến nha khoa uy tín để trám răng, còn nếu thực hiện tạm thời tại nhà cần lựa chọn vật liệu trám chất lượng, đừng ham giá rẻ vì dễ gây kích ứng trong khoang miệng. Những người có cơ địa nhạy cảm hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra vật liệu trám phù hợp, mang đến hiệu quả hàn răng cao, nhanh chóng khắc phục khuyết điểm của răng.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Sau khi trám răng, bạn phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng của mình. Không nên ăn đồ quá cứng, quá dai, hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều axit vì dễ làm ảnh hưởng đến vết trám, khiến chúng bong tróc, sứt mẻ, thức ăn mắc vào răng gây đau đớn.

Cách xử lý khi trám răng sâu rồi mà vẫn đau

Khi bạn trám răng sâu rồi mà vẫn đau thì phải làm sao? Dưới đây là hướng giải quyết trong tình trạng bạn vẫn còn đau răng sau khi trám.

Cách xử lý khi trám răng sâu rồi mà vẫn đau
Cách xử lý khi trám răng sâu rồi mà vẫn đau*

Chườm đá khi vừa trám răng về

Ngày đầu tiên sau khi hàn răng về nếu xuất hiện các cơn đau nhức bạn hãy dùng túi đá chườm ở ngoài má nơi mới trám răng. Các dây thần kinh sẽ bị tê liệt trong khoảng thời gian ngắn giúp giảm tình trạng đau nhức cũng như răng ê buốt.

Ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn

Tốt nhất bạn nên ăn đồ mềm, loãng, dễ nuốt trong những ngày đầu mới hàn trám răng. Đợi đến khi nào vết trám ổn định thì có thể ăn uống lại bình thường. Trong quá trình ăn hãy nhai nhẹ nhàng, từ tốn chứ không nên vội vã và hấp tấp, hạn chế tác dụng lực quá nhiều vào vị trí mới trám răng.

Đến gặp bác sĩ nha khoa

Nếu bệnh nhân nhận thấy vết trám đã đông cứng hoàn toàn mà vẫn còn gây đau đớn hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có phương án điều trị thích hợp.

Thực hiện trám răng an toàn tại Nha Khoa Đăng Lưu

Để hạn chế trình trạng trám răng sâu rồi mà vẫn đau các bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu đã áp dụng quy trình trám răng chuẩn giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại. Từ đó cải thiện chức năng ăn nhai, nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của toàn hàm răng.

Gặp bác sĩ tư vấn kiểm tra

Bước đầu tiên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra tổng quát răng miệng. Nếu đang mắc một số bệnh lý như viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu,... thì bác sĩ sẽ chữa trị trước rồi mới tiến hành trám răng để hạn chế đau nhức xảy ra sau khi trám.

Tiếp đến, bác sĩ tư vấn vật liệu trám răng cho bạn, dựa vào tình hình thực tế đưa ra giải pháp trám răng an toàn, tiết kiệm cho bệnh nhân. Nếu bạn có mong muốn gì hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ để quá trình hàn răng sâu diễn ra suôn sẻ.

Thực hiện trám răng an toàn tại Nha Khoa Đăng Lưu
Thực hiện trám răng an toàn tại Nha Khoa Đăng Lưu*

Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ loại bỏ ổ sâu răng, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của bạn, sát trùng vùng răng cần trám để không gây viêm nhiễm.

Gây tê rồi tạo hình vết trám

Để giảm đau đớn trong quá trình trám răng sâu, bác sĩ gây tê cho bệnh nhân. Nhưng nếu răng sâu nhẹ, không đau nhức nhiều bác sĩ sẽ bỏ qua bước này. Khi đã loại bỏ hết ngà sâu răng, bác sĩ dùng dụng cụ y khoa chuyên biệt tạo hình xoang trám. Quá trình này được thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới men răng và thân răng.

Tiến hành trám răng

Bác sĩ tiến hành trám răng cho bệnh nhân để lấp đầy ổ răng sâu:

  • Bôi Etching lên vùng răng cần trám khử khoáng chuẩn bị cho quá trình đắp vật liệu trám.
  • Sau đó bôi lớp keo Bonding khô lên rồi cho vật liệu trám vào, thiết kế vết trám sao cho phù hợp với hình dáng của răng.
  • Chiếu đèn để cho lớp trám răng đông cứng lại, tạo thành khối đồng nhất.
  • Mài nhẵn bề mặt lớp trám, đánh bóng tạo tính thẩm mỹ và giữ độ bền cao.

Hoàn thành

Sau khi trám răng bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa rồi dặn dò bệnh nhân về quá trình chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống để vết trám được ổn định, không bị bong tróc.

Những lý do nên trám răng sâu tại Nha Khoa Đăng Lưu

Nha Khoa Đăng Lưu là địa chỉ trám răng uy tín, được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Trong suốt những năm qua, nha khoa chúng tôi đã điều trị thành công hàng nghìn ca chỉnh nha, trồng răng, hàn trám răng, nhổ răng, cắm implant,... và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Đội ngũ bác sĩ giỏi

Nha khoa sở hữu đội ngũ y bác sĩ lành nghề, đã từng tu nghiệp ở nước ngoài, luôn tận tâm chữa trị cho bệnh nhân. Bác sĩ nỗ lực, cố gắng học hỏi, nâng cao tay nghề bằng các khóa học mới, tiếp thu những kiến thức y khoa hiện đại để mang đến chất lượng dịch vụ vượt trội, giúp khách hàng nhanh chóng có được hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng ngời.

trám răng nhưng vẫn đau
Trám răng nhưng vẫn đau hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để khắc phục*

Máy móc, thiết bị tân tiến

Để đưa ra kết luận chính xác trong quá trình chẩn đoán bệnh, nha khoa đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài. Toàn bộ 16 chi nhánh của chúng tôi đều được trang bị máy móc, thiết bị hỗ trợ tân tiến, giúp bác sĩ đưa ra kết luận nhanh, chuẩn xác để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.

Vật liệu trám răng có nguồn gốc rõ ràng, an toàn với bệnh nhân

Nha khoa chúng tôi chỉ sử dụng các loại vật liệu trám răng an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như Composite, sứ, amalgam,... để trám răng.

Phòng vô trùng khép kín, dụng cụ y khoa sát trùng theo tiêu chuẩn

Nha Khoa Đăng Lưu có phòng vô trùng theo chuẩn Bộ y tế đưa ra để tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân. Ngoài ra, dụng cụ y khoa được sát trùng đảm bảo an toàn trước khi thực hiện tiểu phẫu.

Nhờ vào những điểm nổi bật được kể ở trên mà ngày càng có nhiều bệnh nhân đến Nha Khoa Đăng Lưu để kiểm tra, điều trị các bệnh về răng miệng. Phòng khám còn cho phép bệnh nhân trả góp chi phí chữa trị mỗi tháng để giảm bớt gánh nặng về tiền bạc. Muốn biết rõ về chính sách này bạn hãy tới gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý sau khi trám răng

Muốn vết trám được bền chắc thì bạn cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng cũng như ăn uống đúng cách để chúng không bị bong tróc. Dưới đây là các lưu ý sau khi hàn trám răng sâu mà bạn cần biết để tránh làm ảnh hưởng đến vết trám.

Lưu ý khi trám răng vẫn bị đau
Lưu ý khi trám răng vẫn bị đau*
  • Không nên ăn uống ngay sau khi mới trám răng vì vết trám cần có thời gian đông cứng hoàn toàn và thích nghi với môi trường trong khoang miệng. Tốt nhất là trong vòng 2 giờ đồng hồ bạn không nên ăn uống gì để tránh làm hỏng lớp trám.
  • Không nên ăn thực phẩm quá dai cứng, đồ ăn thức uống nóng lạnh vì vết trám nhạy cảm với nhiệt độ dễ bị tróc ra.
  • Các thực phẩm như cà phê, socola, trà đậm dễ bám màu cũng nên hạn chế để không gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.
  • Không hút thuốc, uống bia rượu vì dễ làm cho vết trám ố vàng, không thể tẩy trắng được.
  • Gặp trường hợp đau đớn, khó chịu, vết trám bị gồ ghề ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai bạn hãy đến phòng khám nha khoa gặp bác sĩ để kiểm tra, khắc phục ngay, tránh viêm nhiễm kéo dài, lây lan sang các răng lân cận.

Trám răng sâu rồi mà vẫn đau không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bài viết đã cung cấp cho bạn các lý do chủ yếu dẫn đến việc trám răng xong vẫn đau để bạn biết và chủ động phòng tránh. Nếu đang gặp vấn đề về răng miệng hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu thăm khám, kiểm tra. Các bác sĩ với chuyên môn vững vàng sẽ giúp bạn tìm ra phương án điều trị phù hợp, nhanh chóng khắc phục tình trạng răng sâu, răng nứt vỡ và tìm lại nụ cười tự tin.