Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Tật nghiến răng xảy ra ở nhiều người do căng thẳng, stress kéo dài hoặc ăn uống thiếu chất. Những ai đang khổ sở vì tật nghiến răng vô thức khi ngủ thì hãy theo dõi bài viết sau. Chúng tôi giải đáp cụ thể nguyên nhân dẫn tới tật nghiến răng, hậu quả và cách xử lý nếu gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Bệnh nhân nghiến răng hầu như không hề biết mình mắc phải bệnh này. Chỉ khi người ngủ cùng phát hiện và nói thì mới biết. Nếu bản thân có tật nghiến răng, đừng chủ quan, hãy tìm cách điều trị vì nó dễ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Nội dung bài viết
Những hậu quả của tật nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng tức là hàm răng trên và hàm răng dưới cọ xát vào nhau, phát ra âm thanh. Người có tật nghiến răng khi ngủ thường không biết bản thân mắc phải tật này. Đặc biệt, trẻ em nghiến răng còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những hậu quả khi gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Dễ gây hỏng men răng
Bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các răng cọ xát mạnh với nhau. Lúc này men răng bị mòn, thoạt đầu chúng ta chưa phát hiện ra. Sau một thời gian, khi ăn nhai cảm giác ê buốt răng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Răng miệng bị nhạy cảm, bệnh nhân mới phát hiện mình bị mòn răng. Trong khi đó, răng là một bộ phận không có khả năng tự khôi phục khi đã mọc răng vĩnh viễn. Cho nên, bệnh nhân phải thực hiện các phương pháp nha khoa như bọc sứ.
Răng bị khấp khểnh, xô lệch
Người nghiến răng lâu ngày dễ gây ra hiện tượng xô lệch khớp cắn. Hàm răng bị khấp khểnh, không còn đều đẹp như trước. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn nhai. Bên cạnh đó, khuôn hàm mất thẩm mỹ, làm cho nụ cười không còn rạng ngời như trước.
Xuất hiện các cơn đau đầu, đau nhức hàm nhiều hơn
Bệnh nhân nghiến răng nhiều cũng làm ảnh hưởng tới hệ thống xương hàm. Khi thức dậy, sẽ cảm thấy cơ hàm khó chịu, thậm chí là không mở khép hàm linh hoạt được. Nghiến răng mạnh, tác động lực lên hàm răng thường xuyên cũng khiến bệnh nhân không tập trung làm việc được.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Đây là hậu quả thường gặp khi bệnh nhân nghiến răng nhiều và không tìm được hướng điều trị thích hợp. Khớp thái dương bị rối loạn sẽ dẫn đến đau đầu, mỏi mắt, đau tai. Bệnh nhân dễ nghe thấy tiếng khớp kêu mỗi khi nhai thức ăn hoặc cử động.
Có thể thấy rằng, hậu quả của tật nghiến răng khi ngủ là rất nhiều. Thói quen tưởng chừng như vô hại này sẽ để lại những vấn đề không tốt tới sức khỏe. Đó là lý do bệnh nhân cần phải tới phòng khám nha khoa để tìm được giải pháp xử lý tật nghiến răng. Cũng như tìm hiểu kỹ nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì để bổ sung cho cơ thể.
>> BẠN CÓ DẤU HIỆU ĐAU VÀ SƯNG Ở CHÂN RĂNG? CÓ THỂ ĐÃ BỊ VIÊM CHÂN RĂNG, TÌM HIỂU: NGUYÊN NHÂN BỊ VIÊM CHÂN RĂNG
Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì?
Nghiến răng là hiện tượng xảy ra trong vô thức thường xuất hiện lúc bệnh nhân ngủ. Khi nghiến răng, hàm răng trên và hàm răng dưới tiếp xúc với nhau, siết chặt, có nguy cơ làm mòn răng. Vậy nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Vấn đề nghiến răng xảy ra khi bệnh nhân thiếu một trong những chất sau đây:
Thiếu canxi
Theo nghiên cứu, trẻ em gặp phải tình trạng nghiến răng này nhiều hơn là người lớn. Những người thiếu canxi thường bị nghiến răng khi ngủ. Canxi là một chất quan trọng, nó góp phần vào sự hình thành cũng như phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể. Nếu thiếu hụt canxi, cơ thể có những biểu hiện như co giật hoặc một số hành động không kiểm soát được. Trong đó đặc biệt phải kể đến tình trạng nghiến răng khi ngủ, làm ảnh hưởng tới mặt nhai của răng.
Bạn tham khảo những dấu hiệu mà cơ thể đang cố gắng thông báo đến bạn về tình trạng thiếu canxi sau đây:
- Khó ngủ, dễ tăng huyết áp, cơ thể hay mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Dễ bị chuột rút, tay chân thường tê bì.
- Giảm tập trung.
- Răng yếu, khi cắn nhai đồ ăn dễ gãy.
- Đau đầu, loãng xương, hiện tượng căng cơ xuất hiện nhiều hơn.
- Rối loạn lo âu.
- Xương yếu, dễ gãy.
Thiếu vitamin D
Từ nghiên cứu của các trường đại học thì bệnh nghiến răng cũng có mối liên hệ với việc nồng độ vitamin D trong máu thấp. Loại vitamin này có vai trò tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất, hỗ trợ chuyển hóa xương. Trên thực tế, vitamin D có nhiều trong cá, trứng, sữa. Nhưng vitamin D tổng hợp trong thức ăn không cao, đó là nguyên nhân nhiều người thiếu hụt loại vitamin này.
Muốn bổ sung vitamin D cho cơ thể thì nên tắm nắng vào lúc sáng sớm. Lúc này tiền tố Vitamin D có trong da, dưới ánh nắng tự nhiên sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Những người thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể kiểm soát thân não khi ngủ nên cũng liên quan tới tình trạng nghiến răng.
Bạn không thể biết bản thân có đang thiếu hụt vitamin D hay không, cho nên hãy tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy mình đang bị thiếu vitamin D.
- Cơ thể thường có những biểu hiện mệt mỏi, dễ mắc bệnh cảm cúm, suy nhược.
- Hay đau lưng, đặc biệt là khu vực phần lưng dưới.
- Suy nhược cơ bắp.
- Rụng tóc nhiều dù đã thay đổi các sản phẩm chăm sóc tóc.
- Đau cơ và dễ bị chuột rút.
- Ở trẻ em còn có biểu hiện bị còi xương.
>> U MEN RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U MEN RĂNG
Thiếu Magie
Magie cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp ổn định hệ thần kinh. Bổ sung đầy đủ Magie cho cơ thể sẽ chống thoái hóa các tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, chất này cũng hỗ trợ giải quyết tình trạng đau nửa đầu, đau cơ. Giúp bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ, bệnh động kinh,... Người bị thiếu Magie có nguy cơ mắc phải tật nghiến răng khi ngủ, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái lo âu, chán ăn, nhịp tim tăng.
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu Magie đó là:
- Đau cơ, tim đập nhanh.
- Đau đầu nhiều, chóng mặt và buồn nôn.
- Dễ tăng cân.
- Ngủ không sâu, dễ tăng huyết áp và suy nhược cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng hạn chế tình trạng nghiến răng
Bạn đã biết nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì rồi, bây giờ bạn cung cấp các chất đó cho cơ thể sẽ đẩy lùi được tình trạng nghiến răng.
Bổ sung các nhóm chất cần thiết cho cơ thể
Muốn đẩy lùi tình trạng nghiến răng khi ngủ thì bạn hãy chú ý nhiều hơn đến quá trình ăn uống của bản thân. Đối với những người bị thiếu hụt canxi, vitamin D, Magie sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm suy giảm chức năng hệ thần kinh, não bộ và cơ bắp. Cho nên, cần phải chú ý bổ sung các thực phẩm giàu những chất này, giúp cơ thể đẩy lùi tật nghiến răng.
- Thực phẩm có chứa nhiều canxi: Trứng, sữa, đậu nành, bơ, cá ngừ, tôm, cua, cá, các loại hạt.
- Thực phẩm chứa nhiều Vitamin D: Những loại cá béo (cá thu, cá cam, cá ngừ, cá hồi), sữa và các loại sữa được làm từ hạt ngũ cốc.
- Thực phẩm chứa nhiều Magie: Rau xanh, các loại hạt, quả bơ, chuối, sữa chua, socola đen.
Ăn nhiều trái cây
Trái cây tươi là nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào mà bạn có thể khai thác để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Việt Nam là một quốc gia có đa dạng các loại trái cây. Bạn hãy chọn ăn trái cây theo mùa, đối với người có tật nghiến răng thì nên ăn nhiều chuối, bơ,...
Uống nhiều nước
Nhiều người không uống đủ nước nên cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Việc uống nước nhiều sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định, tăng cường trao đổi chất. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, lượng nước cần cho một ngày là 2 lít, đã bao gồm các loại nước nằm trong hoa quả, thức ăn.
Các thói quen tốt nên thực hiện khi gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ
Ngoài việc uống đủ nước và cung cấp cho cơ thể các khoáng chất thiết yếu thì để đẩy lùi tình trạng nghiến răng. Bạn hãy tạo cho mình những thói quen tốt sau đây:
Tập thể dục thể thao
Bạn nâng cao sức khỏe của bản thân bằng việc tập thể dục, để cơ thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Bởi vì stress quá mức cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Đối với người không quen vận động mạnh thì nên chọn các bài tập nhẹ nhàng.
Đi ngủ sớm, tạo cảm giác thoải mái khi nằm ngủ
Triệu chứng nghiến răng thường đi kèm với rối loạn lo âu. Cho nên, bạn hãy cải thiện chất lượng của giấc ngủ bằng việc đi ngủ sớm. Đặt chăn nệm êm ái, dùng tinh dầu để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Giữ vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng, tạo ra sự dễ chịu mỗi khi nằm.
Tắm nắng để bổ sung vitamin D
Như đã nói ở phần trên, tiền vitamin D cần có ánh sáng mặt trời mới tạo ra vitamin D cung cấp cho cơ thể. Cho nên bạn hãy dành thời gian tắm nắng buổi sáng, nằm thư giãn. Cách này cũng đẩy lùi tình trạng nghiến răng của bạn. Có một điều bạn cần lưu ý, ở Việt Nam ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia UV. Nên bạn chỉ được tắm nắng buổi sáng, tránh nguy cơ tia UV làm hại đến làn da của bạn.
Đeo máng chống nghiến răng
Những ai mắc phải tật nghiến răng mà chưa thể khắc phục được thì hãy đeo máng chống nghiến răng để tránh nguy cơ làm hại tới hàm răng của bạn. Việc nghiến răng thường xuyên mà không có công cụ bảo vệ dễ làm hỏng răng, mòn mặt nhai, răng lung lay và gãy rụng sớm.
Tránh sử dụng chất kích thích
Có một điều mà bạn không ngờ tới đó là tật nghiến răng khi ngủ còn liên quan đến việc bạn sử dụng bia rượu và thuốc lá. Cơ thể đang thiếu hụt canxi, magie và vitamin. Kèm với đó là chịu những ảnh hưởng tiêu cực đến từ chất kích thích sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Tình trạng nghiến răng càng diễn ra nhiều hơn do chất kích thích làm nhịp tim tăng gây căng thẳng, khó ngủ,...
Nghiến răng khi ngủ là thiếu chất gì? Bạn có thể đang thiếu vitamin D, canxi, Magie. Tuy nhiên, để biết chính xác hơn cũng như tìm ra hướng điều trị hiệu quả cho tật nghiến răng thì hãy đến Nha Khoa Đăng Lưu. Bác sĩ trao đổi trực tiếp với bạn, tìm phương án khắc phục, giúp bạn không còn lo lắng về vấn đề nghiến răng khi ngủ nữa.
Mỹ Hạnh.