Viêm nha chu uống thuốc gì? Người bị viêm nha chu thường rất khổ sở trong việc ăn uống. Bởi tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức, sưng nướu nhiều ngày. Nhằm giúp cho những bệnh nhân bị viêm nha chu có thể sớm giải quyết được căn bệnh này. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các loại thuốc có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm nha chu.
Người nào có dấu hiệu bị viêm nha chu thì không được chủ quan. Bởi vì bệnh nếu như không được điều trị sớm dễ gây đau và viêm nhiễm nặng trong khoang miệng. Thậm chí, vi khuẩn từ vùng bị nhiễm trùng ở nướu tràn vào gây nhiễm trùng máu. Bên cạnh đó, cơn đau từ bệnh viêm nha chu cũng khiến cho bệnh nhân không ăn nhai được. Dễ gây ra bệnh đau dạ dày, sụt cân, suy nhược cơ thể.
Nội dung bài viết
Viêm nha chu bắt nguồn từ đâu?
Trước khi nói tới vấn đề viêm nha chu uống thuốc gì hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này bắt nguồn từ đâu? Đa phần bệnh viêm nha chu bắt nguồn từ việc trên răng xuất hiện nhiều mảng bám. Bạn không loại bỏ sớm mảng bám, sau thời gian vi khuẩn tấn công sẽ gây ra bệnh viêm nha chu. Cụ thể:
- Mảng bám tồn đọng trong quá trình ăn uống chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
- Mảng bám không chỉ xuất hiện trên răng mà còn nằm ở viền nướu. Lâu ngày hình thành vôi răng, bệnh nhân không thể loại bỏ sạch cao răng bằng những biện pháp thông thường. Khiến cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào những tổ chức quanh răng, gây tổn thương.
- Các mảng bám tác động tới nướu, gây viêm nướu với những biểu hiện như sưng nướu răng, kích ứng.
- Bệnh nhân không điều trị viêm nướu răng kịp thời, các túi vi khuẩn còn tồn đọng ở đó, tiếp tục tấn công vào chân răng gây viêm nha chu. Tình trạng viêm nha chu kéo dài dai dẳng sẽ gây nhiễm trùng, suy yếu hệ miễn dịch, làm mất răng sớm và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm nha chu
Bạn cần phải biết rõ những dấu hiệu cho thấy bản thân đã bị viêm nha chu. Để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng. Theo đó, vùng nướu được xem là khỏe mạnh khi nó săn chắc, không có dấu hiệu gì khác lạ và vừa khít với răng. Màu sắc của nướu bình thường có màu hồng nhạt, hồng đậm tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu như bạn thấy có những thay đổi khác lạ sau đây thì có thể bạn đã bị viêm nha chu, gồm:
- Nướu sưng đỏ hoặc có dấu hiệu chuyển sang màu đen bất thường.
- Vùng nướu sưng lên, có màu tím, sờ vào cảm thấy đau.
- Chân răng dễ chảy máu, đặc biệt là khi vệ sinh răng miệng.
- Mỗi khi súc miệng bệnh nhân thấy có máu.
- Xuất hiện tình trạng hôi miệng nhiều, có mủ chảy ra ở chân răng.
- Tình trạng đau nhức ngày càng nhiều hơn, đặc biệt khi ăn nhai, cơn đau còn diễn ra nặng.
- Nướu bị tụt xuống dưới, có sự thay đổi về khoảng cách giữa các răng.
>> BẠN BỊ SÂU RĂNG VÀ KHÔNG THỂ ĂN UỐNG ĐƯỢC, HÃY TÌM HIỂU: ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG AN TOÀN
Viêm nha chu uống thuốc gì?
Người bị viêm nha chu gặp nhiều phiền phức trên cung hàm. Cho nên, đa số bệnh nhân đều thắc mắc viêm nha chu uống thuốc gì. Để giúp bạn có câu trả lời chính xác, giảm thiểu rủi ro sử dụng sai thuốc làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nha Khoa Đăng Lưu cung cấp những loại thuốc có thể dùng khi bị viêm nha chu, như sau:
Uống thuốc giảm đau
Thật ra, có nhiều lời khuyên là không nên dùng thuốc giảm đau vì có tác dụng phụ. Nhưng bạn đừng lo, chỉ khi nào bạn lạm dụng thuốc giảm đau nhiều thì mới ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn bạn dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ sẽ hỗ trợ giảm đau nhức, khó chịu trong khoang miệng.
Người bị viêm nha chu gây đau nhiều, nướu sưng to khiến bạn không thể ăn uống được. Thì hãy uống thuốc giảm đau Paracetamol hoặc loại thuốc khác có thành phần tương tự mà bác sĩ kê đơn. Paracetamol hỗ trợ giảm đau, hạ sốt do bệnh lý này gây ra. Nhưng nó không điều trị dứt điểm được bệnh nên bệnh nhân tránh nhầm lẫn vấn đề này.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc tầm 3 - 5 ngày, kết hợp với một vài loại thuốc khác. Khi sử dụng thuốc giảm đau, bệnh nhân phải thông báo với bác sĩ nếu mình bị dị ứng. Bên cạnh đó cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn, tránh sử dụng thuốc nhiều lần.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Viêm nha chu uống thuốc gì? Uống thuốc kháng sinh khi bị viêm nha chu để điều trị tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng. Thuốc kháng sinh có vai trò ức chế vi khuẩn gây hại. Từ đó làm giảm nhiễm trùng, phù nề nướu, sốt, đau nhức, sưng đỏ,... Nhưng có một điều bệnh nhân hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh đó là phải hỏi ý kiến nha sĩ.
Các loại thuốc kháng sinh mặc dù có công dụng tốt trong điều trị viêm nha chu. Nhưng nếu bạn lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều lần, cơ thể sẽ bị kháng kháng sinh. Thuốc không còn tác dụng đối với cơ thể, việc điều trị nhiễm trùng sau này sẽ không hiệu quả.
Có một số bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc do cơ địa quá nhạy cảm. Trong trường hợp này cần ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc khác. Sớm giải quyết nhanh chóng vấn đề viêm nha chu, tránh nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng máu.
Dùng thuốc chống viêm
Sẽ có hai loại thuốc chống viêm được sử dụng để điều trị bệnh viêm nha chu. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thuốc chống viêm có chứa steroid và không chứa steroid.
- Thuốc chống viêm có chứa steroid: Bệnh nhân bị sưng viêm nướu quá nặng, viêm nha chu gây phù nề nướu thì có thể dùng thêm thuốc chống viêm chứa steroid. Loại này có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm nhanh cảm giác sưng đau, phù nề ở nướu.
- Thuốc chống viêm không steroid: Sản phẩm vừa có thể làm giảm đau nhức, hạ sốt, vừa chống sưng đau hiệu quả. Nhưng khi sử dụng một số người có triệu chứng đau dạ dày, phải chú ý liều lượng để tránh các ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
>> BẠN NGẠI NGÙNG VÌ HƠI THỞ CÓ MÙI, TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG KÉO DÀI? TÌM HIỂU: CÁCH TRỊ HÔI MIỆNG HIỆU QUẢ
Thuốc bôi và nước súc miệng khi bị viêm nha chu
Ngoài các loại thuốc uống được nêu ở trên, người bị viêm nha chu có thể sử dụng thêm thuốc bôi ở nướu và nước súc miệng.
- Thuốc bôi chữa viêm nha chu: Các loại gel có thể bôi trực tiếp lên nướu của bạn như Emofluor Gel, Metrogyl Denta, Dentosmin P,... Sản phẩm làm dịu vùng nướu bị sưng, giảm đau nhức trong khoang miệng. Nhưng thuốc bôi chỉ phù hợp với người viêm nha chu nhẹ, chưa bị nhiễm trùng nặng mà thôi. Khi sử dụng sản phẩm, bạn phải chú ý các dấu hiệu phát sinh, nếu cảm thấy có sự thay đổi bất thường như đau nhiều hơn. Thì hãy lau sạch thuốc bôi, súc miệng sạch sẽ và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Sử dụng nước súc miệng: Khi bị viêm nha chu, bệnh nhân hãy dùng nước súc miệng có thể diệt khuẩn được. Bạn tham khảo các sản phẩm có chứa chất Hexamidine, Chlorhexidine,... Những thành phần này sẽ loại bỏ hết vi khuẩn gây hại, giảm sự tồn đọng mảng bám trong khoang miệng. Nhờ đó mà tình trạng sưng viêm được đẩy lùi, bệnh viêm nha chu không còn gây đau nhức nhiều nữa.
Người bị viêm nha chu nặng có cần phải phẫu thuật không?
Đa phần những người bị viêm nha chu chỉ cần sử dụng thuốc là đã có thể khắc phục được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp buộc phải phẫu thuật vì bị nặng. Nhưng quá trình phẫu thuật cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ bác sĩ có chuyên môn cao. Tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc liên quan tới sức khỏe cơ thể. Các ca phẫu thuật liên quan đến viêm nha chu thường là:
- Ghép nướu: Bạn sẽ phải ghép nướu nếu như nướu bị tụt xuống nhiều, làm lộ ra chân răng, khiến răng không còn đứng vững.
- Tái tạo mô nướu: Bác sĩ đặt một màng tương thích nhằm giúp cho mô răng có thể phát triển bình thường trở lại.
- Ghép xương răng: Khi tình trạng viêm nha chu ảnh hưởng tới xương hàm. Ca phẫu thuật ghép xương răng sẽ được tiến hành.
- Dĩ nhiên, quá trình thực hiện phải được diễn ra theo kế hoạch cụ thể, ở phòng vô trùng.
- Rất ít trường hợp phải phẫu thuật khi bị viêm nha chu, cho nên bạn hãy yên tâm. Chỉ cần bạn thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn và điều trị bệnh sớm, đừng để vi khuẩn tấn công vào mô mềm là được.
Chăm sóc răng miệng để tránh nguy cơ bị viêm nha chu
Muốn có hàm răng khỏe mạnh, thì bệnh nhân phải chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu bắt nguồn từ việc bạn để thức ăn thừa tồn đọng. Các vi khuẩn có trong thức ăn phân hủy, gây viêm nhiễm nướu. Phần nướu viêm nặng sẽ gây viêm nha chu và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Hãy cùng tham khảo cách chăm sóc răng miệng phù hợp sau đây:
Đánh răng mỗi ngày
Bạn đánh răng sáng - tối, không được lơ là trong việc đánh răng. Thực hiện đánh răng theo chiều dọc, không nên chà xát bàn chải vào nướu. Lựa chọn kem đánh răng lành tính, tránh xảy ra hiện tượng kích ứng nướu lợi, gây khó chịu. Đặc biệt, người đang niềng răng nên chọn bàn chải kẽ răng để làm sạch cả những khu vực trên mắc cài.
Dùng nước súc miệng
Bạn dùng nước muối súc miệng thường xuyên, nước muối có tính sát khuẩn cao. Giúp cho vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ hoàn toàn. Tránh nguy cơ tồn đọng thức ăn, hình thành vôi răng dưới nướu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng có hương bạc hà, trà xanh để hơi thở thơm mát. Hai loại nước súc miệng này cũng có khả năng diệt khuẩn tốt.
Dùng chỉ nha khoa, tăm nước
Có nhiều người nghĩ chỉ cần đánh răng và dùng tăm xỉa thông thường là đã làm sạch khoang miệng. Nhưng tăm xỉa rất dễ làm chảy máu nướu và gây thưa răng. Cho nên, lời khuyên dành cho bạn là hãy chuyển sang dùng tăm nước để hạn chế đau nhức nướu. Hoặc dùng chỉ nha khoa để tránh nguy cơ thưa răng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của răng.
Viêm nha chu uống thuốc gì? Các loại thuốc được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm nha chu đã được nêu ra ở bài viết trên. Trong trường hợp bạn bị viêm nha chu nặng, đau nhức kéo dài thì hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu để điều trị sớm. Tránh nguy cơ phải phẫu thuật nướu, giải quyết nhanh những cảm giác đau nhức trong khoang miệng.
Mỹ Hạnh.