Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải

Lượt xem: 1583
Theo dõi Nha Khoa Đăng Lưu Trên: Google New

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng, nguyên nhân là do răng trẻ còn non nớt, vi khuẩn tấn công và xâm nhập rất dễ dàng, hơn nữa do trẻ còn nhỏ chưa biết tự vệ sinh răng miệng cá nhân. Bởi vậy, để trẻ có sức khỏe răng miệng tốt và có hàm răng đẹp khi lớn lên các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều tới vấn đề bệnh lý răng miệng. Đây là những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải để các mẹ lưu ý.

Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải

Bé bị viêm loét miệng

Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém. Các nốt loét to nhỏ, có màu trắng hay vàng, nếu động vào sẽ rất dễ chảy máu. 

Mọc răng sữa cũng khiến bé đau đớn và bứt rứt. Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung thêm nhiều canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng.

Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải-1
Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải

Trẻ bị viêm lợi cấp

Bệnh này thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng. Trẻ viêm lợi cấp thường sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi. Tại chỗ viêm hình thành các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.

Viêm lưỡi bản đồ mãn tính

Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi. Biểu hiện của bệnh viêm lưỡi là mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.

Bé bị tưa miệng

Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng. Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.

Sâu răng, viêm tủy răng và áp xe răng. Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua.

Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải-2
Trẻ bị tưa miệng

Bé bị viêm lợi

Dấu hiệu hơi thở hôi. Lợi chảy máu khi đánh răng. Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng. Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng. Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.

Bé mọc nanh

Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính. Nanh sữa là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Đánh răng cho bé

Mẹ nên sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng không chứa fluoride. Sau đó, thực hiện việc chải răng đều đặn, nhẹ nhàng ngày 2 lần vào sáng và tối. Nhờ vậy, nướu và răng của bé sẽ chắc khỏe hơn rất nhiều. Với những bé 1 tuổi, mẹ nên cho nước muối sinh lý lên gạc để làm sạch răng bé.

Kiểm tra răng định kỳ

Mặc dù bé còn nhỏ, nhưng mẹ đừng coi nhẹ việc khám răng định kỳ cho bé. Ngay khi bé 1 tuổi, cha, mẹ hãy đưa bé đến nha khoa để kiểm tra xem răng bé có mọc đều, bình thường hay có bị sâu răng không? Việc khám răng định kỳ này sẽ giúp bé sau này có hàm răng đều và đẹp hơn.

Những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải-3
Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 

Để răng của bé chắc khỏe, mẹ cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé, đặc biệt là canxi. Canxi sẽ giúp cho sự phát triển của hàm, răng được diễn ra thuận lợi và chắc khỏe trong suốt những năm tháng sau này. 

Không tự ý chữa bệnh về răng miệng cho trẻ

Một số mẹ phát hiện trẻ sâu răng hay viêm lợi, sưng tấy,.. liền tự ý mua thuốc hoặc chữa bệnh cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian. Điều này rất nguy hiểm, vì có thể gây nhiễm trùng vết thương. Tốt nhất, cha, mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để được điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Sau khi ăn xong, mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước sôi để nguội để làm sạch các mảng bám trong chân răng. Nhờ đó hạn chế được tình trạng sâu răng ở trẻ.

Hi vọng với bài chia sẻ trên đây của bác sĩ Nha Khoa Đăng Lưu, các mẹ đã có cơ sở và kiến thức về những bệnh răng miệng trẻ dễ mắc phải để vệ sinh răng miệng cho bé yêu một cách chính xác nhất, bảo vệ những chiếc răng xinh của con. 

Bài viết liên quan: