Mọc răng khôn nên và không nên ăn gì để giảm đau, giảm sưng và kháng viêm? Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp được xem là một phương pháp vô cùng quan trọng giúp cơ thể phục hồi khi gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là đối với khu vực răng miệng, nơi tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với thức ăn.
Quá trình mọc răng khôn khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ăn nhai và lựa chọn thực phẩm phù hợp cho cơ thể. Vậy mọc răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn những gì? Nhổ răng khôn có đau không? Cần lưu ý điều gì khi loại bỏ răng số 8? Bài viết dưới đây, Nha Khoa Đăng Lưu sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.
Nội dung bài viết
Ảnh hưởng của quá trình mọc răng khôn đến sức khoẻ
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc lên khi con người đủ tuổi trưởng thành, xương hàm phát triển cứng chắc và 28 chiếc răng đã đi vào hoạt động ổn định. Do đó, khi xuất hiện, răng khôn mang đến cho khổ chủ vô vàn điều phiền toái, ảnh hưởng cả sức khỏe lẫn tinh thần.
Đau nhức chân răng
Đau nhức và khó chịu là những cảm giác đầu tiên khi mọc răng khôn, vì lúc này răng bắt đầu nhú lên, đâm vào nướu, khiến người bệnh cảm giác như đang bị xé thịt. Vùng nướu tại vị trí răng khôn mọc bị viêm sưng, cứng nhẹ và cảm giác đau sẽ tăng lên nếu bị chạm vào hay há miệng. Một số trường hợp, viêm sưng do mọc răng khôn sẽ kéo theo sưng má, đau đầu, đau họng và sốt nhẹ.
Thời gian và mức độ đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Có thể mất vài tháng thậm chí là vài năm để chiếc răng khôn mọc hoàn chỉnh. Do đó, bệnh nhân sẽ phải gánh chịu cảm giác này lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Viêm nướu
Răng khôn mọc gây tổn thương nướu, kèm theo đó, răng nằm ở vị trí rất khó vệ sinh kỹ nên vi khuẩn sẽ bắt lấy cơ hội để hoành hành. Khi tích tụ và sinh trưởng đủ lâu, vi khuẩn sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, trở thành bệnh viêm nướu, nguy cơ bị mưng mủ chân răng và bệnh viêm nha chu.
Nếu không được điều trị sớm sẽ nguy hại đến răng khác và bộ phận lân cận trong khoang miệng. Nguy hiểm hơn có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.
Sâu răng
Răng khôn mọc có thể tạo thành lỗ hổng, thức ăn dễ bị mắc lại trong quá trình ăn uống, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ẩn gây bệnh sâu răng. Nếu tình trạng này kéo dài, lỗ sâu càng phát triển, dần dần sẽ phá huỷ cấu trúc răng và lây lan sang các răng còn lại.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Điều này thường xảy ra với trường hợp răng khôn mọc lệch, cận kề, có mối liên quan mật thiết với dây thần kinh. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy mất cảm giác, tê nhẹ ở môi, đầu lưỡi, da mặt…
Hôi miệng
Lỗ hổng tạo ra ở nướu do răng khôn mọc hoặc phần lợi trùm không ôm chặt được thân răng là nơi thức ăn dễ bị giắt vào. Do đó, bệnh nhân sẽ rất dễ bị hôi miệng, mất tự tin trong giao tiếp.
Sưng và viêm loét má trong
Biến chứng này thường xảy ra với bệnh nhân có răng mọc lệch đâm ra má. Trong quá trình ăn nhai, răng sẽ cọ xát với phần má trong gây chảy máu, viêm loét, sưng đau,…
Xô lệch răng
Do mọc cuối cùng trong hàm, răng khôn thường không còn nhiều chỗ để vươn lên. Lúc này, nó sẽ có xu hướng mọc nghiêng, tạo lực đẩy đâm vào răng số 7 làm xô lệch răng trong hàm. Nguy hiểm hơn có thể làm răng số 7 lung lay dẫn đến mất răng.
Ảnh hưởng sức khỏe cơ thể
Khi mọc răng khôn, bệnh nhân sẽ bị đau nhức chân răng, sưng má, khó há miệng, có cảm giác biếng ăn. Điều này dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và các bệnh liên quan đến đường ruột…
>> BỆNH NHÂN NÀO ĐANG MUỐN XỬ LÝ CHIẾC RĂNG KHÔN HÃY TÌM HIỂU ĐỊA CHỈ NHỔ RĂNG KHÔN UY TÍN HIỆN NAY
Mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng là một trong những cách giúp bạn giảm cảm giác đau đớn và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Do đó, mọc răng khôn nên và không nên ăn gì là điều bạn nên lưu ý. Dưới đây là những gợi ý từ Nha Khoa Đăng Lưu về chế độ ăn uống khi răng khôn mọc:
Mọc răng khôn nên ăn gì?
Mọc răng khôn là thời điểm nướu và răng nhạy cảm nhất, do đó, bệnh nhân nên ưu tiên những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như:
- Các món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo thịt băm, canh, soup hoặc các loại thực phẩm có thể xay nhuyễn để giảm khả năng cọ xát. Lưu ý nên bổ sung đủ chất xơ có từ rau củ để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần có.
- Nước ép trái cây, nhất là các loại giàu vitamin C.
- Thực phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và các thực phẩm khác chưa nhiều vitamin D, giúp hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Đau răng khôn kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến câu hỏi “Mọc răng khôn nên ăn những gì?” bạn cũng cần lưu tâm xem “Mọc răng khôn không nên ăn gì” để tránh các loại thực phẩm khiến tình trạng viêm sưng trở nên nghiêm trọng hơn như:
- Thực phẩm quá cứng và dai: Các món ăn từ xương, sụn, hạt cứng… có thể làm tổn thương nướu và răng khôn mới nhú, gây xước, vỡ răng khiến chân răng đau rát, vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Các món ăn và thực phẩm cay, nóng: Khi mọc răng khôn, lớp mô nướu sưng căng và rất nhạy cảm. Bệnh nhân nên tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, khiến vùng lợi bị bỏng rát, kích ứng, sưng viêm nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn ngọt và nước uống có gas: Răng khôn mới mọc thường rất yếu và khó vệ sinh kỹ. Do đó, bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh, nước ngọt… giúp hạn chế nguy cơ sâu răng. Vì sâu răng vào giai đoạn này sẽ khiến bạn bị đau đớn hơn.
- Thực phẩm dầu mỡ: Các món ăn chiên, rán, nhiều gia vị sẽ khiến nướu bị kích ứng và làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các loại thực phẩm khác: Bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm gây đau nhức và dễ mưng mủ như: rau muống, thịt gà, gạo nếp, măng…
- Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và viêm sưng trong quá trình mọc răng khôn.
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về mọc răng khôn nên và không nên ăn gì mà bác sĩ của Nha Khoa Đăng Lưu đã gợi ý. Bạn có thể áp dụng những điều này khi gặp bất kỳ bệnh lý nào khác liên quan đến răng miệng. Hãy lưu lại và áp dụng ngay để thấy sự hiệu quả nhé.
>> CHIẾC RĂNG KHÔN CỦA BẠN MỌC LỆCH HÃY TÌM HIỂU CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN LÀ BAO NHIÊU?
Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng khôn là cuộc tiểu phẫu mang tính chất khá phức tạp. Bác sĩ với bàn tay khéo léo sử dụng máy nhổ răng hiện đại, chuyên dụng, nhằm loại bỏ răng khôn một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Trên thực tế, việc nhổ răng khôn luôn gây cho bệnh nhân cảm giác đau. Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tay nghề bác sĩ, thiết bị máy móc và cơ địa mỗi người.
Để giảm cảm giác đau đớn nhất có thể, bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ khu vực nướu trước khi nhổ. Và sau khi kết thúc quá trình này, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc giảm đau trong vài ngày để tránh ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hậu phẫu thuật.
Theo thống kê và kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa, sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ phải chịu cảm giác đau trong khoảng 2-3 ngày đầu. Tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng.
Trong trường hợp bệnh nhân vẫn thấy đau đớn sau 1 tuần nhổ răng, cơn đau ngày càng gia tăng, kèm theo đó là sưng, sốt thì khả năng bệnh nhân đã gặp phải các biến chứng hậu phẫu thuật. Lúc này, người bệnh nên nhanh chóng quay lại cơ sở y tế, nha khoa để tiến hành kiểm tra và xử lý sớm.
Ngoài việc quan tâm mọc răng khôn nên và không nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý việc ăn uống trước khi thực hiện nhổ răng khôn. Theo khuyến cáo của bác sĩ, trước khi gây tê, bệnh nhân cần ăn no, vì sau đó răng sẽ đau nhức, khó há miệng, không thể ăn uống trong nhiều giờ.
Các lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Để đảm bảo ca phẫu thuật được thành công như mong đợi, bạn nên chú tâm việc lựa chọn đúng nha khoa uy tín để thực hiện. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa các rủi ro, biến chứng hậu phẫu thuật.
Sau khi nhổ răng khôn, để hạn chế tình trạng đau nhức, nhiễm trùng, bệnh nhân cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và lưu ý những điều sau:
- Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh vào ngày thứ nhất và chườm nóng sau đó để giảm sưng. Nếu cảm giác đau không thuyên giảm, bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau.
- Nhấn và giữ nhẹ bông gạc tại vết thương để cầm máu.
- Không hút thuốc để tránh nhiễm trùng vết thương.
- Không nên khạc nhổ mạnh.
- Không dùng lưỡi hoặc các vật dụng nhọn để khui, sờ vào vết thương.
- Mọc răng khôn không nên ăn những gì thì sau khi nhổ răng khôn cũng vậy. Bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm cứng, dai, khó nuốt và các món ăn cay nóng. Đặc biệt không nên sử dụng thực phẩm dễ gây đau nhức và mưng mủ.
- Tương tự, mọc răng khôn ăn gì thì sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân cũng nên duy trì như vậy. Trong khoảng 1 tuần đầu sau khi nhổ, bệnh nhân chỉ nên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, soup…
Mọc răng khôn nên và không nên ăn gì rất quan trọng, điều này giúp bạn giảm được cảm giác viêm sưng, đau nhức và tránh một số loại vi khuẩn gây hại cho răng. Nha Khoa Đăng Lưu hy vọng bài viết này đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về chiếc răng khôn, hãy gửi đến hòm thư hoặc đến thăm khám trực tiếp tại Nha Khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Bài viết liên quan:
- Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám
- Nhổ răng khôn bao lâu sẽ lành
- Răng khôn khi nào mọc
- Quá trình lành thương sau khi nhổ răng khôn
- Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn ở người lớn