Răng số 7 có mấy ống tủy? Răng số 7 là chiếc răng có kích thước to, có đến 3 chân răng đối với răng hàm trên và 2 chân ở răng hàm dưới. Cho nên, nếu chiếc răng này có sự bất thường thì cần can thiệp nha khoa sớm để tránh nguy cơ tổn thương răng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu răng số 7 có mấy ống tủy cũng như cách bảo vệ chiếc răng này ở bài viết sau đây.
Chiếc răng số 7 mọc phía bên trong, khi bị tổn thương răng số 7, người ta thường sẽ lo lắng ảnh hưởng đến tủy răng. Cùng khám phá chiếc răng cối lớn này để biết được phải làm gì nếu mất răng sớm. Từ đó có được một hàm răng khỏe mạnh, ăn nhai linh hoạt hơn.
Nội dung bài viết

Răng số 7 có mấy ống tủy?
Răng số 7 là chiếc răng nằm trong danh sách các răng hàm đóng vai trò nhai chính. Răng số 7 thuộc bộ ba răng cối lớn, cho nên chiếc răng này khá to. Vậy răng số 7 có mấy ống tủy? Răng số 7 có 3 ống tủy, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt chiếc răng này sở hữu tới tận 4 ống tủy. Việc biết được số lượng ống tủy của răng sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị nếu như tủy răng gặp vấn đề.
Tủy răng giữ chức năng duy trì sự sống cho răng, giúp răng được phát triển ổn định. Vì tủy răng quan trọng, nên sẽ có thêm hai lớp bảo vệ bên ngoài là ngà răng và men răng cứng chắc. Đảm bảo tránh các tác động tiêu cực lên tủy răng. Giúp răng luôn được chắc khỏe, hỗ trợ nhai nhuyễn thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
Trẻ mọc răng số 7 mấy lần?
Răng số 7 chỉ mọc một lần, nó không giống răng sữa có thể thay mới khi trẻ lớn lên. Chiếc răng này sẽ mọc khi trẻ bước vào giai đoạn 10 - 12 tuổi, cho nên bố mẹ hãy kiểm tra răng miệng của bé. Cho bé đi khám nha khoa định kỳ nếu răng số 7 có những tổn thương không mong muốn. Đừng nên chủ quan vì răng số 7 mọc lên và tồn tại suốt đời, không tái sinh thêm lần nào nữa.
Trẻ em thường mắc bệnh sâu răng số 7 vì không có thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Để mảng bám tồn đọng nhiều, vi khuẩn có hại tấn công vào mô răng. Ban đầu trên bề mặt răng chỉ xuất hiện đốm đen mất thẩm mỹ và không gây đau đớn. Nên phụ huynh lẫn các em không hề biết vi khuẩn đang âm thầm tấn công tủy răng.
Chỉ khi các bé cảm thấy đau, thì lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng rồi. Muốn xử lý chỉ còn cách điều trị tủy, trong khi răng số 7 có tới 3 ống tủy nên việc chữa tủy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các răng khác.
Mất răng số 7 có ảnh hưởng gì không?
Răng số 7 có tới 3 ống tủy, có thể thấy đây là chiếc răng có kích thước to. Cho nên khi mất răng số 7 sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề trên cung hàm của bạn. Lúc này, bệnh nhân sẽ dễ mắc phải những trường hợp sau:
Chức năng ăn nhai suy yếu
Răng số 7 mất đi làm cho khả năng ăn nhai của bệnh nhân bị suy yếu. Bởi vì răng này có chức năng duy trì lực nhai chính trong cung hàm. Khi răng số 7 bị mất đi, việc ăn uống trở nên khó khăn và lực nhai sẽ được phân bổ cho các răng hàm còn lại. Nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ gây áp lực lên răng hàm khác. Thậm chí, thức ăn chưa được nhai nhuyễn đã chuyển xuống dạ dày, gây hại tới đường ruột và hệ tiêu hóa.
Cung hàm xuất hiện khoảng trống
Chiếc răng số 7 bị rụng sớm làm cho cung hàm xuất hiện một khoảng trống lớn. Nơi đây trở thành khu vực lý tưởng để thức ăn thừa tồn đọng lại. Bạn không vệ sinh răng miệng tốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý không mong muốn. Vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào răng lân cận gây bệnh sâu răng. Ngoài ra, khi mất răng sớm cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu.
Tiêu xương hàm
Người bị mất răng sớm sẽ gặp vấn đề tiêu xương hàm nếu như không tìm kiếm giải pháp phục hình kịp thời. Xương hàm bị tiêu biến sẽ làm cho hoạt động ăn nhai kém linh hoạt. Xương hàm bị tụt xuống dưới, các răng sẽ có xu hướng đổ vào vị trí trống và làm xô lệch toàn hàm răng.
Gây ra tình trạng lão hóa sớm
Khi cung hàm của bạn bị xô lệch và mất đi tính cân đối thì hai má sẽ hóp lại. Lúc này da mặt chảy xệ, bệnh nhân sẽ thấy nếp nhăn hiện rõ ở khuôn mặt. Đây chính là tình trạng lão hóa sớm, bệnh nhân sẽ cảm thấy bản thân già hơn trước.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Bạn đã biết được răng số 7 có mấy ống tủy rồi, việc sở hữu nhiều chân răng và ống tủy khiến cho quá trình nhổ răng số 7 có sự phức tạp hơn những chiếc răng còn lại. Cho nên, bệnh nhân bị sâu răng nặng lo lắng không biết nhổ răng số 7 có nguy hiểm hay không.
Vì chiếc răng số 7 khá to, lại nằm sâu trong cung hàm nên quá trình nhổ răng đòi hỏi sự cẩn thận cao. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hư hỏng của răng rồi đưa ra phương án khắc phục. Chỉ khi nào không thể điều trị răng theo những cách bảo tồn răng thật như trám răng hay bọc sứ. Thì lúc này bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ để tránh các tổn thương không mong muốn lên răng lân cận.
Khi nhổ răng, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề vững vàng sẽ đưa răng số 7 ra khỏi cung hàm một cách nhẹ nhàng. Đảm bảo không làm sót chân răng và không gây ra các ảnh hưởng xấu tới chiếc răng bên cạnh. Cho nên, việc nhổ răng số 7 sẽ không nguy hiểm như bạn nghĩ. Còn nếu như bạn chọn nha khoa không uy tín, nhổ răng giá rẻ không an toàn thì sẽ có nguy cơ chảy máu mất kiểm soát. Khu vực nhổ răng bị nhiễm trùng, gây đau nhức và nguy hiểm nhiều đến sức khỏe cơ thể.
>> BẠN BỊ ĐAU RĂNG NGHIÊM TRỌNG CÓ THỂ ĐÃ BỊ HƯ TỦY RĂNG, TÌM HIỂU: ĐIỀU TRỊ RĂNG CHẾT TỦY HIỆU QUẢ
Bảo vệ răng số 7 khỏi tác nhân gây hại
Để tránh nguy cơ tổn thương và mất răng số 7 sớm, bạn nên chủ động bảo vệ chiếc răng này. Vì chỉ mọc một lần duy nhất trong đời, cho nên ngay từ khi mới mọc lên, bố mẹ hãy chú ý và hướng dẫn bé chăm sóc răng phù hợp. Chiếc răng số 7 đóng vai trò ăn nhai chính, nên thức ăn dễ tồn đọng lại ở bề mặt răng. Sau một thời gian vi khuẩn tấn công và dễ gặp bệnh răng miệng.
- Đánh răng mỗi ngày, để bàn chải tiếp xúc với bề mặt răng số 7 rồi chải nhẹ nhàng. Lúc này các mảng bám trên răng sẽ rơi ra, loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Sử dụng tăm nước để vệ sinh răng miệng, tia nước bắn vào các rãnh trên răng. Giúp làm sạch răng số 7 một cách tốt hơn, loại bỏ cả thức ăn thừa mắc trong kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng, nước muối sinh lý để tránh sự tấn công của vi khuẩn có hại.
- Ăn nhai thực phẩm mềm, tránh cắn nhai đồ cứng dai sẽ làm răng số 7 bị tổn thương.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất tốt cho hệ thống răng miệng như canxi. Không ăn các thực phẩm chứa gia vị cay nồng, đồ ăn dễ bám vào răng và khó vệ sinh.
- Không hút thuốc lá, không tự ý dùng tay chạm vào răng quá nhiều lần.
- Nếu cảm thấy đau răng thì phải đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị. Đặc biệt, khi nhận thấy dấu hiệu của sâu răng hãy xử lý ngay, đừng để chúng làm tổn thương tủy răng.
Trồng răng số 7 bằng kỹ thuật nào?
Khi răng số 7 bị hư hỏng, bạn có thể chọn làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant. Đây là hai kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất khi bệnh nhân gặp vấn đề với răng số 7. Còn phương pháp hàm giả tháo lắp không được ưa chuộng cho trường hợp này. Vì nó không đảm bảo chức năng ăn nhai trong khi răng số 7 lại đóng vai trò nhai thức ăn chính trong cung hàm.
Làm cầu răng sứ
Đối với cầu răng sứ thì yêu cầu răng số 6 và răng số 8 phải thật khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ. Bác sĩ mài hai răng này, rồi sử dụng cầu răng sứ với ba răng lắp lên trên. Một răng thay cho răng số 7 đã mất, hai răng kia là mão sứ lắp lên trụ răng đã mài sẵn. Như vậy, bệnh nhân có thể ăn nhai đảm bảo, lấp đầy khoảng trống mất răng.
Tuy nhiên, làm cầu răng sứ lại không được đánh giá quá cao vì xâm lấn vào răng tự nhiên. Hai chiếc răng số 6 và 8 đã bị mài đi dù vẫn còn khỏe mạnh. Nguy cơ cao sau một thời gian sử dụng trụ răng không còn đứng vững. Hoặc mão sứ lỏng lẻo làm ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai trong cung hàm.
Ngoài ra, do kỹ thuật này không tác động tới xương hàm mà chỉ lắp mão sứ lên trên nên không khắc phục được tình trạng tiêu xương đang diễn ra. Tuy nhiên, làm cầu răng sứ có chi phí hợp lý, tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài tới 15 năm. Nên có nhiều bệnh nhân lựa chọn để có được chiếc răng số 7 mới, an toàn và đều đẹp.
>> TÌM HIỂU VỚI CHÚNG TÔI: GIÁ BỌC RĂNG SỨ HIỆN NAY
Trồng răng implant
Không cần phải mài đi răng bên cạnh, trồng răng implant là phương pháp phục hình độc lập. Bác sĩ sẽ cắm một trụ implant vào trong xương hàm của bệnh nhân, ngay ở vị trí mất răng. Như vậy, chiếc răng số 7 sẽ được phục hình đầy đủ với 3 phần gồm: Chân răng, thân răng, răng giả. Đây là phương pháp trồng răng an toàn, hiện đại nhất tính tới hiện tại. Được nhiều bệnh nhân bị mất răng sớm trên thế giới tin tưởng lựa chọn.
Người trồng răng implant sẽ cải thiện được khuyết điểm trên hàm răng. Ngăn chặn vấn đề tiêu xương vì các mô sẽ bám vào trụ implant một cách chặt chẽ. Thêm vào đó, vì không xâm lấn vào răng tự nhiên nên tuổi thọ của răng duy trì được lâu. Nhược điểm của phương pháp này là có chi phí khá cao và bệnh nhân sẽ chịu đau đớn vài ngày khi vết thương chưa lành.
Răng số 7 có mấy ống tủy? Chiếc răng số 7 có 3 ống tủy, răng này cần được bảo vệ vì giữ vai trò ăn nhai chính trong cung hàm. Nếu bạn gặp vấn đề với răng số 7 hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm lại chiếc răng số 7 đẹp, ăn nhai tốt với chi phí phải chăng. Bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra phương pháp phục hình răng hiệu quả nên bạn cứ yên tâm.
Mỹ Hạnh.