Miếng trám răng Amalgam từ lâu đã trở thành giải pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nha khoa và nhiều khách hàng tin dùng. Đây là một trong những kỹ thuật được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng để phục hình răng khi bạn gặp phải các vấn đề như mẻ răng, răng thưa hay sâu răng.
Tuy là một trong những phương pháp truyền thống, nhưng không phải ai cũng biết rõ về ưu nhược điểm cũng như những đặc tính của miếng trám Amalgam. Để giải đáp tất cả những thắc mắc này cũng như tìm hiểu thêm các thông tin về Amalgam, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Đăng Lưu nhé.
Nội dung bài viết
- 1 Tìm hiểu miếng trám Amalgam là gì?
- 2 Đặc tính của chất liệu trám Amalgam
- 3 Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu trám răng Amalgam
- 4 Trám răng bằng chất liệu Amalgam có an toàn không?
- 5 Có cần loại bỏ miếng trám Amalgam sau khi đã sử dụng thời gian lâu?
- 6 Điều gì xảy ra nếu tháo miếng trám Amalgam khi vẫn còn nguyên vẹn?
- 7 Các vật liệu phổ biến dùng để trám răng
Tìm hiểu miếng trám Amalgam là gì?
Miếng trám Amalgam hay còn được gọi là miếng trám bạc, bởi Amalgam sau khi chế tạo sẽ có màu trắng bạc. Quá trình này thường được diễn ra thông qua việc trộn các kim loại, bao gồm khoảng 50% thủy ngân dạng lỏng, phần còn lại là các kim loại khác như đồng, thiếc, kẽm chiếm khoảng 20%- 30%.
Amalgam sau khi tạo ra sẽ có tính đàn hồi, dễ dàng uốn cong và không thấm nước. Sau đó được dùng như một vật liệu trong nha khoa để lấp các khe hở hoặc sự suy giảm của răng miệng do bệnh sâu răng hay một số lý do khác gây ra.
Đặc tính của chất liệu trám Amalgam
Mặc dù phương pháp trám răng bằng Amalgam được nhiều người cho là nguy hại đối với sức khỏe vì có chứa thủy ngân, nhưng các nha sĩ vẫn khuyên dùng miếng trám răng Amalgam bởi những đặc tính sau:
Độ bền cao
Miếng trám Amalgam có thành phần là các nhóm kim loại nên có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống bị mài mòn trong quá trình cọ xát. Ngoài ra, Amalgam còn có khả năng chịu được lực nén giúp duy trình cấu trúc răng sau khi được lấp đầy.
Độ co rút thấp
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là sự nóng lên trong quá trình cọ xát của 2 cung hàm Amalgam ít bị co rút. Điều này sẽ tránh hiện tượng tạo ra khe hở giữa miếng trám và răng.
Khả năng kháng mài mòn và vi khuẩn
Do có chứa thủy ngân nên Amalgam có thể chống lại một số loại vi khuẩn trong khoang miệng giúp ngăn cản sự phát triển của sâu răng. Điều này sẽ giúp bảo vệ răng và miếng trám được bền chặt, duy trì sử dụng lâu dài.
Dễ xử lý và đông kết nhanh
Sau khi miếng trám Amalgam được đặt vào răng và tiếp xúc với không khí, nó sẽ nhanh chóng được đông kết tạo ra bề mặt bền vững. Việc này giúp cho quá trình phục hình răng được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng xử lý các vấn đề đang gặp phải của răng.
Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu trám răng Amalgam
Bất kể phương pháp phục hình răng nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, việc trám răng bằng Amalgam cũng vậy. Dưới đây sẽ là các ưu nhược điểm bạn cần biết.
Ưu điểm của vật liệu Amalgam:
- Hiệu quả trong việc phục hình răng: Amalgam có đặc tính dẻo nên rất dễ để tạo hình và đưa vào các vị trí khiếm khuyết, lỗ hổng của răng. Nhờ vậy, những chiếc răng bị sâu, mẻ hay thưa đều có thể giải quyết được bằng việc trám răng với vật liệu Amalgam.
- Đảm bảo chức năng răng: Cũng nhờ đặc tính có độ bền cao, khả năng kháng mài mòn và chống lại một số loại vi khuẩn gây hại nên những chiếc răng phục hình bằng phương pháp trám răng Amalgam sẽ có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn.
- An toàn và lành tính: Có nhiều ý kiến cho rằng Amalgam có chứa thủy ngân không tốt cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu cho thấy lượng thủy ngân có trong Amalgam vẫn ở mức độ an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho con người dùng và được cho phép sử dụng trong y học. Điều này có nghĩa là vật liệu Amalgam không gây ra kích ứng với răng miệng.
- Tiết kiệm chi phí: Hiện nay, trám răng Amalgam được xem là một trong những phương pháp phục hình răng có chi phí thấp, phù hợp với số đông các bệnh nhân đang gặp phải tình trạng khiếm khuyết ở răng.
Nhược điểm của vật liệu Amalgam:
- Tính thẩm mỹ kém: Hạn chế lớn nhất khiến bệnh nhân không chọn Amalgam làm vật liệu trám răng vì nó có màu bạc, không giống với màu của răng thật. Sự chênh lệch màu này khiến mất thẩm mỹ, đặc biệt khi sử dụng với răng cửa.
- Khả năng bị dẫn nhiệt: Khi sử dụng Amalgam làm vật liệu trám răng, người dùng có thể bị ê buốt, đau nhức chân răng khi ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Nguyên nhân dẫn đến việc này là vì Amalgam được chế tạo bởi kim loại nên sẽ có tính dẫn nhiệt cao.
- Dễ bị đổi màu: Chiếc răng khi sử dụng miếng trám Amalgam sẽ dễ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng do các thực phẩm có màu sẫm hoặc khi bệnh nhân không biết cách vệ sinh tốt cho răng miệng.
Trám răng bằng chất liệu Amalgam có an toàn không?
Như đã thảo luận ở phần trên, có rất nhiều bệnh nhân vẫn còn lo ngại về tính độc hại của chất trám răng Amalgam bởi bảng thành phần có chứa 50% thủy ngân. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên khắp thế giới đã đưa ra báo cáo chứng minh rằng trám răng bằng Amalgam an toàn trong nha khoa.
Điều này được chứng minh bởi các tổ chức y tế lớn như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), Viện Quốc gia cho Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (NIOSH), Hiệp hội Nha sĩ Hoa Kỳ (ADA). Cụ thể, vào năm 2009 Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một báo cáo kết luận rằng, việc sử dụng thủy ngân đúng cách, trong tầm kiểm soát, ở liều lượng cho phép để tạo chất Amalgam sử dụng trong nha khoa là an toàn và hiệu quả.
Mặc dù đã có các chứng minh khoa học ủng hộ việc sử dụng Amalgam để trám răng nhưng vẫn không tránh khỏi sự hoài nghi về mức độ an toàn của chất Amalgam. Vì thế, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp trám răng, người dùng nên đến trung tâm nha khoa để được tư vấn và thảo luận kỹ hơn với các nha sĩ có chuyên môn.
Có cần loại bỏ miếng trám Amalgam sau khi đã sử dụng thời gian lâu?
Việc tháo miếng trám răng Amalgam sẽ không thật sự cần thiết nếu bạn không gặp phải một trong các trường hợp dưới đây:
Bị mòn hoặc suy giảm chức năng răng
Như đã nói đến ở phần nhược điểm, miếng trám Amalgam có thể bị mòn hoặc suy giảm theo thời gian do thực phẩm và sự tác động của yếu tố môi trường. Lúc này, để bảo vệ răng khỏi bị vi khuẩn xâm nhập, rạn nứt thì bạn cần phải thay thế hoặc loại bỏ nó ra khỏi hàm.
Nhu cầu thẩm mỹ
Amalgam có rất nhiều ưu điểm để bạn có thể lựa chọn sử dụng làm vật liệu trám răng và giữ miếng trám lâu dài. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bạn có nhu cầu cải thiện tính thẩm mỹ cho răng thì có thể xem xét đến việc tháo miếng trám răng Amalgam và thay thế bằng các vật liệu khác giúp bề ngoài răng đẹp hơn.
Điều gì xảy ra nếu tháo miếng trám Amalgam khi vẫn còn nguyên vẹn?
Ngoài những trường hợp bắt buộc như đã nói ở trên, thì các bác sĩ chuyên khoa không khuyến khích bệnh nhân tháo hoặc thay thế chất trám Amalgam. Vì khi tiến hành tháo miếng trám răng Amalgam còn nguyên vẹn sẽ ảnh hưởng xấu cấu trúc răng hiện có, điều này dẫn đến nguy cơ bị xô lệch răng, sứt mẻ răng thật gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Hơn thế nữa, lượng hơi thủy ngân có trong vật liệu Amalgam có thể bị tăng lên và rò rỉ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc.
Các vật liệu phổ biến dùng để trám răng
Hiện nay, ngoài Amalgam bạn còn có rất nhiều sự lựa chọn khác để phục hình răng như:
Vật liệu Composite
Composite là vật liệu được sử dụng để trám những chiếc răng bị sâu, sứt mẻ, răng bị thưa hay bị mài mòn. Thành phần bao gồm các chất Bisphenol A-glycidyl methacrylate, Urethane dimethacrylate, Semi-crystalline polyceram và Silica tạo nên một hợp chất nhựa có màu sắc gần giống với răng tự nhiên, đây cũng là lý do chính khiến nhiều người lựa chọn Composite làm chất trám răng. Ngoài ra, Composite còn có các ưu điểm khác như khả năng chịu lực tốt, khá bền, có thành phần an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian thì Composite cũng có khả năng bị mài mòn, lúc này bạn cần thay thế chúng để đảm sức khỏe răng miệng.
>> THAM KHẢO THÊM VỀ VẬT LIỆU TRÁM RĂNG AN TOÀN: TRÁM RĂNG COMPOSITE LÀNH TÍNH TRONG KHOANG MIỆNG
Vật liệu GIC
Thành phần cấu tạo nên chất liệu trám răng GIC (Glass ionomer Cement ) là bột thủy tinh và axit acrylic. Hỗn hợp này tạo ra vật liệu có màu trắng bột sau đó được tinh chế tạo thành men răng nhân tạo, sử dụng để phục hình những chiếc răng bị sâu, có khe hở do nứt vỡ giúp cải thiện chức năng nhai và thẩm mỹ cho răng. Đối với phương pháp sử dụng vật liệu GIC sẽ có các ưu điểm như: Có tính thẩm mỹ cao do chất có màu trắng gần giống răng thật, trong thành phần có chứa lượng nhỏ Florua giúp chống lại vi khuẩn hình thành sâu răng và có chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, vật liệu GIC có độ bền kém hơn so với sử dụng Amalgam, thường chỉ được sử dụng cho răng cửa thay vì răng hàm bởi nó có khả năng chịu lực và chống mài mòn chưa tốt.
Vật liệu kim loại
Một số vật liệu kim loại được các chuyên gia sử dụng trong lĩnh vực nha khoa như đồng, bạc hay vàng. Những chất này tuy có độ bền cao, hạn chế bị ố vàng nhưng có màu sắc khác hoàn toàn so với răng thật nên thường được sử dụng để trám răng hàm trong thay vì răng cửa.
>> BỆNH NHÂN BỊ ĐAU RĂNG NGHIÊM TRỌNG CÓ THỂ ĐANG BỊ SÂU RĂNG, VIÊM TỦY: TÌM HIỂU CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM TỦY RĂNG
Miếng trám răng Amalgam có thể là một sự lựa chọn tốt cho bạn bởi độ bền, khả năng chịu lực, đặc biệt là chi phí thấp và nhiều ưu điểm khác như đã nhắc đến. Nếu đang gặp phải tình trạng răng sứt mẻ, mòn men răng, răng thưa khiến hạn chế khả năng nhai bạn có thể tham khảo trám răng bằng Amalgam. Vì phương pháp này vừa đơn giản, thời gian phục hồi ngắn, ít gây đau đớn tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Khi có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp về các phương pháp trám răng Amalgam, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn trước khi đưa ra quyết định nhé. Tại đây, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình cũng như quy trình điều trị phù hợp từ các bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao. Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết!