Trám răng bao lâu ăn được?

Lượt xem: 220
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trám răng bao lâu ăn được? Mỗi bệnh nhân có tình trạng răng miệng khác nhau, những người đang loay hoay tìm giải pháp cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ thì trám răng là hình thức hiệu quả bạn có thể tham khảo lựa chọn. Vậy trám răng bao lâu thì được ăn? Cùng giải đáp cụ thể câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Chế độ ăn uống sau khi trám răng là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Sau khi trám răng bạn phải đợi lớp trám ổn định mới ăn uống bình thường được. Điều này hạn chế rủi ro bong tróc, ảnh hưởng đến miếng trám, giúp bạn không phải tới gặp bác sĩ nha khoa nhiều lần.

trám răng bao lâu mới được ăn
Trám răng bao lâu mới được ăn*

Sơ lược về phương pháp trám răng

Trước khi nói đến trám răng bao lâu ăn được chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về phương pháp hàn trám răng. Kỹ thuật này được áp dụng phổ biến trong nha khoa với mục đích khắc phục tình trạng răng hư tổn, tái tạo hình thể răng bị sứt mẻ và cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của cả hàm răng.

Thời gian trám răng diễn ra nhanh chóng, nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ lành nghề thực hiện thì một liệu trình kéo dài khoảng 15 - 30 phút tùy vào từng tình trạng răng miệng của mỗi người. Các trường hợp thường sẽ được bác sĩ chỉ định trám răng gồm:

  • Mắc bệnh sâu răng nhẹ, vi khuẩn chưa gây viêm tủy.
  • Sâu răng nặng, bác sĩ điều trị tủy xong sẽ tiến hành trám răng.
  • Răng thưa ở mức độ nhẹ, khoảng trống dưới 2mm.
  • Răng bị tác động bởi ngoại lực gãy bể không quá lớn.
  • Răng bị mòn mặt nhai, chân răng sắp lộ ngà răng, tủy răng gây đau nhức.

Trong trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nặng, vi khuẩn lan vào tận tủy sẽ gây đau nhức nghiêm trọng hãy chủ động trang bị kiến thức cho vấn đề này thông qua bài viết: Điều trị răng chết tủy.

trám răng xong bao lâu mới được ăn
Trám răng xong bao lâu mới được ăn*

Tổng hợp các loại chất trám răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại đã tìm ra nhiều loại chất trám răng giải quyết các nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân. Ngoài việc yêu cầu về tính thẩm mỹ, đa số bệnh nhân luôn muốn tìm kiếm chất trám răng an toàn. Dưới đây là vật liệu trám răng được ứng dụng rộng rãi gồm:

Chất trám Amalgam

Chất trám răng Amalgam xuất hiện đầu tiên để phục hình chiếc răng hư tổn. Amalgam là hỗn hợp của nhiều kim loại và thủy ngân pha trộn theo tỉ lệ thích hợp. Phương pháp hàn trám răng này có giá thành thấp nhất, lớp trám sau khi hoàn tất chịu được lực nhai tốt. Tuy nhiên tính thẩm mỹ lại không cao, miếng trám có màu bạc lộ rõ trên răng. Trong thành phần có chứa thủy ngân nên chuyên gia lo ngại về việc liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân hay không, vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu.

Chất trám Composite

Một lựa chọn tốt hơn dành cho bệnh nhân bị sứt mẻ răng chính là hàn trám răng bằng Composite. Khắc phục nhược điểm của phương pháp hàn trám răng truyền thống, Composite có màu trắng ngà tương tự với màu răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ của cả hàm răng. Composite không chứa thủy ngân và kim loại khác nên an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên tuổi thọ của lớp trám bằng vật liệu này không cao, tồn tại khoảng 5 - 7 năm nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách.

Để biết rõ hơn về hình thức trám răng được nhiều người lựa chọn này bạn hãy tham khảo bài viết: Trám răng Composite là gì?
hàn răng xong bao lâu thì được ăn
Hàn răng xong bao lâu thì được ăn*

Chất trám bằng sứ

Trám răng bằng sứ đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững vàng vì kỹ thuật thực hiện khá phức tạp. Những trường hợp răng bị gãy vỡ, sứt mẻ lớn sẽ được chỉ định trám răng sứ. Miếng sứ có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp, tuổi thọ lớp trám có thể kéo dài tới 7 năm. Nhưng đa phần chất liệu này chỉ được sử dụng cho răng hàm chứ không phù hợp với răng cửa.

Chất trám kim loại quý

Ưu điểm lớn của chất trám răng bằng kim loại quý đó là nói lên được sự đẳng cấp của khách hàng. Một lớp trám răng bằng kim loại quý có chi phí cao, thậm chí đắt gấp nhiều chất trám răng thông thường. Hiện nay có ít nha khoa thực hiện phương pháp hàn trám răng này, nó chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có nhu cầu và sẵn sàng chi ra số tiền lớn.

Chất trám răng GIC

GIC (Glass Ionomer Cement) cũng là vật liệu trám răng được áp dụng rộng rãi hiện nay. GIC mang đến tính bền chắc cao, đảm bảo lớp trám được ổn định, hạn chế tình trạng nứt vỡ và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vết trám cũng có màu sắc giống màu răng tự nhiên nên bệnh nhân không cần phải lo lắng về tính thẩm mỹ sau khi trám.

Trám răng bao lâu ăn được?

Trong số các loại vật liệu trám răng kể ở trên thì trám răng Composite được sử dụng nhiều nhất vì nó đảm bảo cả hai yếu tố là độ bền chắc và tính thẩm mỹ như răng thật. Sau khi bác sĩ làm sạch ổ sâu, vệ sinh khu vực cần trám răng xong sẽ cho vật liệu trám vào, tạo hình miếng trám rồi chiếu đèn để chúng đông cứng, bám chắc vào bề mặt răng của bạn.

hàn răng sau bao lâu thì được ăn
Hàn răng sau bao lâu thì được ăn*

Có hai trường hợp trong trám răng đó là trám răng không cần gây tê và trám răng gây tê. Với trường hợp không gây tê bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi hoàn tất quá trình điều trị. Còn những ca trám răng sâu, phải loại bỏ hết phần tủy bị viêm nên cần gây tê để giảm bớt đau đớn, bạn phải đợi thuốc tê tan hết, lớp trám ổn định mới có thể ăn được.

Với câu hỏi trám răng bao lâu ăn được thì thường sau 1 - 2 tiếng bạn ăn uống lại bình thường, chỉ cần không dùng lực nhai nhiều ở vị trí mới trám là được.

Còn nếu bạn sử dụng vật liệu trám bằng Amalgam hoặc kim loại quý phải mất nhiều thời gian hơn để lớp trám đông cứng hoàn toàn, bác sĩ sẽ dặn dò cụ thể về vấn đề này nên bạn hãy yên tâm.

Những lưu ý sau khi hàn trám răng

Bạn đã có câu trả lời cho trám răng bao lâu ăn được rồi, chế độ ăn uống sau khi hàn răng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vì thế sau khi trám răng về, bạn phải nghe theo dặn dò của nha sĩ để bảo vệ lớp trám được bền chắc.

Những thực phẩm nên ăn sau khi trám

Bạn không nên lo lắng quá nhiều về việc ăn uống sau khi trám răng. Các món ăn như cơm, phở, bún, bánh mì,... vẫn ăn bình thường được, chỉ cần ăn uống cẩn thận, chế biến mềm hơn một chút để giảm bớt lực tác động lên vùng răng mới trám.

  • Sau 2 giờ đồng hồ, lớp trám ổn định nhưng bữa ăn đầu tiên bạn nên lựa chọn thực phẩm mềm như cháo, súp để dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi có trong rau củ quả, chế phẩm từ sữa, giúp răng chắc khỏe, bảo vệ nướu lợi khỏi những vi khuẩn có hại và ngăn ngừa sâu răng phát triển.
Ăn những món dễ nuốt sau khi trám răng
Ăn những món dễ nuốt sau khi trám răng*

Những thực phẩm nên kiêng

Để hạn chế tình trạng đau nhức hoặc bong tróc miếng trám bạn hãy hạn chế các món ăn sau đây:

  • Thực phẩm quá dai, quá cứng: Các loại hạt khô, thịt gà, thịt bò,... đòi hỏi nhiều lực nhai. Nếu muốn ăn hãy cắt nhỏ chúng ra hoặc nấu nhừ để răng của bạn không bị tạo áp lực nhiều.
  • Đồ ăn nóng, lạnh: Miếng trám khá nhạy cảm với nhiệt độ, việc dung nạp các thực phẩm nóng lạnh thường xuyên sẽ dẫn đến bong tróc lớp trám, bạn phải tới phòng khám để trám răng lần 2.
  • Đồ ngọt: Hạn chế sử dụng nước có gas, bánh kẹo ngọt,... sẽ giúp bạn bảo vệ hàm răng luôn chắc khỏe, đều đẹp.
  • Chất kích thích: Miếng trám răng cũng giống như răng thật, chúng dễ bị bám màu nếu bạn thường xuyên uống cà phê, bia rượu hay hút thuốc lá. Bạn hãy tránh sử dụng chất kích thích để hàm răng luôn trắng sáng.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit: Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như quýt, cam, sữa chua,... cũng dễ khiến lớp trám ố vàng nên bạn cần chú ý.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Phương pháp hàn trám răng có giá thành phải chăng và mang đến hiệu quả vượt trội trong phục hình răng hư tổn. Vì quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng nên nhiều bệnh nhân không quan tâm đến việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi trám. Điều này gây ra các tác động tiêu cực đến răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần tuân thủ để hàm răng của bạn không bị ảnh hưởng bởi thói quen xấu:

  • Ăn nhai cẩn thận, từ tốn, không cắn mạnh, hay nhai nhiều tại vùng răng mới trám.
  • Bạn không được dùng tăm xỉa răng mở vết trám, không sờ tay quá nhiều lần vào lớp trám.
  • Nếu cảm thấy miếng trám có dấu hiệu cộm lên, gồ ghề thì phải đến nha khoa để kiểm tra ngay.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm, đầu nhỏ để dễ dàng luồn lách vào trong các kẽ răng làm sạch mảng bám, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Kết hợp vệ sinh răng miệng bằng tăm nước và nước muối sinh lý mỗi ngày giúp hơi thở thơm tho và hạn chế một số bệnh lý phát sinh.
Muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ về việc làm sạch khoang miệng mỗi ngày. Tìm hiểu thêm các phương pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả trong bài viết: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng.
hàn răng bao lâu thì được ăn
Hàn răng bao lâu thì được ăn*

Chi phí trám răng tại Nha Khoa Đăng Lưu là bao nhiêu?

Như đã nói, phương pháp hàn trám răng không tốn quá nhiều chi phí của bệnh nhân. Tuy nhiên, giá thành cho 1 ca trám răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là:

  • Phương pháp trám răng: Mỗi phương pháp hàn răng có ưu, nhược điểm riêng biệt nên chi phí cũng khác nhau. Ví dụ bạn chọn trám răng bằng kim loại quý dĩ nhiên phải bỏ ra số tiền lớn hơn so với hình thức trám răng bình thường.
  • Tình trạng răng miệng của bạn: Nếu bạn trám nhiều răng thì chi phí bỏ ra sẽ cao hơn so với những người trám 1 răng. Bệnh nhân nào bị viêm tủy, chết tủy phải điều trị dứt điểm mới đắp chất trám vào khiến giá thành của ca trám răng tăng lên.
  • Tùy vào từng nha khoa: Các phòng khám sẽ đưa ra mức phí điều trị răng miệng riêng biệt. Sự chênh lệch này xảy ra do mỗi đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ khác nhau. Bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, giá cao hơn một xíu nhưng lại đảm bảo mang đến hàm răng chắc khỏe, đều đẹp thì vẫn tốt hơn đúng không nào.
Bảng giá trám răng được cập nhật mới tại Nha Khoa Đăng Lưu
Bảng giá trám răng được cập nhật mới tại Nha Khoa Đăng Lưu*

Trám răng bao lâu ăn được? Câu trả lời đã có trong bài viết này, việc hàn trám răng diễn ra nhanh chóng nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng. Nếu đang mắc phải các vấn đề về răng miệng hãy đến gặp bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu thăm khám, tìm ra phương án điều trị thích hợp.