Mẹo hay chữa răng bị ê buốt

Lượt xem: 2026
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm với những món ăn có độ nóng, lạnh hoặc chua, ngọt thất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt nhưng nguyên nhân sâu xa là bởi vì lớp men răng bao bọc và bảo vệ lớp ngà răng bị bào mòn do tuổi tác, do quá trình vệ sinh hoặc do những va chạm gây nên các tổn thương như vỡ, sứt, mẻ...làm men răng bị bào mòng để lộ ra lớp ngà răng, hoặc lớp ngà răng phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường gây nên những kích thích cho hệ thống dây thần kinh nằm bên trong tủy. Gây ra những cơn đau ê buốt khó chịu.

Mẹo hay chữa răng bị ê buốt
Mẹo hay chữa răng bị ê buốt

Tình trạng răng bị ê buốt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những tác động xấu nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý người bệnh đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Để giúp người bệnh có thể an tâm và thoải mái trong cuộc sống, Nha Khoa Đăng Lưu xin mách nhỏ với bạn một số mẹo hay chữa răng bị ê buốt sau :

Một số mẹo hay chữa răng bị ê buốt

Những mẹo vặt được sử dụng để chữa trị tình trạng răng bị ê buốt thường bắt nguồn từ xa xưa với các bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên nên nó không thể ngay tức thì chấm dứt được các cơn ê buốt như các liệu pháp điều trị nha khoa chuyên nghiệp. Vì vậy người sử dụng phải kiên trì thực hiện trong một thời gian thì mới thấy được hiệu quả. Nhưng những mẹo hay chữa răng bị ê buốt này rất an toàn và không gây nguy hại cho người bệnh.

  Lá trà xanh

Mẹo hay chữa răng bị ê buốt
Lá trà xanh là thực phẩm giúp răng đỡ ê buốt

Lá trà xanh giàu thành phần chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Vì thế bạn có thể nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại, thực hiện ba lần một ngày triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đáng kể.

♦   Tỏi

Mẹo hay chữa răng bị ê buốt 3
Mẹo hay chữa răng bị ê buốt *

Cũng như lá trà xanh, tỏi chưa nhiều thành phần các khoáng chất có tác dụng với răng miệng. Nhất là axit allicin và fluor có tác dụng giúp lớp ngà răng được bảo vệ và phục hồi, chống lại các kích thích từ bên ngoài. Cách thực hiện là bạn chỉ cần thái mỏng lát tỏi sau đó chà qua chà lại bề mặt răng bị ê buốt trong ít phút. Thực hiện công việc này 2 tới 3 lần trong ngày và thực hiện đều đặn trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy được hiệu quả từ cử tỏi mang lại.

♦   Chải răng đúng cách, dùng bàn chải tơ mềm

Việc chải răng không đúng cách và sai lầm trong việc lựa chọn bàn chải làm cho răng miệng của bạn bị mòn dần lớp men răng. Việc chải răng quá nhiều lần trong một ngày cũng làm ảnh hưởng tới răng miệng. Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm kết hợp với sự lựa chọn kem đánh răng tốt với nhiều thành phần fluor và chất làm trăng răng. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần bào mòn gây hại cho men răng.

Mẹo hay chữa răng bị ê buốt
Chải răng đúng cách, dùng bàn chải tơ mềm

♦   Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày là một thói quen tốt giúp làm cho răng chắc khỏe tránh được những tổn thương, va chạm hoặc những yếu tố vi khuẩn gây hại.

♦   Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế những thực phẩm có nhiều đường, đồ ngọt, những loại đồ uống có ga, các loại thực phẩm chứa nhiều axit có hại cho men răng.Tăng cường sử dụng những thực phẩm có tác dụng tốt cho răng miệng, những loại củ quả có nhiều chất sơ để chống lại quá trình bào mòn men răng. 

Lựa chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi để cung cấp canxi cho cơ thể cũng như cho răng miệng. Giúp làm chắc răng, chống lại các tác nhân gây hại.

Mẹo hay chữa răng bị ê buốt
Thay đổi thói quen ăn uống

♦   Có biện pháp triệt để để điều trị tật nghiến răng

Nghiến răng trong khi ngủ là một trong những thói quen xấu có tác động không tốt cho men răng. Nó có khả năng làm mòn lớp men răng trên bề mặt nhai bởi thế cần phải khắc phục ngay tình trạng nghiến răng này. 

Để điều trị triệt để tình trạng răng ê buốt bạn cần tới Nha Khoa Đăng Lưu để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra cũng như xác định rõ nguyên nhân gây ê buốt để có những biện pháp điều trị thích hợp, hiệu quả.