Dấu hiệu của bệnh tụt lợi và phương pháp điều trị

Lượt xem: 3186
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu hay co lợi, là biểu hiện của việc chân răng bị mất xi - mang gắn kết giữa nướu và cá mô chân răng. Làm xuất hiện tình trạng lợi dần dịch chuyển về phía đầu chóp của chân răng làm cho chân răng bị lộ diện ra ngoài mặt tiền. Vậy dấu hiệu của bệnh tụt lợi là như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Dấu hiệu của bệnh tụt lợi.

Để nhận biết răng mình có bị tụt lợi hay không bạn cần theo dõi một số dấu hiệu của bệnh tụt lợi. Nếu thấy răng miệng mình xuất hiện những dấu hiệu đó chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng tụt lợi và phải có những biện pháp ngăn ngừa cũng như điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh tụt lợi-1
Tụt lợi là bệnh lý răng miệng*

Lợi bị tụt về phía chóp chân răng làm lộ ra chân răng có thể nhìn bằng mắt thường

Vùng bị tụt lợi sẽ có lợi ngắn hơn và chân răng dài hơn mặt bằng chung của các răng

Thấy thi thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ

Có thể bị chảy máu chân răng mỗi khi chải răng, hoặc xỉa tăm hay có những tác động vào

Cảm thấy ê buốt vùng răng bị tụt lợi mỗi khi ăn uống do men răng bị mất hoặc bị mòn

Nguyên nhân gây bệnh tụt lợi

Tụt lợi là khi chỉ bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhìn thấy chân răng. Khi không còn men răng để bao bọc và bảo vệ, lớp ngà răng phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây nên những cơn ê buốt hoặc những cơn đau do những va chạm hoặc những tác động nhẹ từ thức ăn hoặc bàn chải đánh răng,... Mà nguyên nhân chính gây ra những rắc rối trên được xác định là do:

Bị viêm lợi, viêm răng

Đây là nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi mà nhiều người không lường trước được. Răng, lợi bị viêm thường do sự tấn công lâu ngày của các loại vi khuẩn, gây phá hủy mô xương và lợi. Lợi là lớp da bao bọc chân răng, khi lớp da bị tác động, mỏng dân đi, chân răng lộ ra ngoài sinh ra biểu hiện tụt lợi.

Dấu hiệu của bệnh tụt lợi-2
Điều trị tụt lợi bằng cách nào*

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Thói quen không đánh răng vào mỗi tối hay vệ sinh răng miệng chưa đúng cách,,, đều là những nguyên nhân khiến các vi khuẩn, mảng bám trên răng không được loại bỏ hoàn toàn, tích tụ lâu ngày trở thành cao răng. Cao răng bám nhiều gây viêm lợi, các bệnh răng lợi và tụt lợi.

Chăm sóc răng miệng không đảm bảo

Đánh răng quá nhiều, đánh răng sai kỹ thuật hoặc sử dụng bàn chải quá cứng cũng có thể là những lý do gây mòn lợi.

Sai sót trong điều trị thẩm mỹ răng

Có không ít trường hợp là do người dùng chọn sai phương pháp, dịch vụ thẩm mỹ, địa điểm chăm sóc răng không uy tín dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bao gồm chứng tụt lợi.

Điều trị khi bị tụt lợi

Nếu thấy răng miệng mình có xuất hiện một trong những dấu hiệu của bệnh tụt lợi, bạn cần để ý thật kỹ diễn biến và sau đó nên đi nha sĩ để được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn và xác định xem rốt cuộc răng miệng mình có đang bị tụt lợi hay là do một vấn đề khác. Từ đó có thể tìm ra cách để ngăn chặn, phòng ngừa cũng như chữa trị thật tốt nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Dấu hiệu của bệnh tụt lợi-3
Thay đổi cách chăm sóc răng miệng  khi có dấu hiệu của bệnh tụt lợi*

Ở thời kì đầu nên khắc phục bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng tốt hơn, chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều fluor và canxi để bồi đắp men răng.Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngừa bệnh.

Những trường hợp tụt lợi nghiêm trọng  bạn sẽ được tư vấn giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ phù hợp để kéo lợi, cải thiện lại những vị trí bị tụt lợi.

Nếu bạn cứ để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục cũng như không điều trị thì rất có thể căn bệnh sẽ phát triển nặng thêm và gây ra những tôn thương không tốt cho răng miệng. Tiêu biểu nó có thể gây ra tình trạng viêm nướu, làm tủy răng bị hỏng, xương ổ răng bị tiêu dần dẫn đến tình trạng răng lung lay và nặng hơn nữa là mất răng. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh tụt lợi bạn hãy đến ngay Nha Khoa Đăng Lưu để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: