Làm gì khi răng mọc chen chúc?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.4/5 - (16 bình chọn)

Làm gì khi răng mọc chen chúc? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng răng mọc chen chúc nhau? Những câu hỏi này được các bệnh nhân thắc mắc khi có vấn đề về xương hàm hẹp, răng mọc không đồng đều, có hiện tượng đè lên nhau khiến cho quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, mất thẩm mỹ.

Tình trạng răng mọc chen chúc thường đem đến cho người bệnh rất nhiều phiền toái, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, mất tự tin trong giao tiếp… Do đó, việc điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bệnh nhân lấy lại nụ cười đẹp và cải thiện chức năng, thẩm mỹ răng miệng. Tất cả những thông tin này sẽ được trình bày cụ thể qua bài viết dưới đây.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 1
Hàm răng mọc chen chúc*

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc

Tình trạng răng mọc chen chúc rất phổ biến ở cả trẻ em và người trưởng thành, dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề răng miệng này:

Yếu tố di truyền

Di truyền được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc. Khi trẻ sinh ra với cấu trúc cung hàm hẹp, tức cung răng không đủ không gian để chứa tất cả các răng khi chúng phát triển hoàn thiện dẫn đến tình trạng răng có xu hướng chen chúc, xô đẩy nhau để tìm vị trí cho mình. Một số gia đình có tiền sử về vấn đề răng mọc chen chúc sẽ khiến các thế hệ sau có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.

Quá trình phát triển răng không thuận lợi

Quá trình phát triển hệ thống răng miệng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, chế độ ăn uống là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển của răng và xương hàm. Việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn đã được làm mềm sẵn sẽ giảm đi sự kích thích của các nhóm cơ hàm, từ đó hạn chế sự phát triển của xương hàm.

Xương hàm kém phát triển sẽ dẫn đến tình trạng hàm hẹp, không có đủ không gian cho tất cả các răng mọc lên đúng vị trí, gây ra hiện tượng răng chen chúc và mọc lệch. Ngoài ra, thói quen xấu như ngậm núm vú giả hay mút ngón tay kéo dài ở trẻ nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cung hàm, dẫn đến răng mọc sai lệch.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 2
Tình trạng răng mọc chen chúc*

Hậu quả của các bệnh lý nha khoa

Một số bệnh lý về răng miệng có thể gây mất răng sớm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… sẽ tạo ra các khoảng trống trên cung hàm. Những khoảng trống này khiến các răng còn lại có xu hướng di chuyển để lấp đầy không gian trống, từ đó dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc và lệch vị trí.

Tác động của môi trường và thói quen sinh hoạt

Một số yếu tố khác như tai nạn, chấn thương hoặc thói quen cá nhân không lành mạnh như nhai lệch một bên trong thời gian dài cũng góp phần vào việc khiến răng mọc chen chúc. Những yếu tố này có thể làm thay đổi cấu trúc hàm, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của răng, khiến răng không thể sắp xếp đúng trật tự.

Tác hại của việc răng mọc chen chúc

Trước khi tìm hiểu nên làm gì khi răng mọc chen chúc, bạn cần biết rõ các tác hại của vấn đề này để hiểu rõ hơn và thật sự nghiêm túc trong việc chăm sóc răng miệng. Dưới đây là những tác hại của tình trạng răng mọc chen chúc:

Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng

Răng mọc chen chúc là hiện tượng răng mọc đè lên nhau tại cùng một vị trí dẫn đến việc hình thành rất nhiều khe hở làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa khó có thể làm sạch kỹ các bề mặt răng bị che khuất. Điều này dễ dẫn đến sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý về nướu.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 3
Tác hại của việc răng mọc chen chúc*

Tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu

Răng mọc chen chúc có thể gây ra sự tích tụ của vi khuẩn ở các vị trí khó làm sạch, dẫn đến viêm nướu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành bệnh nha chu. Bệnh nha chu khiến nướu bị sưng đỏ, đau nhức chân răng thậm chí khiến bệnh nhân mất răng, khó khăn trong việc ăn uống và ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Ảnh hưởng đến chức năng nhai và khớp cắn

Răng chen chúc có thể gây ra vấn đề về khớp cắn, làm cho hai hàm răng không khớp nhau khi cắn, nhai. Lúc này, thức ăn khó được phân bố đều trong khoang miệng nên một số răng phải chịu lực nhiều hơn. Điều này gây ra hiện tượng lệch khớp cắn, đau khớp hàm hoặc rối loạn khớp thái dương hàm, thậm chí ảnh hưởng đến đầu và cổ vai gáy.

Vấn đề về thẩm mỹ

Răng mọc chen chúc thường khiến nụ cười trông kém hài hòa và ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt. Người có răng mọc chen chúc sẽ mất đi nụ cười tự tin, ngại ngùng khi cười hoặc nói chuyện. Lâu dần, tình trạng này còn ảnh hưởng đến kết cấu xương hàm làm mất giá trị thẩm mỹ lâu dài.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 4
Vấn đề về thẩm mỹ*

Tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân

Các bệnh lý về răng miệng do răng mọc chen chúc gây ra có thể không chỉ dừng lại ở miệng mà còn tác động đến sức khỏe toàn thân. Ví dụ, bệnh nha chu nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh khác do vi khuẩn từ răng miệng lan vào máu.

Làm gì khi răng mọc chen chúc?

Tình trạng răng mọc không đồng đều trên cung hàm không chỉ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ mà còn là nguy cơ gây hại cho sức khỏe cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi quá trình mọc răng và kịp thời điều trị, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm gì khi răng mọc chen chúc? Dưới đây là những phương pháp phổ biến thường được áp dụng:

Phương pháp niềng răng

Niềng răng được áp dụng cho nhiều tình trạng răng khác nhau như răng móm, thưa, mọc lệch và được coi là nền tảng của phương pháp niềng răng hiện đại. Niềng răng có ba loại phổ biến bao gồm niềng răng mắc cài, niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt.

Niềng răng mắc cài

Phương pháp này từ lâu đã được áp dụng cho rất nhiều trường hợp răng mọc chen chúc từ đơn giản đến phức tạp, mang lại sự hiệu quả và an toàn. Nhờ vào chất liệu có độ bền cao và chịu lực tốt, dây cung có thể duy trì sự ổn định trong suốt quá trình niềng, giảm nguy cơ bung mắc cài. Lực kéo được tạo ra một cách ổn định từ các khí cụ, do đó bệnh nhân có thể rút ngắn thời gian điều trị với chi phí thấp hơn các kỹ thuật niềng răng khác.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của phương pháp này không được đánh giá cao vì các khí cụ hiện rõ trên nền răng, gây cảm giác thiếu tự tin cho người dùng. Dây thun cũng dễ bị bung sau một thời gian, khiến bệnh nhân phải thường xuyên đến bác sĩ để điều chỉnh. Ngoài ra, hệ thống mắc cài, dây cung khiến thức ăn bám vào, gây bất tiện khi ăn uống và vệ sinh.

Hiện nay, tuỳ vào nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả, bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai loại vật liệu chế tạo mắc cài đó là kim loại hoặc sứ, trong đó:

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống sử dụng mắc cài được sản xuất từ hợp kim không gỉ, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, đảm bảo hiệu quả, an toàn trong quá trình điều trị.
  • Niềng răng mắc cài sứ có hệ thống mắc cài được làm hoàn toàn từ sứ, đặc biệt phù hợp với người lo lắng về việc dị ứng kim loại. Hơn nữa, phương pháp này mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn nhờ màu sắc trắng sáng của vật liệu sứ gần giống với răng thật, rất khó lộ, giúp bệnh nhân tự tin giao tiếp.

>> BẠN ĐANG THẮC MẮC VỀ CHI PHÍ NIỀNG RĂNG? HÃY ĐỌC BÀI VIẾT: NIỀNG RĂNG GIÁ BAO NHIÊU?

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 5
Phương pháp niềng răng mắc cài*

Niềng răng mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp chỉnh nha không để lộ mắc cài đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Đây là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp điều trị.

Khi sử dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể tự tin giao tiếp mà không cần lo lắng về việc lộ mắc cài, cấn hay cộm khi nói chuyện, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được áp dụng cho nhiều tình trạng răng mọc lệch lạc khác nhau.

Vì hệ thống mắc cài được đặt ở mặt trong của răng nên chúng thường va chạm với lưỡi khi ăn uống, nói chuyện khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, để vệ sinh cặn kẽ các ngóc ngách của khoang miệng, bệnh nhân cần nhiều thời gian hơn.

Niềng răng trong suốt

Thay vì phải đeo trên răng các mắc cài, dây cung gây khó chịu thì niềng răng trong suốt mang đến cảm giác thoải mái cho người dùng hơn rất nhiều. Đối với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần đeo chiếc khay trong suốt được thiết kế riêng cho mỗi người qua từng giai đoạn. Điều này đảm bảo sự phù hợp về kích thước và kế hoạch điều trị.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 6
Phương pháp niềng răng trong suốt*

Bệnh nhân có thể tự tháo lắp, vệ sinh khay niềng tại nhà, không cần phải tốn nhiều thời gian đi đến nha khoa nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân cần chú ý tuân thủ những quy định về thời gian đeo để đảm bảo răng được di chuyển đúng lộ trình điều trị.

>> THAM KHẢO THÊM CHI PHÍ NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI HIỆN NAY 

Phương pháp bọc răng sứ

Nếu bạn chưa biết nên làm gì khi răng mọc chen chúc kèm theo vấn đề khác như bị gãy, mẻ, ố vàng thì đây sẽ là sự lựa chọn tốt. Kỹ thuật này sử dụng các mão sứ sinh học để bao bọc lên răng, tạo ra một hàm răng đều đẹp với màu sắc tự nhiên và độ bền cao.

Bọc răng sứ là phương pháp mang lại giá trị thẩm mỹ cao nhờ vào màu sắc chất liệu sứ tương đồng răng thật, đảm bảo an toàn, hiệu quả, không gây kích ứng. Thời gian phục hình ngắn, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và có thể duy trì sử dụng từ 7-10 năm, thậm chí đến 15 năm với chi phí thấp.

Làm gì khi răng mọc chen chúc lộn xộn trên cung hàm? 7
Bọc sứ khi răng mọc chen chúc*

Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp răng mọc chen chúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Hơn nữa, bọc răng sứ khiến răng nhạy cảm hơn do phải mài đi một phần răng gốc. Thời gian sử dụng mão sứ cũng có giới hạn. Do đó, bệnh nhân cần điều chỉnh và sửa chữa sau thời gian sử dụng.

Làm gì khi răng mọc chen chúc còn tùy vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng, khả năng chi trả, nhu cầu sử dụng…. Dựa vào những yếu tố này, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm việc nhổ răng hoặc không. Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn những địa điểm nha khoa uy tín thực hiện, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể. Nha Khoa Đăng Lưu đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề răng hàm mặt. Hãy đến phòng khám nếu bạn đang có nhu cầu chữa trị bệnh răng miệng hoặc thẩm mỹ nha khoa nhé!

Bài viết này được đăng trong: Tin tức.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL