Nhổ răng khôn có đau không?

Theo dõi trên: Google New
Nghe đọc:
 
4.5/5 - (19 bình chọn)

Nhổ răng khôn có đau không? Bạn đang trong độ tuổi mọc răng khôn, khi có dấu hiệu đau nhức ở vị trí phía trong cùng thì có lẽ răng khôn đã bắt đầu xuất hiện. Vì lo lắng răng khôn gây ra các vấn đề về răng miệng nên bạn muốn loại bỏ chiếc răng này, tuy nhiên nhổ răng khôn đau không? Nhổ răng khôn ở đâu để giảm thiểu tình trạng đau nhức, đảm bảo an toàn không bị nhiễm trùng?

Nhổ răng khôn cần phải bóc tách nướu, có nghĩa là bác sĩ sẽ tác động trực tiếp lên khu vực này để đưa hết chân răng khôn ra ngoài. Chỉ nghĩ tới thôi nhiều người đã cảm thấy sợ. Nhưng sự thật thì quá trình nhổ răng khôn được kiểm soát bởi thuốc tê, một vài trường hợp sẽ gây mê. Để biết rõ hơn về việc nhổ bỏ răng khôn bạn hãy theo dõi bài viết này.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 1
Nho rang khon co dau khong*

Sự thật về những cơn đau do mọc răng khôn

Trước khi chúng ta tìm hiểu nhổ răng khôn có đau không thì hãy tìm hiểu sự thật về những cơn đau do chiếc răng số 8 này gây ra. Răng khôn mọc lên ở vị trí có lớp nướu dày, chiếc răng này to, bắt đầu nhú lên, bạn sẽ có cảm giác hơi cộm cấn và ngứa ở thời gian đầu. Sự khó chịu này sẽ kéo dài tầm 2 - 3 ngày, lặp đi lặp lại trong từng giai đoạn bởi răng khôn không mọc luôn một lần.

Hàm răng trong độ tuổi trưởng thành đã gần như hoàn thiện về cấu trúc, niêm mạc. Phần nướu dày, nên việc mọc lên của răng khôn bị ảnh hưởng, cơn đau xuất hiện, thậm chí còn gây sưng má và sốt nhẹ. Chính vì xương hàm ổn định, không còn đủ chỗ để răng số 8 mọc lên, nó đã phải mọc lệch, mọc ngầm, âm thầm hủy hoại răng bên cạnh và gây xô lệch toàn hàm răng.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 2
Sự thật về những cơn đau do mọc răng khôn*

Đó là chưa kể, răng bị giắt thức ăn, không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày khu vực này tồn đọng ổ vi khuẩn gây sâu răng. Vùng sâu răng nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng của bạn. Vi khuẩn phá hủy xương quanh răng, một vài tình huống xấu hơn tràn vào máu làm nhiễm trùng máu.

Như vậy, trong trường hợp này, nhổ bỏ răng khôn rất cần thiết để hàm răng của bạn được ổn định, loại bỏ các tác nhân gây hại. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn sau khi kiểm tra tình trạng răng khôn mọc. Việc nhổ răng dựa trên kế hoạch cụ thể, có phương án kiểm soát cơn đau sau khi loại bỏ răng khôn.

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn là một ca tiểu phẫu đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của bác sĩ. Vì tác động trực tiếp lên cung hàm nên sẽ gây đau đớn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau nhức bằng cách tiêm tê hoặc gây mê trước khi nhổ răng khôn. Nếu sức khỏe của bạn ổn định, tâm lý vững vàng thì bác sĩ sử dụng thuốc tê. Đợi cho thuốc tê bắt đầu phát huy tác dụng mới nhổ răng khôn cho nên bạn sẽ không cảm thấy đau.

Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng công nghệ nhổ răng khôn tiên tiến, giúp bạn trải qua quá trình nhổ răng một cách nhẹ nhàng. Một trong số đó chính là nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome. Lúc này, việc bóc tách nướu trở nên nhanh chóng, vết thương nhỏ, mau lành.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 3
Nhổ răng khôn đau không*

Thiết bị gây tê hiện đại không đau DentalVibe cũng tạo cảm giác thoải mái, không để lại những biến chứng. Lượng thuốc tê sử dụng vừa đủ, để khi hoàn tất việc nhổ răng khôn bệnh nhân có cảm giác trở lại. Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ cảm thấy đau, nhưng bác sĩ có kê đơn thuốc nhằm giúp bạn trải qua cảm giác này một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Quy trình nhổ răng khôn như thế nào?

Việc nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn cho bạn? Các bước nhổ răng khôn theo quy trình chuẩn diễn ra như sau:

Thăm khám và kiểm tra tổng quát

Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân đi chụp X-quang, dựa vào đó đưa ra giải pháp cho từng người. Bệnh nhân cũng cần phải tự giác khai báo về tình trạng răng miệng, sức khỏe tổng quát, để bác sĩ đưa ra quyết định có nên loại bỏ chiếc răng này hay không.

Nhổ bỏ răng khôn

Bác sĩ sẽ tiêm tê hoặc gây mê tùy vào từng trường hợp. Đa số bệnh nhân được tiêm tê rồi nhẹ nhàng tách các mô ở răng và xương. Đối với những chiếc răng mọc phức tạp, không thể nhổ một lần, bác sĩ sẽ cắt răng thành các mảnh nhỏ và gắp ra ngoài. Một vài trường hợp bác sĩ cũng chụp X-quang trong quá trình nhổ để đảm bảo không sót chân răng. Tiếp đến khâu vết thương, dùng chỉ tự tiêu hoặc là chỉ bình thường, sau 7 ngày bệnh nhân đến nha khoa để cắt chỉ.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 4
Quy trình nhổ răng khôn như thế nào*

Cầm máu

Khâu vết thương xong, bác sĩ sẽ đặt miếng bông gạc vào vị trí mới nhổ răng. Miếng bông gạc này có tác dụng che ổ răng khôn, ngăn không cho máu chảy ra. Đợi khi cục máu đông hình thành, máu sẽ không còn chảy ra nữa. Bạn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc răng miệng.

Tái khám

Nhổ răng khôn xong, đợi 7 ngày sau bạn tái khám để bác sĩ cắt chỉ, kiểm tra vết thương. Nếu như xuất hiện điều gì bất thường bác sĩ cũng sẽ xử lý sớm, tránh tình trạng để lại những biến chứng không mong muốn trên hàm răng.

Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Khi nhổ răng khôn, bạn không cảm thấy đau nhức vì có thuốc tê. Nhưng sau đó, thuốc tê hết tác dụng bạn bắt đầu có cảm giác, cơn đau xuất hiện, hãy áp dụng những cách giảm đau mà chúng tôi cung cấp ở phần sau để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Chườm đá lạnh

Cách này nên được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị sưng má và đau nhức nhiều sau khi nhổ răng khôn. Bạn cho túi đá lên mặt, áp vào phần má bên ngoài khu vực vừa mới nhổ răng khôn để các sợi dây thần kinh bị tê liệt tạm thời. Nhờ vào việc chườm đá mà cảm giác khó chịu được đẩy lùi, má giảm sưng và bạn đỡ đau nhức hơn.

Súc miệng nhẹ nhàng

Bạn súc miệng với nước sạch nhẹ nhàng, đừng dùng nước muối sinh lý vì muối sẽ làm vết thương lâu lành hơn. Bạn cũng không nên khạc nhổ mạnh, dễ làm cho cục máu đông ở vết thương bị vỡ, khiến máu tiếp tục chảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Uống thuốc giảm đau

Trong đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn đã có thuốc giảm đau, bạn chỉ cần uống thuốc đúng liều lượng cho phép và đúng giờ bạn sẽ đỡ đau nhức. Có một số người cơn đau kéo dài dai dẳng và có ý định sử dụng thêm thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, tránh để lại những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 5
Sử dụng thuốc giảm đau*

Nghỉ ngơi và đừng vận động nhiều

Ổ răng khôn đang nhạy cảm, nếu bạn vận động mạnh chúng dễ chảy máu trở lại. Vì thế hãy dành thời gian nghỉ ngơi, đợi vết thương lành hẳn đã tập thể dục. Đối với công việc nhẹ nhàng thì bạn có thể làm được ngay sau 1 - 2 ngày nhổ răng khôn. Trên thực tế, cảm giác đau sau khi nhổ răng khôn chỉ khiến bạn khó chịu nhiều nhất vào 12 giờ đầu tiên.

>> NÊN NHỔ RĂNG KHÔN Ở PHÒNG KHÁM UY TÍN, VẬY NHỔ RĂNG KHÔN Ở ĐÂU TPHCM?

Ăn cháo và thực phẩm mềm

Trước khi cắt chỉ bạn chỉ nên ăn cháo và thực phẩm mềm, chưa thể ăn các đồ cứng dai đòi hỏi vận động cơ hàm nhiều. Bạn ăn cháo có phần thịt đã băm nhuyễn, khi ăn tránh để thức ăn rơi vào vị trí mới nhổ răng. Vì thức ăn rơi vào khu vực này dễ gây ra nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành hơn.

Những món ăn chứa nhiều gia vị, đặc biệt là đồ cay nồng bệnh nhân không nên ăn. Thêm vào đó, không ăn đồ nóng lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng làm cho bạn bị đau nhức thêm.

Không sử dụng chất kích thích

Tuyệt đối không hút thuốc, không dùng bia rượu, cà phê hay nước tăng lực sau khi nhổ răng khôn. Những chất kích thích này có chứa thành phần dễ làm đau nhức và nhiễm trùng vết thương. Đặc biệt là thuốc lá sẽ gây viêm nhiễm, hoại tử xương hàm.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn như thế nào? 6
Không dùng chất kích thích*

Đánh răng nhẹ nhàng

Bạn chưa đánh răng liền được, nhưng sau 2 - 3 ngày bạn có thể đánh răng được rồi. Hãy nhớ đánh răng ở khu vực bên ngoài, dùng bàn chải mới để đánh răng, không tác động vào ổ răng khôn dễ khiến vết thương chảy máu trở lại và xuất hiện đau nhức.

Tới gặp bác sĩ nếu vết thương có dấu hiệu bất thường

Nếu như bạn chăm sóc răng miệng tốt, vết thương sớm lành lại, chỉ sau 4 - 5 ngày thì bạn đã không còn bị sưng má hay đau nhức nữa. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có cảm giác khác lạ, vết thương không lành lại, mà vùng mới nhổ răng cứ đau ê ẩm, bạn không thể tập trung làm việc được, cơn đau lan đến vùng đầu. Hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra, đừng để tình trạng này trầm trọng hơn, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

>> BẠN CÓ Ý ĐỊNH NHỔ RĂNG KHÔN THÌ HÃY TÌM HIỂU CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN HIỆN NAY

Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn không gây nguy hiểm nếu như bạn nhổ răng ở địa chỉ nha khoa uy tín, dưới sự kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Còn nếu ổ răng khôn không được xử lý tốt, quá trình chăm sóc răng miệng không chu đáo dễ xuất hiện nhiễm trùng. Bạn nhận thấy mình gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây thì có thể vết thương đã bị viêm nhiễm, cần phải đến nha khoa để xử lý gấp:

  • Tình trạng đau nhức ở khu vực nhổ răng khôn không có dấu hiệu giảm mà còn tăng thêm.
  • Bệnh nhân thấy sức khỏe giảm sút, khó thở và mệt mỏi.
  • Chảy máu quá nhiều, cục máu đông không hình thành, cảm giác khó chịu tăng dần.
  • Vùng nướu ở xung quanh sưng tấy, đỏ và đau nhức nhiều hơn bình thường.
  • Xuất hiện chất dịch mủ, hòa với máu, bệnh nhân bị hôi miệng.
  • Sưng và nổi hạch, vùng răng ở bên cạnh bị nhạy cảm, không ăn nhai như bình thường được.

Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn không gây đau quá nhiều như bạn nghĩ nhờ vào công dụng của thuốc tê. Đến với phòng khám Nha Khoa Đăng Lưu, các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa răng khôn ra ngoài nhẹ nhàng, tránh trường hợp bị kích ứng sau khi nhổ răng. Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo an toàn cho ca tiểu phẫu nên bạn cứ yên tâm.

Bài viết liên quan:

GIÚP BẠN TÌM LẠI NỤ CƯỜI KHỎE ĐẸP, TỰ TIN
LÀ SỨ MỆNH HÀNG ĐẦU CỦA NHA KHOA ĐĂNG LƯU

Tự hào là hệ thống nha khoa uy tín hơn 20+ năm thành lập với hàng ngàn nụ cười được kiến tạo thành công.

Vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form - Session All Post - DL