Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.3/5 - (14 bình chọn)

Ông bà mình nói “cái răng, cái tóc là góc con người”, việc có hàm răng đẹp, đều và trắng sẽ có một nụ cười như tỏa nắng, khiến ai nhìn cũng “mê”. Nhưng không ít người có hàm răng không đẹp mà khởi nguồn từ những ngày bé thơ. Để có hàm răng đẹp và để có cách khắc phục những hàm răng em bé đang bị mủn thì việc tìm hiểu nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn là điều tối quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát

Ngay từ những thói quen khi còn nhỏ đã góp phần tạo cho một diện mạo khuôn miệng đẹp hay không. Những thói quen của các bậc phụ huynh như: giúp con biết vệ sinh răng từ bé, chải răng đúng cách, chải răng sau mỗi bữa ăn, không dùng tăm xỉa răng, theo dõi lộ trình mọc răng của con, điều trị và nhổ răng sâu kịp thời không để răng mọc lệch ...đã tạo nên một hàm răng đều đẹp cho con trẻ về sau này.

Việc để có một hàm răng đẹp khi lớn lên thì việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải thực hiện từ rất sớm, từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc.

Thói quen cho trẻ bú bình và vì tâm lý lo lắng cho sức khỏe của con nên phần lớn các bậc phụ huynh đều cho con ăn thêm bằng cách cho trẻ bú bình. Hoặc vào ban đêm trẻ được ăn quá nhiều, khoảng 3 cữ bú bình trở lên.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát 1
Răng mủn nát ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ*

Điều này vô tình khiến cho răng trẻ ngày càng ố vàng và dẫn tới tình trạng mủn, mòn dần. Các bác sĩ còn cho biết việc tạo thói quen bú sữa vào ban đêm cho con đã khiến cho răng trẻ bị tổn thương dần. 

Trong lúc trẻ vừa ngủ vừa bú, tốc độ nuốt sữa rất chậm. Sau khi trẻ bú xong, một lượng sữa rất lớn sẽ còn đọng lại trong miệng trẻ và chỉ cần 5-10 phút sau đã chuyển hóa thành axit phá hủy men răng. Quá trình này lặp đi lặp lại trong thời gian dài khiến hàng loạt răng sữa của trẻ bị mủn nát, trẻ bị đau nhức răng triền miên.

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát 2
Cần đưa trẻ đi thăm khám răng miệng định kỳ*

Trẻ bắt đầu ăn uống kém, sa sút cân nặng. Chưa kể những chiếc răng trưởng thành mọc sau này không phát triển như bình thường mà sẽ ngắn, mọc nhấp nhô, xương hàm lệch lạc, biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt.

Với những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân khiến răng trẻ em bị mủn nát trên đây. Mong rằng đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng của trẻ trước các bệnh lý. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đăng Lưu để được tư vấn nhé.

Bài viết liên quan:

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL