Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.6/5 - (23 bình chọn)

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành, có nhiều người trải qua quá trình mọc răng khôn khá “khổ sở”. Cơn đau nhức ở vị trí răng khôn mọc còn lan đến tận tai và đầu, thậm chí gây sốt nhẹ. Điều này đã khiến cho bệnh nhân nghĩ đến việc sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát sự đau đớn trong khoang miệng. Vậy khi răng khôn mọc gây đau nhức có được dùng thuốc giảm đau hay không?

Thuốc giảm đau được sử dụng trong nha khoa để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, loại thuốc này không được dùng quá nhiều vì có một vài tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi bị đau răng khôn, bạn đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xem xét có được dùng thuốc giảm đau hay không.

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 1
Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không*

Vì sao răng khôn mọc thường gây đau?

Cũng thuộc bộ ba răng cối lớn mọc trong cung hàm, tuy nhiên thì răng khôn khi mọc lên lại gây ra nhiều điều phiền toái hơn. Chiếc răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, ngay tại lớp nướu dày nên gây ra sự khó chịu. Thậm chí, một số trường hợp còn bị sưng má, xuất hiện sốt nhẹ, cho nên khi có dấu hiệu răng khôn mọc bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tới nha khoa để được kiểm tra, thăm khám sớm.

Trên thực tế, răng khôn gây đau không phải chỉ do vị trí mọc đặc biệt, mà nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như hướng mọc hoặc hình dạng của răng khôn, cụ thể là:

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 2
Vì sao bị đau răng khôn*

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Răng khôn mọc ngầm: Đây là tình trạng chiếc răng khôn không nhô lên trên, chúng mọc âm thầm dưới lớp nướu. Thoạt đầu, bệnh nhân cứ nghĩ bản thân không mọc răng khôn, tuy nhiên răng khôn mọc ngầm đâm vào chân răng số 7, phá hủy răng này. Khi bệnh nhân cảm thấy đau nhức ở khu vực răng số 7, 8 phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang ngay.

Răng khôn mọc lệch: Vốn dĩ răng khôn mọc lệch là do không có đủ chỗ để răng mọc lên thẳng đứng, chúng mọc nghiêng sang răng số 7 và tương tác với chiếc răng này. Răng số 7 chịu ảnh hưởng từ răng khôn cũng dễ bị sâu, gây đau đớn và khó chịu trong khoang miệng.

Răng khôn dị dạng

Hình dáng bất thường của răng khôn cũng sẽ gây đau, răng khôn quá to chèn ép lên các răng lân cận trong thời gian dài khiến cho bệnh nhân gặp nhiều phiền toái. Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn để hàm răng của bạn phát triển ổn định, không mắc phải những vấn đề đáng tiếc về sau.

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 2
Răng khôn mọc gây đau*

Lợi trùm răng khôn

Tình trạng lợi trùm răng khôn dễ nhận thấy nhất, chiếc răng khôn mọc lên nhưng phần lợi cản trở khiến nó không thể mọc lên bình thường. Phần lợi bao phủ ở trên bị răng khôn đâm vào gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Có nhiều trường hợp mảng bám tồn đọng khiến lợi sưng phồng, gây viêm nhiễm, làm cho bệnh nhân không thể ăn nhai như bình thường được.

Có thể thấy, vì những nguyên nhân trên mà khi răng khôn mọc lên, bệnh nhân bị đau nhức nhiều. Vậy nên, bệnh nhân thắc mắc mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Thật ra, sử dụng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời, không thể xử lý dứt điểm cảm giác đau khi răng khôn mọc.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không?

Với những người đang trải qua cảm giác đau đớn do răng khôn mọc thì họ chỉ muốn nhanh chóng chấm dứt cơn đau này mà thôi. Cho nên, sử dụng thuốc giảm đau là phương án được nghĩ đến đầu tiên mỗi khi bị đau răng khôn. Vậy mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên thì việc uống thuốc giảm đau phải theo chỉ định của bác sĩ chứ không thể tùy tiện sử dụng được.

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 3
Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau*

Bạn cần biết rằng, thuốc giảm đau không phải là thuốc trị bệnh, mỗi khi dùng thuốc giảm đau bệnh nhân cần phải cẩn trọng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Một vài trường hợp không dùng thuốc giảm đau như: người đang có thai, bệnh nhân bị bệnh liên quan đến gan, thận,... Bởi thuốc giảm đau có chứa một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh.

Người nào bắt buộc sử dụng thuốc giảm đau vì răng khôn gây đau nhức quá mức thì phải sử dụng đúng với liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau sẽ khiến sức khỏe bị suy yếu.

>> NGƯỜI CÓ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH NHỔ BỎ, VẬY NHỔ RĂNG KHÔN CÓ ĐAU KHÔNG?

Tham khảo thuốc giảm đau răng khôn được sử dụng hiện nay

Khi đau răng khôn, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau có kê đơn hoặc không kê đơn. Nhưng khi sử dụng phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để không gây hại tới sức khỏe. Nha Khoa Đăng Lưu sẽ cung cấp các kiến thức liên quan về thuốc giảm đau để bạn hiểu rõ sau đây:

Thuốc giảm đau không kê đơn

Paracetamol: Loại thuốc đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến ngay khi gặp đau đớn chính là Paracetamol. Bệnh nhân bị đau răng khôn dùng thuốc này để giảm cảm giác đau đớn. Paracetamol còn có công dụng hạ sốt tốt, nên sẽ kiểm soát được tình trạng sốt khi răng khôn mọc. Muốn giảm đau hiệu quả, bệnh nhân nên uống 1 - 2 viên và chỉ được uống cách 4 - 6 tiếng/lần chứ không được lạm dụng nhiều. Với phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm hãy đọc kỹ bảng thành phần hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ibuprofen: Ibuprofen là loại thuốc giảm đau, chống sưng viêm không có chứa steroid. Nhiều người sử dụng thuốc này khi bị chiếc răng khôn hành hạ. Ibuprofen được bào chế ở nhiều dạng khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng của bệnh nhân. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ không phù hợp với bệnh nhân đang dùng thuốc loãng máu, thuốc đặc trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, thuốc ức chế men chuyển,... Một vài trường hợp dùng thuốc giảm đau Ibuprofen gây kích ứng và viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ làm viêm gan, thận. Cho nên bệnh nhân phải đặc biệt chú ý khi sử dụng loại thuốc này, tránh những hệ lụy về sau.

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 4
Thuốc giảm đau không kê đơn*

Acetaminophen: Những bệnh nhân nào bị dị ứng với Ibuprofen có thể chuyển sang sử dụng Acetaminophen. Loại thuốc này có hiệu quả tương tự Ibuprofen và cũng có khả năng chống viêm trong khoang miệng. Tuy nhiên, khi sử dụng Acetaminophen, bệnh nhân phải chú ý liều lượng. Bởi nếu uống quá nhiều Acetaminophen sẽ gây ra các tổn thương đến gan, thận.

Thuốc giảm đau có kê đơn

Với những bệnh nhân có cảm giác đau răng khôn quá nặng, việc dùng thuốc giảm đau thông thường có cải thiện nhưng không đáng kể. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm đau theo toa để giúp bệnh nhân đẩy lùi được cảm giác đau nhức.

Corticosteroid: Loại thuốc giảm đau có kê đơn được sử dụng nhiều vì nó có hiệu quả trong việc làm giảm vùng sưng do răng khôn gây ra. Nhưng sản phẩm cũng có tác dụng phụ như: làm người bệnh khó ngủ, tăng cân, viêm dạ dày,... Bác sĩ thường sẽ kê thuốc ở liều thấp nhất, rồi tùy vào từng trường hợp sẽ tăng liều lên để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Opioid: Một loại thuốc giảm đau có kê đơn nữa nhưng được chỉ định dùng ngắn hạn chính là Opioid. Bởi vì trong thành phần của Opioid có chứa chất gây nghiện. Bác sĩ chỉ sử dụng nó đối với các cơn đau cấp tính, dữ dội mà bệnh nhân không thể chịu được. Bệnh nhân vừa trải qua quá trình nhổ răng khôn cũng có thể được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Nhưng khi dùng Opioid, một số bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị táo bón, buồn ngủ hoặc ngứa ngáy,...

Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 5
Thuốc giảm đau có kê đơn*

>> BẠN ĐANG MUỐN NHỔ RĂNG KHÔN NHƯNG THẮC MẮC VỀ GIÁ CẢ? THAM KHẢO: CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN

Lưu ý về việc sử dụng thuốc giảm đau răng khôn

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Câu trả lời là vẫn được dùng thuốc giảm đau nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân cần chú ý những điều sau đây khi uống thuốc giảm đau:

  • Bệnh nhân phải kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, tránh sử dụng thuốc giảm đau đã mua quá lâu, nếu thuốc bị quá hạn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thuốc giảm đau chỉ sử dụng tạm thời, không phải thuốc điều trị bệnh nên bạn không được dùng quá 7 ngày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhưng không thấy cơn đau giảm đi thì phải báo ngay với bác sĩ.
  • Bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, thuốc giảm đau lại có nhiều tác dụng phụ. Vì thế mà bệnh nhân hãy theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu thấy điều gì đó bất thường thì phải đến gặp bác sĩ.
  • Bạn đọc bảng thành phần nếu như nhận thấy bản thân có dị ứng với thuốc thì không được sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú hay đang phải điều trị bệnh lý khác thì cần thông báo để bác sĩ biết và tìm ra loại thuốc giảm đau phù hợp.
  • Chiếc răng khôn đang gây đau nhức trong khoang miệng cho nên bệnh nhân hãy tránh những món ăn quá nóng lạnh, có nguy cơ kích ứng trong khoang miệng.
  • Bạn hãy chú ý vệ sinh răng miệng để thức ăn thừa không tồn đọng trong răng khôn gây khó chịu.
  • Súc miệng với nước muối ấm, dùng thêm các sản phẩm như chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn.
Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 6
Sử dụng thuốc giảm đau răng khôn*

Một số cách giảm đau răng khôn hiệu quả tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau răng khôn, để đẩy lùi các triệu chứng không mong muốn thì bạn có thể áp dụng một vài phương pháp giảm đau hiệu quả tại nhà như sau:

  • Chườm đá lạnh: Hơi lạnh tỏa ra từ túi đá lạnh sẽ giúp cho dây thần kinh bị tê liệt tạm thời. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, tình trạng sưng má cũng thuyên giảm.
  • Dùng trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sưng nên bệnh nhân hãy pha một ly trà xanh để súc miệng. Hoặc dùng túi trà đặt lên khu vực răng khôn bị đau.
  • Dùng đinh hương: Định hương là dược liệu được dùng để giảm đau răng khôn khá tốt. Không có đinh hương tươi có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để cải thiện cảm giác đau nhức.
Tìm hiểu mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? 7
Cách giảm đau răng khôn hiệu quả tại nhà*

Ngoài ra, còn có nhiều bài thuốc dân gian khác để bạn làm giảm cơn đau khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những giải pháp tạm thời, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng khôn mọc và tìm hướng xử lý dứt điểm, tránh gây đau nhức kéo dài.

Mọc răng khôn uống thuốc giảm đau được không? Cảm giác đau răng khôn có thể được cải thiện bằng thuốc giảm đau, nhưng đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm. Bạn hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu, gặp bác sĩ và tìm ra hướng giải quyết chiếc răng khôn, loại bỏ cảm giác khó chịu trong khoang miệng.

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL