Trám răng có đau không?

Lượt xem: 11548
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng có đau không? Trám răng là một phương pháp thông thường trong nha khoa, sử dụng vật liệu an toàn với sức khỏe để khắc phục tình trạng răng sâu. Khi các lỗ sâu còn nhỏ hay mới chớm, bạn nên trám lại để bảo vệ cho men răng và ngà răng, tránh tình trạng sâu nặng hơn phải lấy tủy. Vậy hàn răng có đau không? Bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thật ra quá trình trám răng không quá phức tạp như bạn nghĩ. Việc phục hồi chiếc răng bị hư tổn diễn ra nhanh chóng nếu bạn thực hiện tại phòng khám nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ chuyên khoa lành nghề trực tiếp điều trị.

Trám răng có đau không?

Trong hàn trám răng, không phải tất cả các ca hàn trám đều an toàn không gây đau đớn, khó chịu gì. Cảm giác ê buốt vẫn sẽ xuất hiện nhưng chỉ trong một số tình huống đặc biệt mà thôi. Do đó, bạn không cần phải quá băn khoăn về việc trám răng có đau không, bởi vì dù có đau thì cảm giác khó chịu này hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được.
Trường hợp răng sâu muốn hàn trám trước hết phải trải qua nạo vét các mô răng sâu. Khi thực hiện quá trình này, bạn sẽ được gây tê nên hoàn toàn không thấy đau. Bản thân việc tạo hình đưa vật liệu trám vào cũng không làm cho răng bị đau.
Tuy nhiên, khi thuốc tê hết tác dụng bạn thấy ê buốt nhẹ nhưng không đáng kể. Nếu cần thiết nha sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau cho bạn. Khoảng 1-2 giờ sau đó, bệnh nhân đã có thể ăn nhai bình thường.

trám răng lấy tủy có đau không
Trám răng lấy tủy có đau không*

Hàn răng xong có bị đau không?

Như đã nói, sau khi hàn răng, thuốc tê tan hết cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện nhưng trong ngưỡng có thể chịu đựng được. Nếu biết cách vệ sinh răng miệng và uống thuốc theo đơn bác sĩ kê thì tình trạng răng miệng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Sau 3 ngày, tại vị trí trám không có dấu hiệu giảm đau, bệnh nhân vẫn thấy khó chịu, ê buốt nhiều hãy đến phòng khám gặp bác sĩ để kiểm tra vì có thể đã xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Có trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy, chết tủy mà nha sĩ không lấy tủy cứ thế cho chất trám răng vào, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn phát triển phá hủy cấu trúc răng, gây đau đớn, ê nhức kéo dài.

Quy trình hàn trám răng tại Nha Khoa Đăng Lưu

Để quá trình hàn trám răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Nha Khoa Đăng Lưu với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, đã được cấp phép hoạt động bởi Sở y tế, thực hiện hàn trám răng theo quy trình đạt chuẩn đảm bảo an toàn cho tất cả bệnh nhân. Dưới đây là các bước trám răng cụ thể mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Khám, tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng, đây là bước quan trọng xác định răng của bạn bị hư tổn nặng hay nhẹ. Ví dụ vết sâu đã lan rộng, vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng gây viêm tủy sẽ có phác đồ điều trị cụ thể, cần nhiều thời gian để hàn trám răng hơn là những chiếc răng mới chớm sâu.

Bước 2: Nạo vét vết sâu

Bác sĩ nạo vét vết sâu cẩn thận, làm sạch hết mảng bám trên răng. Bước nạo vết sâu có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, đau nhức một chút nên bác sĩ sẽ gây tê.

Nạo vét các vết sâu loại bỏ cá tác nhân gây sâu răng
Nạo vét các vết sâu loại bỏ cá tác nhân gây sâu răng*

Bước 3: Lấy tủy

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm tủy thì bác sĩ sẽ lấy một phần hoặc toàn bộ tủy răng bị chết ra ngoài, làm sạch ống tủy, loại bỏ vi khuẩn rồi mới trám răng.

Bước 4: Hàn trám răng

Sau khi nạo vét vết sâu và loại bỏ tủy răng bị viêm, bước tiếp theo trong quy trình trám răng đó là lựa chọn vật liệu trám. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại đã tìm ra nhiều vật liệu trám răng an toàn, có tính thẩm mỹ cao thay thế cho chất trám răng truyền thống Amalgam.

Trong đó có vật liệu trám Composite, bác sĩ cho trực tiếp chất trám vào vùng răng tổn thương, cố định bằng chất keo kết dính đặc biệt, đảm bảo cải thiện mặt nhai của răng, giúp bệnh nhân sở hữu hàm răng đều đẹp, loại bỏ cảm giác đau nhức kéo dài.

Ngoài ra còn có kỹ thuật trám răng Inlay/Onlay, chất liệu này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp vết sâu lớn, nhất là răng hàm. Miếng trám răng phải trải qua giai đoạn lấy dấu hàm và gửi về phòng Labo để thiết kế.

Bước 5: Chiếu đèn lên vết trám

Đây là bước cuối cùng trong quy trình trám răng sâu. Mục đích làm chất xúc tác, tạo điều kiện để miếng trám đông cứng và bám chắc vào răng thật lâu dài nhất.

Bước 6: Hoàn tất, tái khám

Chiếu đèn xong, lớp trám đông cứng hoàn toàn, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân về việc chăm sóc, vệ sinh răng sau khi trám, nhắc nhở lịch tái khám định kỳ.

Trám răng có đau không
Trám răng có đau không*

Trường hợp cần trám răng

Có nhiều lý do khiến bạn phải tìm đến phương pháp hàn trám răng để khắc phục tình trạng răng miệng hiện tại như:

Sâu răng

Răng bị sâu là bệnh lý không hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng gây ra. Bệnh nhân ăn uống các thực phẩm chứa nhiều đường, không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách dễ gây ra bệnh sâu răng. Các ổ sâu nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn tấn công vào bên trong, phá hủy cấu trúc, dần dần ảnh hưởng tới tủy răng.
Khi đến phòng khám, bác sĩ nạo vét hết phần sâu răng, rồi dùng chất trám nha khoa bịt kín lại, hạn chế tình trạng vi khuẩn lây lan sang các răng lân cận và cải thiện chức năng ăn nhai toàn hàm.

Răng bị chấn thương do ngoại lực

Một số trường hợp không mong muốn xảy ra như tai nạn giao thông, té ngã, làm răng bị vỡ, sứt mẻ. Nếu không can thiệp sớm bằng các kỹ thuật nha khoa thì tình trạng răng miệng của bạn sẽ nặng hơn do nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.

Bên cạnh đó, răng sứt mẻ còn khiến cho người bệnh trở nên tự ti, không dám cười. Lúc này việc sử dụng chất liệu hàn trám răng để khắc phục răng hư tổn là điều nên làm. Nhưng nếu bạn bị tai nạn gãy răng, không thể phục hồi bằng việc đắp chất trám thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để mang đến hiệu quả cao hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu bọc sứ và quan tâm đến giá cả hãy đọc thông tin ở bài viết: Bọc răng sứ giá bao nhiêu?

hàn răng có đau không
Hàn răng có đau không*

Mòn cổ chân răng

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng. Bàn chải đánh răng có lông quá cứng, đánh răng dùng lực mạnh và chải theo phương ngang làm răng bị mài mòn. Bạn sẽ không phát hiện ra điều này, chỉ khi nào ăn uống đồ nóng lạnh có cảm giác ê buốt mới biết, nhưng đã quá muộn. Để khắc phục bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám đắp vào khu vực răng bị mài mòn tạo ra lớp bảo vệ giữa răng và các tác nhân bên ngoài.

Răng thưa

Hai chiếc răng không khít sát vào nhau sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu khi ăn uống bởi thức ăn dễ mắc vào. Phương pháp trám răng thưa áp dụng cho trường hợp khoảng cách giữa hai răng không quá 2mm. Những bệnh nhân có răng thưa với khoảng hở lớn cần phải niềng răng hoặc bọc sứ mới đem lại hiệu quả dài lâu.

Lựa chọn niềng răng để khắc phục tình trạng răng thưa cũng là cách mà bạn có thể áp dụng, tham khảo chi phí niềng răng qua bài viết: Niềng răng giá bao nhiêu?

Khi nào cần gỡ miếng trám răng?

Tùy vào vật liệu trám răng mà miếng trám sẽ có tuổi thọ khác nhau, thường thì chúng tồn tại khoảng 4 - 5 năm nếu được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Vẫn có trường hợp bệnh nhân đi gỡ miếng trám răng cũ vì chúng trở nên ghồ nghề, rơi ra một phần, làm vi khuẩn xâm nhập vào lỗ hổng trên răng gây đau nhức nhiều.

Khi bệnh nhân cảm thấy lớp trám của mình đã bị bong tróc hãy tới phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ kiểm tra, xử lý. Bác sĩ dựa trên tình hình thực tế đưa ra hướng giải quyết phù hợp, an toàn, nếu có thể trám răng thêm lần nữa bác sĩ sẽ loại bỏ miếng trám cũ, vệ sinh răng miệng và đắp chất trám răng mới vào.

Gỡ miếng trám răng có đau không?

Trên thực tế, việc gỡ miếng trám răng không gây đau đớn nhiều như bạn nghĩ. Nếu bạn thực hiện trám răng lần 2 tại nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ lành nghề trực tiếp điều trị thì quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội ở vết trám cũ, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra hướng xử lý hiệu quả.

Chế độ ăn uống sau khi trám răng

Sau 2 giờ đồng hồ, lớp trám đông cứng hoàn toàn bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường rồi. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế tác động lực nhai vào vùng răng mới trám, hãy lựa chọn món ăn mềm, lỏng như cháo, súp, uống thêm sữa và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, canxi,... để răng chắc khỏe, hồi phục nhanh hơn.

Không nên uống trà cà phê đậm màu
Không nên uống trà cà phê đậm màu*

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế các món ăn cứng dai, đòi hỏi nhiều lực để cắn xé. Những thực phẩm quá nóng, quá lạnh cũng không nên sử dụng nhiều vì chất trám nhạy cảm với nhiệt độ, đã có trường hợp bong tróc miếng trám sau 2 - 3 ngày hàn răng vì uống nước đá thường xuyên.

Bệnh nhân không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các thực phẩm đậm màu vì có nguy cơ làm xỉn màu, ố vàng lớp trám, không tẩy trắng được.

Trám răng có đau không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã loại bỏ được những lo lắng khi đi trám răng. Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần và cạo vôi răng để phát hiện sớm những bất thường về răng từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng bạn vui lòng đến Nha Khoa Đăng Lưu để được khám và tư vấn trực tiếp.

 Bài viết liên quan:

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status