Cắt lợi bao lâu thì lành? Vết thương sau cắt lợi chăm sóc như thế nào? Các vấn đề này được nhiều bệnh nhân quan tâm, bởi ai cũng muốn vết thương sau cắt lợi sớm lành để ăn uống và sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, khu vực cắt lợi nhanh lành lại cũng loại bỏ các vấn đề như nhiễm trùng hay đau nhức kéo dài. Cùng tham khảo thời gian lành thương sau khi cắt lợi được cung cấp trong bài viết dưới đây để biết thêm nhé.
Mỗi người sẽ có cơ chế tự lành thương riêng, có một số người chỉ sau vài ngày thì vết thương cắt nướu đã hồi phục. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân chờ đợi lâu hơn, thậm chí xảy ra một số vấn đề không mong muốn liên quan tới chế độ chăm sóc sau khi cắt lợi. Vì thế, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về quá trình chăm sóc răng miệng cũng như xem xét thời gian lành thương để sớm quay lại với nhịp sống bình thường.
Nội dung bài viết
Trường hợp nào cần phải cắt lợi?
Trước khi nói tới cắt lợi bao lâu thì lành hãy tìm hiểu các trường hợp cần cắt lợi. Không phải ai cũng được chỉ định cắt nướu, chỉ có những bệnh nhân thuộc các trường hợp sau đây mới được xem xét cắt lợi:
Cắt nướu chữa cười hở lợi
Một số trường hợp nướu phát triển mạnh, bao phủ nhiều lên thân răng, khiến cho răng nhìn ngắn hơn so với bình thường. Mỗi khi cười, nướu lộ ra nhiều, đây chính là tình trạng cười hở lợi. Thật ra, cười hở lợi có thể do bẩm sinh hoặc những biến chứng không mong muốn liên quan đến việc chỉnh nha, làm cho xương ổ răng dài hơn. Hoặc các bệnh lý răng miệng khiến nướu phát triển trùm lên thân răng.
Người có tình trạng cười hở lợi thường không tự tin, phần lợi dài ra khiến nụ cười không đẹp. Lúc này, bác sĩ chỉ định cắt bỏ phần lợi dư thừa đang bao phủ ở thân răng, làm lộ thân răng và giải quyết nhược điểm cười hở lợi cho bệnh nhân.
Cắt lợi bị viêm nhiễm
Những ai bị viêm nướu nặng, sử dụng thuốc cũng không khỏi thì bác sĩ cũng chỉ định cắt bỏ phần lợi bị viêm. Lúc này, bác sĩ cắt nướu cẩn thận bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, có gây tê để giảm đau. Việc cắt bỏ nướu bị viêm cũng là cách ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công vào cấu trúc xương hàm. Hạn chế tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng, giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái hơn.
Cắt lợi trùm
Có một vài trường hợp, lợi phát triển bao phủ lên trên răng, gây ra tình trạng lợi trùm. Vị trí thường bị lợi trùm nhiều nhất chính là răng khôn, phần lợi bao phủ đã khiến cho răng khôn không thể phát triển, chúng mắc kẹt dưới nướu, làm cho bệnh nhân bị đau đớn nhiều. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi trùm, để lộ răng khôn giúp chúng phát triển như bình thường. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ xô lệch răng hay vi khuẩn tồn đọng ở răng khôn gây nhiễm trùng và đau nhức.
Cắt nướu để răng mọc lên bình thường ở trẻ
Trong quá trình thay răng ở trẻ, nếu như nướu quá dày, làm cho răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt nướu để chúng mọc lên dễ dàng hơn. Việc cắt nướu để răng mọc bình thường ở trẻ cần phải thực hiện một cách cẩn thận, không được xâm lấn vào mầm răng đang nhô lên.
Cắt lợi phì đại bất thường do u
Có một số trường hợp phần nướu sưng to bất thường, phì đại tạo ra khối u trên răng. Lúc này không chỉ có nướu bị ảnh hưởng mà còn tác động xấu tới toàn hàm răng, dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho bệnh nhân, nhưng không phải giải pháp tối ưu. Cần phải loại bỏ khối u sớm để chúng không gây nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể.
Ngoài những trường hợp cần cắt lợi được nêu ở trên thì để sở hữu một hàm răng đẹp. Sau khi bác sĩ cắt lợi sẽ tiếp tục thực hiện một số phương pháp nha khoa khác như bọc răng sứ, tẩy trắng răng,... Giúp cho khách hàng có nụ cười rạng ngời hơn, tự tin với vẻ ngoài của bản thân mình.
Cắt lợi bao lâu thì lành?
Cắt lợi là tác động trực tiếp vào mô mềm trong khoang miệng, cắt chỉnh phần nướu dư thừa. Vì thế mà nhiều người lo lắng vết thương sau khi cắt lợi sẽ gây đau nhức. Thật ra, cắt lợi không phải là ca phẫu thuật quá nghiêm trọng, bác sĩ cắt chỉnh nướu nhanh chóng, thời gian còn tùy vào số răng cần cắt lợi. Vậy cắt lợi bao lâu thì lành? Thường thì sau 1 tuần vết thương ở vùng nướu đã lành, không còn dấu hiệu sưng to nữa. Lúc này bệnh nhân có thể ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như sinh hoạt bình thường, không còn cảm thấy đau.
Nếu bác sĩ cắt chỉnh nướu đúng cách thì sau 3 - 6 tháng, khu vực cắt lợi bình phục hoàn toàn, không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Dĩ nhiên, khả năng lành thương sau khi cắt lợi còn bị chi phối bởi sức khỏe và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người.
- Cắt lợi chữa cười hở lợi: Đây là dạng cắt lợi thẩm mỹ nên thời gian bình phục nhanh, bác sĩ sử dụng công nghệ cắt lợi tiên tiến nên tầm 1 tuần bạn đã ăn uống, sinh hoạt bình thường.
- Cắt nướu có bệnh lý răng miệng kèm theo phức tạp: Lúc này răng miệng sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục, vết thương cần phải chăm sóc cẩn thận, khoảng 2 tuần sau sẽ lành lại.
- Cắt nướu sai kỹ thuật: Nếu như bạn cắt nướu ở địa chỉ nha khoa không uy tín thì nguy cơ cao sẽ xảy ra tình trạng sưng viêm, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng. Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, nguy cơ cao dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
>> Khi bị bệnh viêm nướu, bạn đến nha khoa để điều trị bệnh viêm nướu răng nhanh chóng
Cắt lợi diễn ra như thế nào?
Bạn đã biết cắt lợi bao lâu thì lành rồi, có thể thấy quy trình cắt lợi ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lành thương. Cho nên, ngay từ đầu chúng tôi khuyên bạn hãy chọn phòng khám nha khoa đạt chuẩn để thực hiện cắt chỉnh nướu lợi. Tránh trường hợp bác sĩ có tay nghề yếu kém tác động sai kỹ thuật khiến cho nướu bị ảnh hưởng, xảy ra các biến chứng không mong muốn. Vậy quá trình cắt lợi diễn ra như thế nào là đạt chuẩn? Dưới đây là 4 bước trong tiến trình cắt chỉnh nướu mà bạn có thể tham khảo.
Kiểm tra sức khỏe
Cắt lợi được xếp vào tiểu phẫu răng miệng thông thường. Tuy nhiên, bác sĩ cũng kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân, đảm bảo không mắc các bệnh nền như máu khó đông, kiểm soát tốt tình trạng răng miệng. Sau đó, nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chí về sức khỏe, bác sĩ xác định số răng cần cắt nướu và phần nướu cắt đi.
Vệ sinh khoang miệng, gây tê
Xác định phần nướu cần cắt đi xong, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng nhằm đảm bảo không có vi khuẩn gây hại tấn công vết thương. Bác sĩ làm sạch mảng bám trên răng và dưới nướu, rồi sử dụng một lượng thuốc tê vừa đủ để kiểm soát cơn đau khi cắt nướu.
Phẫu thuật cắt nướu
Bác sĩ sử dụng tia laser để cắt nướu, tùy vào từng vị trí bác sĩ linh hoạt cắt chỉnh sao cho phù hợp, để lộ thân răng. Từ đó cải thiện tính thẩm mỹ cũng như khắc phục một số nhược điểm trước đó của tình trạng cười hở lợi, lợi trùm, lợi sưng do viêm nhiễm gây ra.
>> U men răng là bệnh gì? tìm hiểu: Cách điều trị bệnh u men răng
Hoàn thiện, tái khám
Cắt chỉnh nướu lợi xong, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, sử dụng dung dịch sát khuẩn thêm lần nữa. Tiếp đến hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Tầm 7 - 10 ngày sau, bệnh nhân quay lại phòng khám để kiểm tra mức độ lành thương và xử lý một số vấn đề phát sinh (nếu có).
Chỉ cần vài bước là bạn đã giải quyết xong tình trạng cười hở lợi, lợi trùm, lợi sưng to bất thường,... bằng phương pháp cắt lợi rồi. Trong suốt quá trình cắt chỉnh nướu lợi, bác sĩ có chuyên môn cao sẽ kiểm soát chặt chẽ tình trạng chảy máu nên bạn cứ yên tâm.
Chăm sóc răng miệng như thế nào để vết thương sớm lành?
Mức độ lành thương sau khi cắt lợi không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ mà còn liên quan trực tiếp đến sự hợp tác của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện. Trong đó có chăm sóc răng miệng sau khi cắt chỉnh nướu lợi. Cùng tham khảo cách vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống khoa học để vết thương sau khi cắt lợi nhanh lành dưới đây:
Vệ sinh răng miệng
Dù không cắt chỉnh nướu lợi thì mỗi người cũng phải có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, bởi đây là bước cực kỳ quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của mỗi người. Khi bạn cắt nướu xong, răng miệng sẽ trở nên nhạy cảm trong những ngày đầu. Thế nên, bạn phải chú ý hơn trong việc làm sạch răng miệng như sau:
- Bạn khoan hãy đánh răng vào những ngày đầu khi vết thương ở vị trí mới cắt lợi chưa lành. Thay vì đánh răng, bạn dùng nước sạch để loại bỏ vi khuẩn có hại đang tồn đọng trong khoang miệng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Tầm 2 ngày sau, bạn đánh răng được rồi, nhưng bác sĩ khuyên bạn mua bàn chải mới, không sử dụng lại bàn chải cũ để ngăn ngừa viêm nhiễm. Bệnh nhân đánh răng chậm rãi, nhẹ nhàng, không tác động lực mạnh ở vùng nướu mới được cắt chỉnh.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm sạch khoang miệng lành tính, không dùng tay sờ vào vết thương.
- Nếu thấy máu ở vết thương chảy ra, bạn dùng gạc y tế nhẹ nhàng thấm máu, không được tác động mạnh vào vết thương.
Chế độ ăn uống
Khi có vết thương trong khoang miệng bạn hãy chú ý ăn uống như sau:
- Lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ ăn, không cần phải dùng lực nhai nhiều để không gây ảnh hưởng tới vết thương.
- Ăn nhiều rau xanh, uống thêm sữa, nước ép,...
- Không ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, thực phẩm sống.
- Không ăn đồ chua, đặc biệt là những món ăn có giấm, chanh, me,... Tính axit có trong thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình lành thương.
- Tránh ăn nhiều đồ ngọt, không uống nước có gas, cà phê, bia rượu, nước tăng lực khi vừa cắt nướu.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá cũng như những chất kích thích không tốt khác. Bạn cố chấp sử dụng những chất này sẽ làm cho vết thương bị nhiễm trùng.
Cắt lợi bao lâu thì lành? Khoảng 1 tuần sau khi cắt lợi vết thương sẽ lành lại và không gây đau nhức gì trong khoang miệng nữa. Bạn hãy tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu được cung cấp trong bài viết này để giúp vết thương sớm lành lại, tránh biến chứng không mong muốn tác động xấu đến sức khỏe.