Tụt lợi có tự khỏi không? Khi bạn nhận thấy phần lợi ở chân răng có dấu hiệu bị tụt xuống dưới. Khiến cho chân răng lộ ra, màu sắc của hàm răng trở nên không đồng đều. Thì rất có thể bạn đã bị tụt nướu, vậy bệnh lý này có tự khỏi không? Hay cần phải đến nha khoa để điều trị? Tham khảo nội dung liên quan tới bệnh tụt nướu trong bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé!
Răng miệng của bạn phải khỏe mạnh thì mới đáp ứng được chức năng ăn nhai cơ bản. Cho nên những bệnh nhân bị tụt nướu phải chủ động thiết lập cho bản thân chế độ chăm sóc răng miệng thích hợp. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh lý này, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Khiến cho khả năng ăn nhai giảm sút, làm ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
Nội dung bài viết
Biểu hiện của bệnh tụt lợi
Tụt lợi (tụt nướu) là một bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Nướu lợi là phần mô mềm nằm ở xung quanh răng. Nó có tác dụng bảo vệ chân răng khỏi các tác nhân có hại và giúp răng đứng vững trên cung hàm. Người bị bệnh tụt nướu có thể xảy ra ở một vài răng. Hoặc tụt nướu nguyên hàm ở cả hàm trên - hàm dưới. Thế nên bệnh nhân mới thắc mắc tụt lợi có tự khỏi không?
Khi bị tụt nướu bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đau nhức nhiều. Bệnh lý này có hai loại khác nhau là: Tụt lợi thấy được và tụt lợi bị che phủ. Người bị bệnh tụt lợi quan sát được dễ dàng thấy lợi bị tụt xuống dưới làm lộ chân răng. Còn tụt lợi bị che phủ thì phải sử dụng máy dò quanh thân răng, xác định vị trí bám dính của mô.
Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh này là phần lợi bị sưng đỏ, có cảm giác đau và khó chịu nhiều. Mỗi khi vệ sinh răng miệng bệnh nhân bị chảy máu chân răng. Đặc biệt là lúc đánh răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa. Hơi thở có mùi hôi bất thường, lợi bị tụt xuống dưới khiến răng có dấu hiệu lung lay.
Bệnh tụt lợi có làm ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Bệnh tụt lợi khiến chân răng lộ ra, làm cho màu sắc răng không được đồng đều. Bệnh lý này ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Bởi vì lợi tụt xuống dưới, chân răng không còn lớp bảo vệ nên dễ bị ăn mòn, tác động xấu tới dây thần kinh.
Bệnh tụt nướu có thể xảy ra ở cả hai hàm trên và dưới, bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng của bạn. Nhưng thường thấy nhất là vị trí quanh răng nanh hàm dưới. Bệnh nhân thấy rõ phần nướu bị tụt thì căn bệnh này đã tiến triển nghiêm trọng.
Người bị bệnh tụt lợi không tìm cách xử lý sớm dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như sau:
- Các mảng bám cao răng tồn đọng dưới nướu và trong kẽ răng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và xuất hiện bệnh sâu răng.
- Khi nướu bị tụt xuống dưới, chân răng lộ ra, vi khuẩn dễ tấn công lên khoang miệng gây chảy máu, tiêu xương, nhiễm trùng.
- Tụt nướu sẽ khiến răng bị nhạy cảm nhiều hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy sưng đau, ê buốt răng.
- Bệnh tụt nướu gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến màu răng không đồng nhất với nhau.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tụt nướu là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tụt nướu là do bệnh nhân không có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Khiến cho cao răng tích tụ ngày càng nhiều ở dưới lợi. Lâu dần sẽ đẩy lợi tụt xuống dưới, làm lộ chân răng ra ngoài. Hoặc bệnh nhân đánh răng sai cách, lông bàn chải tác động mạnh vào nướu lợi. Bệnh nhân có thói quen sử dụng chất kích thích trong thời gian dài cũng gây ra tình trạng tụt nướu.
Phần nướu lợi mềm nên những tác động ngoại lực quá mạnh như tai nạn, chấn thương cũng dễ khiến nướu bị ảnh hưởng. Việc điều trị bệnh tụt nướu không quá khó, tuy nhiên bệnh nhân thường chủ quan. Khiến bệnh lý này trở nên nặng hơn, tái phát nhiều lần.
Tụt lợi có tự khỏi không?
Tụt lợi là bệnh lý thường gặp, thoạt đầu bạn không cảm thấy đau nhức quá nhiều. Cho nên nhiều bệnh nhân thắc mắc tụt lợi có tự khỏi không? Câu trả lời là không. Vì nướu lợi không có khả năng tự hồi phục lại như lúc trước. Người bị bệnh tụt nướu nhẹ thì chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm mà bác sĩ kê đơn. Sau vài ngày tình trạng tụt lợi được cải thiện, bệnh nhân không còn sưng đau nữa.
Những bệnh nhân bị bệnh tụt lợi nặng, chân răng đã lộ ra nhiều thì cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ tìm phương án điều trị chuyên sâu để cải thiện. Giảm thiểu những rủi ro phát sinh ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.
>> BỆNH NHA CHU GÂY RA NHIỀU VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE, VẬY: BỆNH NHA CHU LÀ GÌ?
Điều trị bệnh tụt lợi như thế nào?
Như vậy, bạn đã biết “Tụt lợi có tự khỏi không?” rồi, bệnh này sẽ có hai giai đoạn là nhẹ và nặng. Tụt lợi không tự khỏi được nên bệnh nhân phải tìm phương pháp điều trị cụ thể, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Dưới đây là hai phương pháp điều trị bệnh tụt lợi cho từng giai đoạn.
Điều trị tụt lợi mức độ nhẹ
Người bị bệnh tụt lợi ở giai đoạn đầu sẽ dễ xử lý hơn. Lúc này, tụt lợi chỉ xuất hiện ở một vài răng, phần chân răng không bị lộ ra nhiều. Mặc dù bị tụt xuống dưới nhưng nướu vẫn còn bám dính ở chân răng. Bác sĩ sẽ làm sạch cao răng tồn đọng trên răng của bạn. Sau đó sử dụng thuốc bôi trị viêm lợi thoa trực tiếp vào vị trí này. Thực hiện bôi thuốc khoảng 1 tuần, kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng khoa học sẽ tránh trường hợp bệnh tái phát nhiều lần.
Điều trị tụt lợi ở mức độ nặng
Bệnh tụt lợi có những diễn biến nặng hơn, xảy ra ở nhiều răng. Chân răng bị hở nhiều, nướu có dấu hiệu bị viêm đỏ, sưng tấy. Thì sau khi loại bỏ cao răng, bác sĩ sẽ can thiệp giải phẫu bằng 3 cách sau:
- Nạo túi nha chu: Bác sĩ tác động trực tiếp vào khu vực bị tụt nướu loại bỏ hết các vi khuẩn có hại ra khỏi túi nha chu. Tiếp đến là khâu lợi ở vị trí gốc răng, giúp cho tình trạng tụt lợi được xử lý, thu nhỏ kích thước túi nha.
- Ghép mô tự thân: Phương pháp này sẽ giúp tái tạo lại phần nướu bị mất đi. Bác sĩ dùng mô bên trong khoang miệng ghép vào vị trí bị tụt nướu. Từ đó phục hồi được những tổn thương nghiêm trọng, ngăn chặn bệnh răng miệng tái phát.
- Phẫu thuật ghép xương: Kỹ thuật điều trị bệnh tụt lợi này chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng, vi khuẩn đã tấn công đến xương răng. Vì xương hàm đã bị phá hủy nên bác sĩ chỉ định ghép xương. Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch ghép xương cụ thể cũng như chọn vật liệu phù hợp để quá trình điều trị diễn ra thành công.
Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, cho nên cứ đến nha khoa uy tín. Nơi có bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp kiểm tra tình trạng tụt lợi của bạn rồi đưa ra phương án điều trị phù hợp. Tránh nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.
>> BẠN BỊ SƯNG NHIỀU Ở KHU VỰC CHÂN RĂNG HÀM DƯỚI, HÃY TÌM HIỂU: NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM SƯNG CHÂN RĂNG
Cách phòng tránh bệnh tụt lợi
Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tụt lợi là do bệnh nhân không chủ động thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng cho bản thân. Để mảng bám cao răng tồn đọng nhiều trên thân răng, lâu ngày gây ra bệnh tụt nướu. Vì thế để phòng tránh bệnh tụt lợi cũng như ngăn chặn bệnh lý này tái phát trở lại thì hãy áp dụng các biện pháp sau đây:
Đánh răng thường xuyên
Bạn thực hiện đánh răng với bàn chải có đầu cọ mềm, chải răng nhẹ nhàng. Đừng tác động mạnh lên nướu lợi sẽ dễ gây ra tình trạng trầy xước, tổn thương mô mềm. Bạn đánh răng theo chiều dọc, loại bỏ hết vụn thức ăn mắc lại trên răng. Việc đánh răng thường xuyên, đúng cách mỗi ngày sẽ ngăn chặn được sự tích tụ của cao răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng của bạn.
Lấy cao răng
Mặc dù bạn đánh răng thường xuyên, nhưng hoạt động ăn uống thường ngày cũng sẽ gây tích tụ cao răng. Bệnh nhân cần đến nha khoa để lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ xử lý các mảng bám trên nướu, giảm nguy cơ tụt nướu và viêm chân răng. Bên cạnh đó cũng ngăn chặn được các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu.
Thăm khám định kỳ
Bệnh nhân thường chỉ đến nha khoa khi khoang miệng gặp vấn đề. Điều này là không nên, bạn cần chủ động đến phòng khám định kỳ ít nhất 1 năm 2 lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề răng miệng của bệnh nhân, điều trị bệnh tụt lợi sớm khi nó còn ở giai đoạn nhẹ. Giảm nguy cơ đau nhức, khó chịu, chảy máu do bệnh lý này gây ra.
Nha Khoa Đăng Lưu điều trị bệnh tụt lợi
Bệnh nhân bị tụt lợi sẽ kéo theo nhiều vấn đề răng miệng khác như khó chịu, răng nhạy cảm hơn bình thường. Người bị bệnh tụt lợi cần phải điều trị sớm nếu không vi khuẩn sẽ có cơ hội hoành hành, tác động đến xương hàm, phá hủy xương. Khi nhận thấy bản thân có những biểu hiện nghi ngờ bị tụt lợi bạn hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu. Phòng khám có bác sĩ nha khoa giỏi sẽ giúp bạn điều trị căn bệnh này.
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tụt nướu của bệnh nhân, đưa ra phương án điều trị cụ thể. Với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị ở phòng khám, quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ có kê đơn thuốc để bệnh nhân đỡ đau nhức, cũng như khó chịu. Hiện tại, phòng khám có nhiều chi nhánh đặt tại các quận huyện TPHCM, Cần Thơ, Biên Hòa, Mỹ Tho. Bệnh nhân dễ dàng tìm được địa chỉ chữa bệnh răng miệng an toàn mà không cần phải di chuyển đi xa.
Tụt lợi có tự khỏi không? Bệnh nhân bị tụt lợi cần có sự can thiệp của nha khoa và chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý mới điều trị dứt điểm được. Những bệnh nhân mắc bệnh này hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu, gặp bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Từ đó tránh được những rủi ro ảnh hưởng tới xương hàm.
Mỹ Hạnh.