Banner chuyên mục - Nha Khoa Đăng Lưu

Niềng răng có đau không?

Lượt xem: 8791
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Niềng răng có đau không? Chào bác sĩ! Răng em bị hô, em có tham khảo nhiều bài viết của nha khoa và biết đến phương pháp niềng răng có thể khiến răng em bớt hô. Tuy nhiên, em khá lo lắng vì không biết niềng răng có đau không và khi niềng răng thì việc ăn uống sẽ như thế nào? Mong bác sĩ giúp em trả lời câu hỏi này ạ. Em xin cảm ơn!

(Lê Hiền - TP HCM)

Trả lời:

Chào bạn Lê Hiền!

Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến hòm thư tư vấn trực tuyến của Nha Khoa Đăng Lưu. Sau đây, bác sĩ có chuyên môn về niềng răng chỉnh nha của chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này một cách cụ thể, bạn hãy dành một chút thời gian để theo dõi nhé!

niềng răng đau cỡ nào
Niềng răng đau cỡ nào?*

Niềng răng có đau không?

Trong hành trình niềng răng của mình bạn sẽ cảm thấy đau nhức vào những ngày đầu tiên vì răng của bạn chưa quen với các khí cụ chỉnh nha. Nhưng bạn yên tâm bởi cơn đau này không diễn ra thường xuyên mà nhanh chóng giảm dần, dù hơi khó chịu nhưng bạn sẽ có hàm răng đều đẹp, giải quyết nhanh các khuyết điểm không mong muốn.

Mới niềng răng xong, cơn đau xuất hiện nhiều bạn khó khăn khi đánh răng thì hãy súc miệng với nước muối sinh lý. Trong trường hợp đau nhiều bạn trao đổi với bác sĩ để được sử dụng thuốc giảm đau. Kết hợp với một vài phương pháp giảm đau ngay tại nhà như chườm đá, chườm ấm,...

Các mô mềm trong khoang miệng chưa thích nghi với sự xuất hiện của khí cụ chỉnh nha, mắc cài hay mắc vào lưỡi nên bệnh nhân cảm thấy đau. Đôi khi cũng sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày làm bạn khó khăn khi ăn nhai.

niềng răng đau không
Niềng răng đau không*

Ngoài ra, mỗi khi kéo siết hàm bệnh nhân cũng cảm thấy hơi đau nhức nhẹ. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng bởi bác sĩ tính toán lực tác động vừa đủ không gây ảnh hưởng tới hàm răng của bạn.

Thật ra, cơn đau xuất hiện khi niềng răng là điều cần thiết phải có, nó cho thấy khí cụ chỉnh nha đang có tác động lên hàm răng để kéo chỉnh chúng về vị trí đúng trên cung hàm. Cơ thể chưa thích nghi được với sự thay đổi nên đáp trả bằng đau nhức.

Như vậy, niềng răng có đau không thì câu trả lời là có, nhưng cơn đau này nằm trong ngưỡng cho phép, bệnh nhân vẫn chịu đựng được. Trong trường hợp bạn bị đau nhức quá nhiều dù đã qua 5 - 7 ngày kể từ khi đeo niềng hãy trở lại phòng khám gặp bác sĩ để kiểm tra. Rất có thể đã xảy ra trường hợp dị ứng, kích ứng hay một số vấn đề không mong muốn. Bác sĩ xem xét tình hình và tìm ra hướng giải quyết phù hợp, tránh gây đau đớn khó chịu quá nhiều trong khoang miệng của bạn.

Khi niềng răng việc ăn uống có khó khăn không?

Sau khi niềng răng, nhiều người lo lắng khí cụ chỉnh nha sẽ ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai thường ngày, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Thật ra, vào những ngày đầu đeo khí cụ bạn sẽ cảm thấy sinh hoạt hằng ngày bị xáo trộn, ngay cả đóng khép hàm còn không quen do sợ mắc cài tác động vào mô mềm lân cận. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cung cấp, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng chế độ ăn uống phù hợp hơn như:

Ăn thực phẩm mềm

Muốn hạn chế xảy ra tổn thương hay đau nhức trong khoang miệng bạn nên chọn thực phẩm mềm. Đặc biệt, khoảng 2 - 3 ngày đầu mới niềng răng bạn ưu tiên ăn cháo, súp, uống sữa, uống nước ép trái cây,... đợi khi hàm răng ổn định có thể ăn cơm như bình thường.

Không nên ăn thực phẩm cứng, dai

Thức ăn cứng dai đòi hỏi lực tác động mạnh, trong khi đó hàm răng của bạn đang nhạy cảm vì các khí cụ đang hiện hữu trên răng. Lúc này bạn gây áp lực lên hàm răng sẽ khiến quá trình chỉnh nha bị ảnh hưởng. Vì thế bạn không nên ăn các thực phẩm quá cứng, dai, không dùng răng cắn đá, không ăn kẹo giòn, trái cây cứng,... để bảo vệ hàm răng đang đeo niềng của mình.

Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường

Người đang đeo niềng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, bởi trong quá trình niềng răng việc vệ sinh răng miệng đã khó khăn. Trong khi đó thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng, hôi miệng. Khiến cho quá trình chỉnh nha bị gián đoạn, bệnh nhân không đạt được kết quả niềng răng như ý muốn.

niềng răng hô có đau không
Niềng răng hô có đau không*

Loại bỏ những thói quen xấu

Bạn nên nhớ mình đang đeo khí cụ chỉnh nha trên răng, vì thế hãy tập loại bỏ những thói quen không tốt ảnh hưởng trực tiếp tới hàm răng và mô mềm trong khoang miệng. Bạn không nên thở bằng miệng, không cắn bút, không nhai nước đá, không đẩy lưỡi,... Các thói quen không tốt thường ngày sẽ khiến khí cụ chỉnh nha dễ rơi ra, tác động vào mô mềm gây chảy máu. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và quá trình niềng răng diễn ra chậm hơn so với kế hoạch đã đề ra.

Những ai đang bị hô răng hãy đi niềng răng để khắc phục khuyết điểm trên khuôn mặt, tham khảo ngay: Chi phí niềng răng hô giá bao nhiêu?

Các biện pháp giảm đau đớn sau khi niềng răng ngay tại nhà

Cảm giác đau nhức là điều mà ai cũng phải trải qua khi niềng răng, dưới đây bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm đau nhức khi niềng răng ngay tại nhà, cụ thể là:

Dùng túi chườm nóng

Túi chườm nóng có thể giúp bạn giảm đau nhức mỗi khi kéo siết hàm định kỳ. Bạn có thể mua miếng chườm nóng ở ngoài tiệm thuốc hoặc dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi vắt ráo nước, chườm bên ngoài má.

Ăn nhai cẩn thận

Khi niềng răng, bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng hãy cắt thức ăn ra từng miếng nhỏ để giảm bớt áp lực khi ăn nhai. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn thực phẩm mềm, uống nước ép thay vì cắn trái cây cứng để bảo vệ hàm răng của bạn.

Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Dù đang đeo khí cụ chỉnh nha bạn vẫn cần phải vệ sinh răng miệng kỹ càng để loại bỏ vi khuẩn, thức ăn dư thừa tồn đọng trong khoang miệng. Bạn tìm cho mình bàn chải lông mềm, kết hợp với súc miệng bằng nước ấm để hàm răng đỡ ê buốt hơn.

giảm đau khi niềng răng
Giảm đau khi niềng răng*

Sử dụng túi chườm đá

Các tác động của khí cụ chỉnh nha giúp răng di chuyển về đúng vị trí nhưng sẽ gây đau nhức. Lúc này bạn cho đá lạnh vào một chiếc túi sau đó chườm qua lại vùng má, hơi lạnh tỏa ra sẽ giảm bớt khó chịu, bệnh nhân không bị đau nhức quá nhiều và giảm tình trạng sưng viêm trong khoang miệng.

Súc miệng bằng nước muối

Các mắc cài có thể tác động lên nướu răng của bạn, nó cọ xát với răng miệng nên xảy ra hiện tượng viêm loét. Bệnh nhân không tìm hướng xử lý kịp thời dễ gây ra nhiễm trùng, vi khuẩn lây lan gây đau và khó chịu. Bạn súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt vi khuẩn, muối có tính sát trùng nên tình trạng viêm nhiễm sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa là sản phẩm ngăn chặn sự cọ xát giữa mắc cài với các mô mềm lân cận. Bạn bôi sáp lên các cạnh của mắc cài sẽ không làm tổn thương đến bộ phận khác. Nhưng cách này chỉ giảm đau tạm thời, bạn phải tập làm quen với sự xuất hiện của khí cụ để tránh các tác động không tốt tới khoang miệng.

Tập massage nướu răng

Bạn có thể loại bỏ cảm giác khó chịu trong khoang miệng bằng cách tập massage nướu răng. Bạn dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng xoa ở vùng má hoặc dùng 1 ngón tay đã vệ sinh sạch sẽ massage nướu. Lực tác động qua lại sẽ làm dịu cơn đau mỗi khi kéo siết hàm định kỳ.

Giữ tâm trạng luôn thoải mái

Bạn nghĩ đến kết quả sau khi tháo niềng thì sẽ có động lực để vượt qua những thử thách trong suốt quá trình niềng răng. Giữ cho mình tâm lý thoải mái, không áp lực hay lo lắng gì bạn sẽ sớm có hàm răng đều đẹp mà thôi.

nieng rang co dau khong
Nieng rang co dau khong*

Dùng thuốc giảm đau

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức quá nhiều bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc giảm đau cho bạn. Bạn chỉ nên dùng thuốc mà bác sĩ kê chứ không dùng thuốc mua bên ngoài vì dễ xảy ra hiện tượng kích ứng. Một vài loại thuốc giảm đau còn ảnh hưởng tiêu cực tới sự dịch chuyển răng của bạn.

Niềng răng invisalign có đau không?

Nhiều người nghĩ niềng răng mắc cài sẽ đau hơn so với niềng răng invisalign. Tuy nhiên, trên thực tế cảm giác đau nhức ở mỗi người không giống nhau. Niềng răng invisalign vẫn sẽ gây đau, nhưng bản chất của việc niềng răng chính là dùng lực của khí cụ kéo chỉnh răng nên ít nhiều vẫn cũng ra cảm giác khó chịu.

Nếu cơn đau của niềng răng mắc cài xuất hiện nhiều nhất lúc kéo siết hàm thì đối với niềng răng invisalign mỗi khi đổi qua khay niềng mới bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng, đợi khi các răng được kéo chỉnh về đúng vị trí bạn sẽ nhận lại được kết quả xứng đáng sau những tháng ngày chịu khó đeo khí cụ chỉnh nha.

Bệnh nhân đang muốn niềng răng không mắc cài nhưng không biết chi phí thực hiện ra sao hãy tham khảo bài viết: Chi phí niềng răng không mắc cài invisalign

Niềng răng bị chảy máu lợi phải làm sao?

Ai cũng muốn mình trở nên xinh đẹp hơn sau khi trải qua quá trình niềng răng. Nhưng trong hành trình chỉnh nha chắc chắn sẽ xuất hiện một số trường hợp do bệnh nhân không cẩn thận trong việc vệ sinh răng miệng hay có chế độ ăn uống không phù hợp khiến nướu lợi bị ảnh hưởng. Nếu nhận thấy nướu bị chảy máu khi niềng răng hãy áp dụng những cách xử lý sau đây:

niềng răng có đau lắm không
Niềng răng có đau lắm không*
  • Sử dụng dung dịch nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý súc miệng để vi khuẩn không có cơ hội tấn công hay gây viêm loét.
  • Nướu lợi bị chảy máu cũng chứng tỏ sức khỏe răng miệng của bạn đang không tốt. Bạn hãy chú ý ăn thực phẩm mềm, có chế độ ăn uống khoa học hơn.
  • Nếu bạn cảm thấy tự giải quyết tại nhà không mang lại kết quả tốt hãy tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, cầm máu, tránh các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn.

Niềng răng có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chỉnh nha và chế độ chăm sóc răng miệng của người bệnh. Bạn Lê Hiền không nên lo lắng quá nhiều nếu cảm thấy đau nhức khi đeo niềng răng. Việc của bạn là lựa chọn một nha khoa niềng răng uy tín để đảm bảo sở hữu hàm răng đẹp sau khi tháo niềng. Nha Khoa Đăng Lưu với đội ngũ bác sĩ giỏi, lành nghề sẽ giúp bạn sớm có được hàm răng đẹp, khắc phục tình trạng hô răng.

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số: 0315994789 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2021
Giấy phép khám bệnh số: 07990/HCM-GPHĐ do sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/12/2021
Chính sách quyền riêng tư |Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm | Điều Khoản Và Điều Kiện
>> © 2023 Nha Nhoa Đăng Lưu giữ bản quyền nội dung trên website này <<

Sơ Đồ Trang

DMCA.com Protection Status